Hotline

0902158663
MENU
0
02/01/2024 - 9:32 AMedallyhanquoc.vn 229 Lượt xem

Bệnh tiểu đường hay Đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Việt Nam. Tuy nhiên người bệnh lại thường phát hiện muộn, khi bệnh đã gây ra những biến chứng nặng nề.

Chỉ số đường huyết GI (Glycemic index) là chỉ số đánh giá nồng độ glucose trong máu, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là đái tháo đường. Nhưng rất ít người để ý đến chỉ số này.

Tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Tăng đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

1. Có phải ăn quá nhiều đường dẫn đến tăng đường huyết?

Nguyên nhân chủ yếu của chứng tăng đường huyết là cơ thể sản xuất ra quá ít insulin. Vì thế, khó có thể xác định chắc chắn ăn quá nhiều đường dẫn đến bệnh. Chủ yếu, chế độ ăn nhiều đường làm nặng thêm tình trạng bệnh.

2. Người không bị tiểu đường có thể bị tăng đường huyết không?

Người không bị tiểu đường có thể bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, ở những người này, đường huyết tăng trên mức bình thường nhưng chưa đủ để kết luận là mắc bệnh tiểu đường. Khi không bị tiểu đường mà có lượng đường trong máu cao thì đây là giai đoạn trung gian giữa tình trạng cơ thể bình thường và bệnh lý.

3. Bệnh nhân tiểu đường có thể nhận biết mình đang bị tăng đường huyết không?

Người bị tiểu đường type 1 (phụ thuộc insulin) có thể sớm nhận biết tình trạng tăng đường huyết qua các dấu hiệu như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, buồn ngủ.... Còn người bị tiểu đường type 2 (không phụ thuộc insulin) thì khó phát hiện các dấu hiệu hơn.

4. Tăng đường huyết có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Để chữa khỏi hoàn toàn chứng tăng đường huyết cần chữa khỏi hoàn toàn nguyên nhân gây chứng này. Trong đó, nguyên nhân gây chứng tăng đường huyết chủ yếu là tiểu đường. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị để giảm hoặc hạn chế mức độ tiến triển của bệnh.

5. Có phải đường huyết càng xuống thấp càng tốt?

Đây là một quan niệm sai lầm, cơ thể chỉ ổn định khi lượng đường huyết ổn định. Nếu đường huyết xuống thấp quá mức gây hạ đường huyết - dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe.

6. Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết là thông tin quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt là nguy cơ về bệnh tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Lượng đường huyết bình thường và được coi là an toàn đạt 70mg, mức đường huyết cao là từ 181 trở lên. Chỉ số sẽ thay đổi dần vào trước khi ăn, sau ăn và phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể, cụ thể như sau:

Ở người bình thường, chỉ số đường huyết (GI) trong từng thời điểm như sau:

  • Đường huyết ở thời điểm bất kỳ < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/l).

  • Đường huyết khi đang đói < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).

  • Mức đường huyết ổn định trước khi ăn: 90 - 130 mg/ dl.

  • Đường huyết sau khi ăn < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/l).

  • Lượng đường huyết được đánh giá là bình thường sau khi ăn từ 1 - 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/ dl.

  • Đường huyết lúc đi ngủ ở mức ổn định sẽ dao động trong khoảng 110 - 150mg/ dl.

  • Chỉ số xét nghiệm HbA1C < 5,7% khi xét nghiệm máu.

Vượt qua mốc giới hạn này đồng nghĩa với việc bạn đã bị mắc đái tháo đường và có nguy cơ gặp các biến chứng như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, nhiễm trùng...

Phụ thuộc vào tình trạng, độ tuổi, bệnh lý gặp phải, mức độ biến chứng,... các chỉ số đường huyết bình thường sẽ khác nhau nhưng không quá chênh lệch. Ví dụ khi bạn xét nghiệm đường huyết, bạn có thể dễ dàng đọc được kết quả thăm khám như sau:

  • Nếu bạn xét nghiệm có mức độ đường huyết dưới 70mg/ dl (tương đương khoảng 3.9 mmol/ l) được đánh giá là hạ đường huyết.

  • Người có mức độ đường từ 70mg/ dl đến dưới 130mg/ dl (tương ứng với 4,0 - 7,2 mmol/ l) được đánh giá là có chỉ số đường huyết bình thường (khi đang đói).

  • Lượng đường huyết từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được đánh là mức chấp nhận được (xét nghiệm lúc ăn no, thường là 2 tiếng sau bữa ăn).

  • Đối với có mức độ đường huyết trên 180mg/ dl là người có đường huyết cao có thể do khả năng tiết ra insulin của tuyến tụy bị hạn chế. Để đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của cơ thể, tuyến tụy đã phải làm việc nhiều hơn dẫn đến bị quá tải. Ngoài ra, còn khiến cho mạch máu xơ cứng hay còn gọi là xơ vữa động mạch chủ.

Làm thế nào để ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường?

Làm thế nào để ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường?

7. Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường là bao nhiêu?

Tiền tiểu đường (hay tiền đái tháo đường) là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường type 2. Nếu không kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân bị tiền tiểu đường có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2.

Tiền tiểu đường thường không có dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân chỉ vô tình biết mình mắc bệnh khi khám sức khỏe và tiến hành đo lượng đường trong máu. Thông qua các xét nghiệm sau đây sẽ giúp bạn xác định chỉ số đường huyết tiền tiểu đường:

7.1. Xét nghiệm huyết sắc tố HbA1C

  • Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 3 tháng qua. Kết quả của xét nghiệm HbA1C được đưa ra dưới dạng phần trăm. Tỷ lệ phần trăm càng cao, lượng đường trong máu của bạn sẽ càng cao.

  • Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường trong xét nghiệm này là từ 5,7% đến 6,4%. Nếu kết quả dưới 5,7% là bình thường, còn từ 6,5% trở lên được chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu đang mang thai hoặc có một dạng huyết sắc tố không phổ biến thì kết quả xét nghiệm HbA1C có thể không chính xác.

7.2. Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường trong xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG)

Giá trị đường huyết được biểu thị bằng đơn vị miligam đường glucose trên mỗi decilit máu (mg/dL) hoặc milimol glucose trên một lít máu (mmol/L). Chỉ số đường huyết tiền tiểu đường sẽ được đo thông qua xét nghiệm đường huyết lúc đói. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu sau khi bạn đã nhịn ăn qua đêm hoặc ít nhất 8 giờ để đo. Kết quả như sau:

  • Dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường.

  • Từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) là chỉ số đường huyết tiền tiểu đường.

  • Từ 126 mg/dL (7,0 mmol/L) trở lên trong hai lần xét nghiệm riêng biệt được chẩn đoán bệnh tiểu đường.

7.3. Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống

Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống ít phổ biến và thường chỉ được sử dụng trong xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Bạn sẽ cần phải nhịn ăn qua đêm và sau đó uống chất lỏng có đường. Sau 2 giờ, bác sĩ lấy máu để đo chỉ số đường huyết tiền tiểu đường, tiểu đường. Kết quả cụ thể như sau:

  • Dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) là bình thường.

  • Từ 140 đến 199 mg/dL (7,8 đến 11,0 mmol/L) được chẩn đoán tiền tiểu đường.

  • 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trở lên là bệnh tiểu đường.

8. Bệnh nhân tiểu đường đường cần kiểm soát đường huyết tốt đến mức nào?

Đúng là tất cả chúng ta (gồm cả bệnh nhân và thầy thuốc) đều ao ước đường máu của bệnh nhân tiểu đường luôn ở trong giới hạn cho phép (đường máu đói = 4,4 - 7,2 mmol/L và đường máu sau ăn < 10 mmol/L) nghĩa là 100% số lần thử đều phải đạt mục tiêu này. Tuy nhiên điều này là không tưởng, chưa kể là để kiểm soát đường máu được tốt thế này thì chắc chắn bệnh nhân sẽ phải trả một cái giá khá đắt là bị “hạ đường máu” quá thấp, có thể bị hôn mê.

Vậy đường máu tốt hay xấu đến mức nào là có thể chấp nhận được?

Với sự ra đời của máy đo đường máu liên tục - CGM (Continuos glucose monitoring) đã cho chúng ta câu trả lời, đó chính là Khoảng thời gian đường máu nằm trong mục tiêu - TIR (Time In Range). Với nhữngbệnh nhân đái tháo đường thông thường thì TIR = 70% (tức có khoảng 70% thời gian trong ngày có đường huyết nằm trong ngưỡng từ 4,0 - 10,0 mmol/L) là đạt yêu cầu. Vấn đề quan trọng là 30% thời gian còn lại trong ngày thì đường máu có thể cao > 10,0 hoặc thấp < 4,0 mmol/L nhưng không được quá cao hoặc quá thấp. Cụ thể là:

  • Thời gian đường máu cao > 10 - 13,8 mmol/L không được quá 25%.

  • Thời gian đường máu rất cao > 13,8 mmol/L không được quá 5%.

  • Thời gian đường máu thấp < 4,0 nhưng > 3,0 mmol/L không được quá 4%.

  • Thời gian đường máu rất thấp < 3,0 mmol/L không được quá 1%.

9. Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

Tiểu đường là căn bệnh mạn tính diễn tiến qua nhiều giai đoạn, tốc độ nhanh chậm phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh. Các chuyên gia Nội tiết cho biết bệnh tiểu đường trải qua 4 giai đoạn:

9.1. Tiền tiểu đường:

  • Ở giai đoạn này đường huyết của người bệnh tăng vượt mức bình thường nhưng vẫn chưa đủ cao để được coi là tiểu đường.

  • Giai đoạn tiền tiểu đường thường chưa bộc lộ dấu hiệu bất thường hoặc các triệu chứng rất mờ nhạt

  • Thường được phát hiện khi kiểm tra đường huyết.

9.2. Tiểu đường:

  • Lúc này đường huyết lúc đói ở mức báo động, vượt trên 126 mg/dL. Trong khi với người bình thường, chỉ số này chỉ là 99 mg/dL và 100 - 125 mg/dL ở giai đoạn tiền tiểu đường.

  • Lúc đầu các triệu chứng có thể không xuất hiện hoặc ở mức độ nhẹ nhưng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

  • Các biểu hiện thường gặp: khát, đi tiểu nhiều, nhìn mờ, hay đói, tê, ngứa ran bàn tay, vết thương lâu lành, lở loét.

9.3. Tiểu đường có biến chứng:

  • Nếu không kiểm soát tốt, bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải các biến chứng thần kinh, tim mạch, biến chứng ở mắt, ở da,...

9.4. Tiểu đường giai đoạn cuối:

  • Ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, nhiều biến chứng xuất hiện cùng lúc với mức độ nặng làm giảm tuổi thọ người bệnh nhanh chóng.

  • Ở giai đoạn này, mục tiêu chủ yếu là điều trị các triệu chứng của biến chứng để kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

10. Làm thế nào để kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường?

Tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, tim mạch, bệnh về mắt, đột quỵ…. Vì vậy chế độ dinh dưỡng là một trong những yêu tố hàng đầu giúp kiểm soát mức độ đường huyết ổn định. Việc duy trì chế độ hợp lý chính là giải pháp để giữ sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh thật lành mạnh.

Hãy cùng áp dụng một vài thói quen có ích hỗ trợ cải thiện đường huyết ở người bệnh tiểu đường:

  • Vận động, tập thể dục vừa sức: thiền, yoga, đi bộ...

  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên trong không gian sống

  • Duy trì chế độ ăn khoa học, ưu tiên thức ăn có GI thấp.

  • Đừng quên bổ sung toàn diện với 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc mỗi ngày để chủ động kiểm soát tốt đường huyết, làm sạch mạch máu, tăng cường hệ miễn dịch... giúp bạn yên tâm tận hưởng cuộc sống cùng gia đình.

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Giải pháp toàn diện giúp kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Giải pháp toàn diện giúp kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Hãy nhớ: Những thói quen lành mạnh sẽ giúp cho lượng đường được duy trì bình thường và khá đơn giản để tiến hành. Những thay đổi mặc dù nhỏ trong việc ăn uống, tập thể dục đều đặn, đảm bảo giấc ngủ đúng mục tiêu, đúng hướng và sử dụng Tinh dầu thông đỏ Edally Pine Needle Capsule đều đặn sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết bình thường trong cơ thể. Nếu bạn hay người thân đang gặp phải vấn đề này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon