Đối với người cao tuổi, khi cơ thể bị mất nước và chất điện giải thì khả năng tự điều chỉnh là rất khó khăn, dẫn đến tổn thương các cơ quan như thần kinh, làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân, chóng quên và hay cáu gắt.
Hệ miễn dịch của người cao tuổi suy giảm, sức đề kháng không còn tốt như trước, nhất là khi thời tiết đang vào hè, nắng nóng khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn. Dưới đây là một số bệnh thường gặp đối với người cao tuổi trong mùa hè và cách phòng ngừa hiệu quả:
Mùa hè người cao tuổi dễ bị tim mạch do thời tiết nóng nực, mồ hôi ra nhiều khiến cơ thể mất chất điện giải và mất nước. Mất nước và chất điện giải liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch như: tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt. Vì vậy nếu cơ thể mất nước nhẹ thì cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, bủn rủn tay chân,hay cáu gắt; nếu mất nước nhiều hơn có thể truỵ tim mạch.
Không chỉ có mùa đông người cao tuổi mới bị đau nhức xương khớp. Thời tiết khó chịu mùa hè khiến người cao tuổi mất ngủ, trằn trọc, khiến các cơn đau xương khớp trầm trọng hơn, nhất là các khớp vai gáy, khớp gối, cột sống thắt lưng, bàn chân.
Mùa hè người cao tuổi vẫn có thể bị cảm lạnh nếu sinh hoạt không theo khoa học như tắm ngay khi đi nắng về, ngủ ở phòng nhiệt độ thấp. Nặng hơn thì sẽ bị viêm phế quản, viêm phổi còn nhẹ sẽ dẫn đến các bệnh như viêm mũi, viêm họng. Vì thế, khi đi ngoài nắng nóng về nên để thân nhiệt giảm dần, nghỉ ngơi từ 15 - 30 phút mới tắm hoặc vào phòng điều hòa.
Để phòng bệnh đường hô hấp, người cao tuổi cần hạn chế uống nước đá, không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp. Bên cạnh đó, cần bù đủ lượng nước bị mất cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin từ trái cây, rau tươi để tăng sức đề kháng; hạn chế các loại nước ngọt vì sẽ làm người uống khát hơn và dễ bị viêm họng. Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến người bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch. Người cao tuổi nếu có bệnh tăng huyết áp mà bị lạnh đột ngột rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, nhức đầu, loạn nhịp tim; nặng có thể xuất huyết não, đột quỵ.
Mùa hè nắng nóng, thức ăn dễ bị hư một cách nhanh chóng nên vi khuẩn cũng dễ sinh sôi và phát triển hơn, tạo điều kiện cho các bệnh rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên hơn. Người cao tuổi ăn uống chưa hợp lý thường bị đầy bụng ăn không tiêu,chướng bụng, táo bón khiến ăn không ngon, mất ngủ kéo dài.
Đột quỵ ở người cao tuổi xảy ra vào mùa hè chiếm một tỷ lệ đáng kể do thay đổi nhiệt độ, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và nhất là ở những người có tiền sử bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglyceride), đái tháo đường...Một số dấu hiệu đột quỵ vì nắng nóng bao gồm: mặt đỏ bừng, nhiệt độ cơ thể cao, nhức đầu, buồn nôn, mạch nhanh, chóng mặt và không tiết mồ hôi mặc dù thời tiết vô cùng nắng nóng. Do đó, người cao tuổi nên hạn chế đi lại hay làm việc trong những ngày nắng nóng vào những giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, cần đội nón mũ rộng vành khi đi ngoài nắng, dùng máy điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ khoảng 26 - 28 độ C.
Mùa hè với nhiệt độ cao và độ ẩm tăng cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi. Hệ miễn dịch suy giảm, các bệnh mạn tính và khả năng thích nghi với nhiệt độ thay đổi kém hơn khiến người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nóng bức. Dưới đây là những cách phòng bệnh hiệu quả cho người cao tuổi trong mùa hè:
Người cao tuổi nên ăn đều đặn từ 4 - 5 bữa/ngày và nên ăn ít một lần để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm áp lực cho dạ dày, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Ăn nhiều thực phẩm nâng cao sức đề kháng, giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ,…. Đồng thời, người cao tuổi cần bổ sung sinh tố hoa quả, rau xanh để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.
Luôn ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không dùng thức ăn lạnh sẽ tổn hại cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó người cao tuổi có thể uống 1 - 2 ly sữa dành cho người già và nhớ là không uống sữa đặc để tránh gây táo bón.
Người cao tuổi không bị bệnh thận, tim mạch hay đường ruột có thể uống một lượng vừa phải cà phê vào buổi sáng nhưng không nên uống vào buổi chiều vì sẽ bị mất ngủ. Bên cạnh đó người cao tuổi nên hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán, nội tạng động vật hay thức ăn tươi sống.
Người cao tuổi nên tập luyện điều độ mỗi ngày ít nhất 20-30 phút/ngày các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, thể dục tay không, dưỡng sinh kết hợp hít thở sâu. Người cao tuổi không nên thực hiện những bài tập quá sức để tránh gây tổn hại cho sức khỏe.
Người cao tuổi cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm để giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó, không gian sinh hoạt của người cao tuổi cần được giữ sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế gió lùa, tránh xa các loại vật nuôi - trung gian gây các bệnh truyền nhiễm.
Người cao tuổi cần thư giãn, đi ngủ đủ giấc, đúng giờ. Đồng thời, giữ cuộc sống vui vẻ, thoải mái.
Để phòng tránh sốc nhiệt, say nắng, người cao tuổi không nên ra ngoài đường lúc trời đang nắng nóng. Người cao tuổi cũng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh thường do uống phải các loại nước giải khát kém vệ sinh, uống nước chưa được đun sôi, ăn rau sống, thực phẩm chưa nấu chín. Nước đá lạnh được nhiều người sử dụng để giải nhiệt nên các bệnh về đường hô hấp cũng thường xảy ra trong mùa này. Nhẹ có thể gây viêm đường hô hấp trên, nặng có thể viêm phế quản, viêm phổi. Một số bệnh như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản hoặc hen suyễn khi gặp nóng, lạnh đột ngột cũng sẽ tái xuất hiện.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt là người từ trên 60 tuổi trở lên, cần quan tâm chế độ dinh dưỡng đảm bảo, tránh đi ra ngoài vào thời điểm nắng nóng cao điểm trong ngày; nên tham gia các bài tập thể dục phù hợp như tập thể dục dưỡng sinh, đi bộ, chơi cầu lông, bơi… tùy theo sức khỏe. Điều chỉnh hoạt động tập thể dục ngoài trời vào thời gian hợp lý, nên tập vào buổi sáng và chiều tối để tránh các hiện tượng thay đổi đột ngột về nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà. Những người có bệnh lý nền cần tuân thủ việc sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, chủ động theo dõi sức khỏe và thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu bệnh lý, chủ động bổ sung thêm các loại Thực phẩm chức năng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Đông trùng hạ thảo và Omega-3…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp cho bạn có thêm những thông tin bổ ích về cách chăm sóc người cao tuổi vào mùa hè. Hãy chăm sóc người cao tuổi thật tốt để các cụ có sức khỏe tốt và sống vui vẻ, sum vầy bên con cháu.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com