Da mặt nhiễm độc tố Corticoid là vấn đề được hình thành từ quá trình sử dụng các loại Mỹ phẩm chứa các thành phần hóa học có hại hoặc nồng độ vượt quá mức cho phép (hay còn gọi là kem trộn).
Sau một thời gian sử dụng, lượng độc tố Corticoid từ Mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng (kem trộn) sẽ dần ngấm vào sâu bên dưới da, làm tổn thương hoặc phá hủy cấu trúc tế bào. Từ đây, những vấn đề mãn tính sẽ tạo thành vòng lặp trên da.
Chính vì những lý do trên, việc nhận diện kem trộn là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và da của bạn. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nhận biết kem trộn và tránh những sản phẩm không an toàn:
Chất kem vàng nghệ, bao bì rẻ tiền, mùi kem hắc hắc, các boss giàu có, team vững mạnh thì chắc chắn là kem trộn. Cái đó xưa rồi Diễm ơi. Đọc bài viết này để cập nhập tình hình Cô Trộn-19 thế hệ mới nhé.
Lâu lâu truy cập vào các group làm đẹp mà vẫn thấy có mấy bạn up sản phẩm mình đang dùng/hoặc muốn mua lên hỏi cái này phải kem trộn không? Sau đó anh hùng hào kiệt khắp Trung Nguyên đổ về Đại hội võ lâm bàn phím. Có vài nhân vật nổi cộm như sau:
Chả hiểu sao giờ này vẫn có người không biết thế nào là kem trộn, cứ đại lý với boss là trộn hết. Mà thà giết nhầm hơn bỏ sót, cứ kem Việt Nam là tránh cho nó khoẻ.
Sau đó kèm theo một danh sách được cho là kem trộn chả biết lấy từ đâu mà truyền đi khắp trung nguyên. Rồi Tào sẽ sẵn sàng khẩu chiến, nói chuyện nặng nhẹ với bất cứ ai có ý kiến trái chiều.
Nói thật, ai cũng nghĩ như các bạn, mỹ phẩm nội địa bao giờ mới ngóc đầu lên được. Chúng ta không nên “sính ngoại cực đoan". Nếu các bạn muốn chỉ đích danh kem trộn bằng một lý luận thuyết phục hơn thì đọc tiếp nha. Muốn giúp người là phải có kiến thức, chớ nói bừa tội những người làm mỹ phẩm nội chân chính.
Mỹ phẩm cũng có cái tốt và cái xấu bạn ạ. Không phải cái nào cũng kem trộn đâu. Để biết được sản phẩm có phải kem trộn không chúng ta cần có sự hiểu biết về thành phần, về da, về quy trình skincare… (Cứ cao siêu mông lung quá, khổ nỗi không phải ai cũng biết về những thứ này ông Bị ơi).
Cho em hỏi nốt, còn cái này có phải kem trộn không ạ. (Đến đây Tào Tháo và Lưu Bị lại tiếp tục vai trò của mình). Thảo dân tin sái cổ.
Mệt nhờ, thế chính xác là phải làm sao thì mới được cho là kem trộn. Tại hạ edallyhanquoc.vn mạo muội nhập vai Gia Cát Khổng Minh giải đáp vụ này.
Nói thật khi làm việc với các nhà máy Cosmax và Coreana cũng như thực tế đi tìm hiểu một vài nhà máy gia công Mỹ phẩm tại Việt Nam, edallyhanquoc.vn mới biết thị trường kem trộn phức tạp hơn vậy nhiều. Có những sản phẩm nhìn rất trộn, bao bì trông rẻ tiền nhưng thật ra không phải trộn, do Founder mê gu sến một chín hồi ấy thôi (Đây chính là nhóm trộn trong trắng).
Ngược lại, có những sản phẩm trông bắt mắt phết, nhưng chính người chủ lại yêu cầu cho thêm Corticoid hay Thuỷ ngân… vào để có công dụng thần tốc (trộn trắng trợn là đây chứ đâu). Vậy nên có khi “chiếc áo không làm nên thầy tu". Một số dấu hiệu bên ngoài chưa chắc giúp bạn nhận định được chính xác được sản phẩm trộn hay không trộn. Và sau đây mới là “Chân ái" để nhận biết kem trộn (hoặc những mỹ phẩm không đủ điều kiện được bán ra thị trường):
Chỉ ghi thành phần bằng tiếng Việt, không kèm danh pháp quốc tế (tên gọi khoa học của thành phần được cả thế giới sử dụng). Ví dụ: kiểu chiết xuất ngọc trai, nhân sâm, thảo dược, cây phỉ, nha đam... nhưng không kèm danh pháp quốc tế thì đang làm sai với quy định của pháp luật về mỹ phẩm (Khoản C, điều 18, Thông tư 06/2017/TT-BYT. Ai quan tâm sâu thì có thể đọc cả thông tư nha, yên tâm là dễ đọc).
Có ghi thành phần bằng tiếng anh nhưng không phải danh pháp quốc tế. Kiểu Vitamin C, Vitamin B, vitamin E, AHA, BHA,...
Viết sai chính tả về danh pháp quốc tế của thành phần: Truy cập vào link này của Uỷ ban Châu Âu, Việt Nam mình đang áp dụng các quy định về Mỹ phẩm từ Châu Âu: http://bit.ly/EC-cosmetic rồi bạn gõ thử thành phần đó, nếu không ra giống 100% thì chắc chắn là sai chính tả.
Thần thánh: khoá vĩnh viễn lỗ chân lông, không trắng hoàn tiền, hết mụn vĩnh viễn, xoá nám vĩnh viễn… ờ xong tổn thương da vĩnh viễn.
Kích trắng / tắm trắng / lột da: Thôi bỏ đi. Hoặc là người chủ đi gia công theo phong trào không biết gì về mỹ phẩm, hai là người ta rắc tâm bào da bạn thiệt. Ai làm mỹ phẩm cũng biết làm da trắng nhanh đi ngược hoàn toàn với nguyên lý tự nhiên của da, chỉ có dùng những chất bào mòn da mới làm được chuyện này.
Tại viện kiểm nghiệm Pasteur, có 2 hình thức:
Kiểm nghiệm giới hạn kim loại nặng.
Kiểm nghiệm giới hạn vi sinh vật.
Những tờ giấy kiểm nghiệm các bạn đã từng thấy đa số chỉ là kiểm giới hạn vi sinh vật nên không thể xác định được thành phần gây hại. Hơn nữa, khi trả kết quả, trên phiếu có ghi rất rõ “Các kết quả thử nghiệm ghi trong phiếu này chỉ có giá trị đối với mẫu do khách hàng gửi đến.” Vậy các bạn có thực sự tin hàng loạt sản phẩm được tuồn ra thị trường có y chang như “mẫu thử” mà trước đó được kiểm nghiệm là “Đạt TCVS theo số 12:1234/abc-xyz”?
Còn giấy công bố, đồng ý nó là tấm vé thông hành bắt buộc để đưa mỹ phẩm ra thị trường. Tuy nhiên độ đáng tin cậy chỉ 50/50 thôi, vì vẫn có thể đi đường vòng để có được giấy tờ này. Nhiều nhà máy chưa đủ tiêu chuẩn sản xuất nhưng có được tấm giấy phép trong tay vẫn làm sân sau để bán dịch vụ “Làm giấy công bố mỹ phẩm".
Sau cùng nếu đạt cả ba yếu tố trên mà bạn vẫn hoài nghi thì có thể tham khảo thêm đường hướng của Brand đó. Founder/Đội ngũ bán hàng có kiến thức chuyên môn không. Nếu khi nào cũng “hoa rơi cửa phật”, cháy hàng 4 mùa, khoe tiền tìm sỉ mà lúc tư vấn cho bạn không có tí hiểu biết gì về da, về thành phần mỹ phẩm. Dạo gần đây Trộn trắng trợn lên cấp mới hơn rồi, học cả về cấu trúc da các thứ cơ, tuy nhiên khi nói thì cứ râu ông nọ cắm cằm bà kia lắm. Cộng với 3 yếu tố trên, bạn thử check lại cho kĩ xem.
Bạn cũng đừng nghĩ sản phẩm đó có công ty này nọ thì không trộn được. Nói thẳng luôn, hơn 2 triệu là có cái giấy phép kinh doanh rồi, giải thưởng hay lên truyền hình thì… là có.
Tóm lại, muốn đẹp cái thân thì phải cần đẹp cái đầu. Các bạn cũng không nên cứ mỹ phẩm Việt là tẩy chay. Tuy nhiên cũng đừng mù quáng đâm đầu vào mua mà không có sự tìm hiểu. Cứ bảo ở quê tin tức về skincare chưa phổ biến, chứ thực chất bây giờ ở đâu cũng có internet rồi, báo chí truyền thông ầm ầm về kem trộn rồi. Rồi cả những bạn ở thành phố cũng “vì yêu cứ đâm đầu" vào kem trộn cơ. Nên ăn thua nhau ở sự chủ động tìm hiểu thôi. Kem trộn sẽ không thể sống được nếu ai cũng ý thức và cả sự kiểm soát đúng mực của nhà nước nữa.
Để tránh dùng phải kem trộn thì các bạn cứ liên hệ với edallyhanquoc.vn nhé. Chúng mình phân phối 2 thương hiệu nổi tiếng được nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc, đó là Mỹ phẩm tái tạo phục hồi da chuyên sâu Edally EX và Mỹ phẩm thuần chay The Nature Book. Các sản phẩm đều có thẻ bảo hành làn da 20.000.000 vnđ/1 sản phẩm kèm theo nhé. Chúc các bạn đẹp đúng đắn và yêu đời.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com