Đột quỵ xảy ra không chọn thời gian, không chọn không gian. Theo thống kê của Viện tim mạch quốc gia, có tới 1/3 số người bị đột quỵ ở Việt Nam là người trẻ tuổi, chỉ 20% trong số đó có thể phục hồi khỏe mạnh trở lại.
Trung bình cứ 6 người thì 1 người có nguy cơ đột quỵ. Tỉ lệ người trẻ và người trung niên 40-45 tuổi chiếm khoảng 1/3. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình 2% mỗi năm. Đặc biệt, số lượng người ở độ tuổi 20, thậm chí dưới 20 tuổi cũng xuất hiện nhiều.
Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là hiện tượng mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu, hoặc khi nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn, khiến cho các mô não không nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Nếu không được xử lý thì trong vòng vài phút, não sẽ chết dần, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Có 3 loại đột quỵ thường gặp đó là:
Thống kê về tổng số ca đột quỵ trên thế giới cho thấy, đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm tỷ lệ đến 87%, cao nhất trong các loại đột quỵ thường gặp. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ xảy ra khi sự lưu thông máu trong động mạch não bị ngưng hoặc tắc nghẽn, chiếm khoảng 85% số ca đột quy. Đây là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc bị tắc nghên.
Đột ngột tê hoặc yếu cánh tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể
Lú lẫn
Khó nói hoặc khó hiểu người khác
Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp, đi lại khó khăn
Mất thị lực hoặc nhìn mờ.
Xảy ra khi động mạch bất kỳ trong não bị vỡ, khiến máu chảy ra ngoài nhu mô não, ứ đọng, làm tổn thương não. Điều này dẫn đến tình trạng các tế bào não chết đi nhanh chóng. Có 2 loại đột quỵ xuất huyết não là đột quỵ xuất huyết dưới nhện và đột quỵ xuất huyết nội sọ.
Đau đầu dữ dội
Lú lẫn
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Nhạy cảm với ánh sáng
Vấn đề về thị lực
Nôn
Biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua gần giống như các loại đột quỵ khác nhưng chỉ kéo dài trong vài phút hoặc có thể biến mất sau 24 giờ.
Các cơn đột quỵ nhỏ còn được xem là “đột quỵ cảnh báo” vì chúng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ nghiêm trọng có thể xảy ra trong tương lai gần.
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Đối với người bị đột quỵ, 6 giờ đầu (kể từ lúc xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên) được xem là “thời gian vàng” để cấp cứu và có thể hạn chế tối đa các di chứng. Mỗi giây phút trôi qua sự tổn thương não lại càng nghiêm trọng hơn. Mốc “thời gian vàng” trong cấp cứu gồm các mốc:
0 giờ: Xuất hiện triệu chứng, cần có biện pháp can thiệp.
0 - 4,5 giờ: Có thể thực hiện thông mạch hoặc dụng cụ hút huyết khối (có thể kết hợp cả 2).
4,5 - 6 giờ: Chỉ có thể thực hiện bằng dụng cụ hút huyết khối.
Nếu nghi ngờ một người bị đột quỵ, bạn cần gọi cấp cứu ngay. Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, bạn nên thực hiện các bước sau để sơ cứu cho bệnh nhân:
Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng và đầu hơi nâng cao để bảo vệ đường thở.
Kiểm tra bệnh nhân có đang thở không. Nếu không, bạn hãy thực hiện hô hấp nhân tạo,hồi sức tim phổi cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân khó thở, hãy nới lỏng hoặc cởi bớt quần áo, khăn, cà vạt.
Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
Đắp chăn để giữ ấm cho người bệnh.
Theo dõi các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu hay dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân.
Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở.
Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
Không trì hoãn việc tiếp cận cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ.
Tất cả các loại đột quỵ trên đều có một điểm chung là mất máu đến một phần não của cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Theo các chuyên gia y tế, đột quỵ xảy ra bất ngờ và có những biến chuyển vô cùng khó lường. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh đột quỵ là:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Người bệnh cần giảm chất béo, giảm mặn, giảm tinh bột, đường. Thay vào đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh, ngưng thuốc lá, rượu bia để tránh béo phì.
Tập thể dục hàng ngày: tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể: các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu cần được theo dõi và kiểm soát bằng cách tái khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để làm sạch mạch máu (mỡ máu, xơ vữa mạch máu, cục máu đông), tăng độ bền thành mạch, ngăn ngừa hình thành huyết khối, ổn định huyết áp và đường huyết…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com