Việc kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu là yếu tố then chốt để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các cách hiệu quả giúp bạn kiểm soát tình trạng tăng acid uric máu:
Acid uric là sản phẩm của quá trình phân hủy purine trong cơ thể. Bình thường, acid uric hòa tan trong máu, được lọc qua thận và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Ở người khỏe mạnh, nồng độ acid uric trong máu duy trì dưới 7 mg/dL đối với nam giới và dưới 6 mg/dL đối với nữ giới.
Bất kỳ ai cũng có thể bị tăng acid uric máu, tuy nhiên nguy cơ cao hơn ở những nhóm đối tượng như nam giới, người béo phì, thường xuyên sử dụng rượu bia, chế độ ăn giàu purine, người mắc bệnh thận, hội chứng chuyển hóa, vảy nến... Tình trạng này dễ tái phát dưới tác động của nhiều yếu tố như chế độ ăn uống không hợp lý, làm việc quá sức, nhiễm lạnh hoặc nhiễm trùng.
Tăng acid uric máu có thể diễn tiến âm thầm mà không gây triệu chứng, nhưng cũng có thể dẫn đến sự lắng đọng tinh thể urat sắc nhọn trong khớp và các mô quanh khớp, gây viêm khớp gout cấp. Ngoài ra, acid uric dư thừa còn có thể tích tụ trong thận, hình thành sỏi thận và thậm chí dẫn đến suy thận.
Bên cạnh mối liên hệ trực tiếp với bệnh gout, tình trạng tăng acid uric máu còn được ghi nhận có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều bệnh lý tim mạch - chuyển hóa khác như tăng huyết áp, rung nhĩ, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường type 2, béo phì, tăng triglyceride máu, hội chứng chuyển hóa và gan nhiễm mỡ không do rượu.
Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu purine có thể làm tăng nồng độ acid uric theo thời gian.
Thực phẩm và đồ uống giàu purine bao gồm: thịt đỏ; nội tạng động vật như gan, lòng; hải sản (đặc biệt là cá hồi, tôm, tôm hùm và cá mòi); thực phẩm và đồ uống có hàm lượng đường fructose cao; rượu (đặc biệt là bia, bao gồm cả bia không cồn)....
Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nồng độ acid uric như một tác dụng phụ, bao gồm: thuốc lợi tiểu, aspirin (ở liều thấp), một số loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị bệnh lao...
Tăng acid uric là một thuật ngữ y học hiện đại, không có tên bệnh tương ứng trực tiếp trong lý thuyết y học cổ truyền (YHCT). Nguyên tắc điều trị chính của y học cổ truyền là: kiện tỳ hóa thấp, điều hòa tỳ vị, thúc đẩy quá trình vận hóa thủy thấp trong cơ thể, thông điều thủy đạo, sơ thông kinh lạc, điều hòa khí cơ của toàn bộ cơ thể.
Tùy theo triệu chứng cụ thể, thể trạng, tình trạng lưỡi, mạch của người bệnh mà chọn thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, khu phong, thúc đẩy lưu thông máu, tiêu ứ để điều trị. Các bài thuốc như Tứ diệu hoàn, Đương quy niêm thống thang, Ngũ linh tán, Sâm linh bạch truật tán,... có thể làm giảm nồng độ acid uric và làm giảm các triệu chứng như đau khớp.
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các hợp chất tự nhiên sẵn trong dược liệu có tác dụng ức chế enzym xanthine oxidase hiệu quả cao mà ít tác dụng phụ để thay thế các thuốc hạ acid uric (khi mà các tác dụng phụ của thuốc bất lợi hơn hiệu quả hạ acid uric) là cần thiết.
Một số loại thảo dược tiềm năng có thể hạ acid uric máu (bằng cách ức chế hoạt động Xanthine oxidase của gan và điều hòa biểu hiện của chất vận chuyển urat của thận hoặc cả hai) và bảo vệ chức năng thận được nghiên cứu trên tạp chí Front. Pharmacol năm 2022 ghi nhận gồm: Tỳ giải, Hoàng cầm, Phục linh, Thiết bì thạch hộc, Chi tử, Tang diệp, Cúc hoa,... và đặc biệt là Tinh dầu thông đỏ.
Thông qua châm cứu các huyệt đạo như Trung quản, Khí hải, Tỳ du, Phế du, Phong long,... để kiện tỳ, trừ thấp, sơ thông kinh lạc. Châm cứu giúp nâng cao hiệu quả điều trị khi kết hợp với dùng thuốc bằng y học cổ truyền.
Người bệnh tăng acid uric máu nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản,bia... Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ và thực phẩm ít purin như rau tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,... Đồng thời duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá no và ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
Bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh lối sống đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa và kiểm soát tình trạng tăng acid uric máu. Người bệnh nên duy trì thói quen tập luyện thể dục đều đặn, vừa sức nhằm thúc đẩy lưu thông khí huyết, nâng cao thể trạng. Đồng thời, cần chú trọng giữ tâm trạng ổn định, tránh làm việc quá sức, căng thẳng hay áp lực tinh thần kéo dài - những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa.
Với những người đã được chẩn đoán tăng acid uric máu, bước đầu tiên là kiểm soát sức khỏe thông qua chế độ ăn uống hợp lý và thay đổi lối sống khoa học. Khi cần thiết, nên tuân thủ sử dụng thuốc hạ acid uric theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp lựa chọn phác đồ điều trị bằng Y học cổ truyền phù hợp, nhưng cần được bác sĩ chuyên khoa YHCT thăm khám, chẩn đoán và tư vấn kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
Tìm hiểu sản phẩm hỗ trợ Kiểm soát tình trạng tăng acid uric máu: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa I - Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com