Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về mối quan hệ giữa hạ huyết áp và bệnh Parkinson, cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.
Huyết áp (HA) là một trong những dấu hiệu sinh tồn quan trọng nhất. Huyết áp có khoảng dao động bình thường trong ngày. Ví dụ, thường huyết áp cao vào ban ngày hơn là vào ban đêm. Huyết áp cũng có thể tăng do stress. Khi đứng dậy, huyết áp thường hạ thấp nhẹ trong vài giây. Nhưng thường trở lại bình thường nhanh chóng.
Khi huyết áp không trở lại bình thường nhanh sau khi đứng dậy, thường được xem là hạ huyết áp tư thế. Dạng huyết áp thấp này xảy ra ở khoảng ½ bệnh nhân Parkinson. Thường ít gặp hơn trong giai đoạn sớm của bệnh, và xảy ra thường hơn khi bệnh diễn tiến.
Số ghi huyết áp gồm có 2 giá trị, ví dụ 120/80mmHg. Chỉ số trên là huyết áp tâm thu. Đó là huyết áp tâm thu cao nhất khi tim đập và tống máu khắp cơ thể. Chỉ số dưới là huyết áp tâm trương. Đó là huyết áp thấp nhất khi tim dãn ra giữa các nhịp đập. Hạ huyết áp tư thế được định nghĩa là sự giảm huyết áp tâm thu ít nhất 20mmHg hoặc giảm huyết áp tâm trương ít nhất 10mmHg trong vòng 3 phút sau khi đứng.
Người bệnh hạ huyết áp tư thế có thể có nhiều triệu chứng khi đứng dậy, bao gồm:
Cảm giác nhẹ đầu
Choáng váng
Yếu tay chân
Mệt mỏi
Buồn nôn
Nhìn mờ
Giảm trí nhớ, nhận thức
Cảm giác chân bó chặt
Đau đầu hay đau cổ lan vai (hay còn gọi là đau kiểu mặc áo khoác)
Một trong những nguy hiểm của hạ huyết áp tư thế là có thể gây té ngã. Hạ huyết áp đôi khi có thể nặng đến nỗi có thể gây ngất xỉu và mất ý thức (bất tỉnh).
Vào sáng sớm
Trong thời tiết nóng
Sau bữa ăn (đặc biệt sau bữa ăn no)
Sau khi uống rượu
Sau khi đi tiểu hoặc đại tiện
Trong khi vận động thể lực
Một vài thuốc điều trị bệnh Parkinson có thể gây ra hoặc làm hạ huyết áp tư thế nặng thêm. Những thuốc này bao gồm levodopa và các thuốc tương tự. Nhưng ngay cả khi không điều trị thuốc trong bệnh Parkinson thì người bệnh vẫn có thể hạ huyết áp tư thế. Những thuốc điều trị tăng huyết áp và các thuốc khác cũng có thể gây hạ huyết áp tư thế ở người bệnh Parkinson.
Người bệnh Parkinson nên ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức khi có triệu chứng hạ huyết áp tư thế. Việc này có thể làm triệu chứng biến mất. Ngoài ra, người bệnh Parkinson có thể thực hiện một số động tác (theo hình minh họa) để vượt qua triệu chứng hạ huyết áp tư thế như:
A. Tạo nấm đấm
B. Bắt chéo chân
C. Ngồi xuống và và chéo chân
D. Nhón ngón chân
E. Cúi người ra trước
F. Tư thế ngồi xổm
G. Để chân trên một dụng cụ hoặc trên ghế
H. Ngồi ở tư thế gối - ngực (giống tư thế khi máy bay rơi)
I. Nằm xuống và nâng cao hai chân
Người bệnh Parkinson có thể thử nhiều cách khác nhau giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế, cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của người chăm sóc.
Uống nhiều nước; Uống 250 - 500 ml nước nhanh trong vòng 3 - 4 phút. Làm điều này đầu tiên ngay khi thức dậy nếu những triệu chứng xảy ra khi bước ra khỏi giường hoặc vào buổi sáng.
Giảm thiểu hoặc tránh uống rượu.
Đứng dậy chậm và đứng yên khi cảm thấy choáng váng hoặc nhẹ đầu.
Tránh đứng yên hoặc nằm ở tư thế đầu bằng trong thời gian dài.
Tránh tiếp xúc nhiều với môi trường nóng, như bồn tắm nóng, nhà tắm hơi…
Nâng đầu giường khi nằm bằng cách sử dụng chêm dưới đầu giường.
Tăng lượng muối trong chế độ ăn (nếu người bệnh không có huyết áp quá cao).
Chia bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn.
Mang vớ ép đàn hồi hoặc nẹp bụng. Tốt nhất là mang vớ ép áp lực đi từ chân đến hông hoặc bụng.
Người bệnh Parkinson nên thảo luận các thuốc điều trị cùng bác sĩ. Một vài thuốc cần phải dừng lại hoặc giảm đi.
Một vài thuốc có thể hữu ích trong điều trị hạ huyết áp tư thế trong bệnh Parkinson. Những thuốc này bao gồm fludrocortisone, midodrine, và droxidopa. Những thuốc này có thể sử dụng một mình hoặc sử dụng phối hợp. Liều thuốc có thể được điều chỉnh để giúp ngăn ngừa huyết áp hạ xuống quá thấp. Cần lưu ý là phải theo dõi để đảm bảo huyết áp không quá cao khi nằm.
Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các loại Thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ ổn định huyết áp như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm, Omega-3 và Đông trùng hạ thảo.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Lưu ý: Những động tác trên đây nên được thực hiện tùy theo khả năng của từng người bệnh, và rất nên thận trọng ở những người bệnh Parkinson có nguy cơ té ngã cao.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com