Tuy nhiên, nếu rơi vào tình trạng huyết áp thấp, bạn sẽ cần sớm được chăm sóc và chữa trị hiệu quả. Điều này giúp hạn chế rủi ro phát sinh những biến chứng ngoài mong muốn, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là gây tử vong.
Bệnh huyết áp thấp là tình trạng áp lực vận chuyển máu của tim thấp hơn so với chỉ số huyết áp trung bình (khoảng 120/80mmHg). Đây có thể dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề nguy hiểm xảy ra ở tim, thận, tuyến giáp và hệ thần kinh thực vật… Lúc này, các mao mạch có thể co lại, khiến thể tích máu của người bệnh giảm nghiêm trọng.
Huyết áp thấp qua trung gian thần kinh là tình trạng tụt huyết áp xảy ra khi bạn đứng quá lâu một chỗ, đây là một trong những dạng huyết áp thấp phổ biến, đặc biệt thường gặp ở thanh thiếu niên.
Nguyên nhân là do những rối loạn dẫn truyền giữa tim và não. Ở những người bị tụt huyết áp qua trung gian thần kinh, tâm thất trái lại gửi tín hiệu sai lệch về não rằng huyết áp đang quá cao, chứ không phải quá thấp. Kết quả là não chỉ huy tim giảm nhịp xuống, khiến huyết áp giảm hơn nữa, dẫn tới tăng ứ máu ở chân, giảm khả năng bơm máu lên não dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.
Để tránh tình trạng huyết áp thấp qua trung gian thần kinh, bạn nên hạn chế đứng yên một chỗ lâu, khi đứng nên cử động chân nhẹ nhàng.
Huyết áp là lực tác động của máu lên thành động mạch, chỉ số này sẽ khác nhau ở mỗi người và có thể biến động theo trạng thái hoạt động, tâm lý nhưng thường duy trì quanh 120/80mmHg. Nếu chỉ số huyết áp dưới 90/60mmHg thì được coi là bị huyết áp thấp (chỉ số huyết áp thấp).
Thực tế, bác sỹ sẽ không quan tâm đến huyết áp thấp nhất là bao nhiêu mà quan trọng hơn là phát hiện sớm được ngưỡng huyết áp nguy hiểm và các triệu chứng đi kèm để có hướng điều trị phù hợp, nhanh nâng huyết áp lên vì nếu huyết áp càng thấp sẽ càng nguy hiểm, tăng nguy cơ bị sốc, đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong cho người bệnh.
Bởi vậy, thay vì lo lắng huyết áp thấp nhất là bao nhiêu thì bạn nên theo dõi huyết áp của mình thường xuyên, ngay khi thấy huyết áp dưới 90/60 cùng các dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… thì hãy điều trị sớm để duy trì mức huyết áp an toàn.
Huyết áp thấp có chữa được không là băn khoăn không chỉ của riêng bạn mà của tất cả những ai khi mắc phải căn bệnh này. Bởi lẽ, bệnh dù không biểu hiện quá rầm rộ, nhưng các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng… lại rất dai dẳng, hay tái phát, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Theo các chuyên gia, huyết áp thấp có thể chữa khỏi được nếu điều trị sớm, đúng cách và điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều trường hợp bị tái phát bệnh dù trước đó đã điều trị ổn định, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lối sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày thiếu khoa học, chẳng hạn như: Ăn không đủ chất, uống ít nước, nghỉ ngơi không đủ, ít tập luyện thể thao, hay căng thẳng tinh thần…
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho huyết áp thấp tái phát nữa là do thiếu kiên trì, đa phần người bệnh thường bỏ dở quá trình điều trị dù chưa đủ thời gian liệu trình vì chủ quan cho rằng bệnh không đáng lo ngại.
Do đó, muốn điều trị dứt điểm huyết áp thấp thì bản thân người bệnh không nên chủ quan, khi có các dấu hiệu của bệnh nên đi khám để chữa trị ngay, đồng thời chú ý ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để ngăn bệnh tái lại.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt để kích thích cơ thể tăng tạo máu như thịt bò, rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, hải sản có vỏ, đậu, trái cây tươi…
Ăn mặn hơn để giúp tăng huyết áp, nhưng không nên tiêu thụ quá 5g muối/ngày.
Uống nhiều nước, lượng nước cần bổ sung tùy theo cân nặng nhưng tối thiểu là 1.5 - 2 lít/ngày, và không sử dụng rượu bia để hạn chế bị tụt huyết áp do mất nước.
Ăn uống điều độ, chia bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính như trước đây, điều này sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Không nên thay đổi tư thế đột ngột, khi đang nằm hoặc ngồi mà muốn đứng lên thì hãy thực hiện từ từ để tránh bị hạ huyết áp tư thế.
Không nên tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng lâu.
Cố gắng ngủ đủ giấc, bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng tinh thần hoặc suy nghĩ nhiều.
Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, chạy, yoga… ít nhất 30 phút/ngày sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và ổn định huyết áp.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Nhân sâm, Hồng sâm, Hắc sâm và Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc.
Hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng chỉ huyết áp cao mới gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, người bệnh huyết áp thấp cũng có nguy cơ đối mặt với biến chứng nguy hiểm này. Thống kê cho thấy, khoảng 10 - 15% số trường hợp đột quỵ não có liên quan đến huyết áp thấp.
Khi huyết áp giảm, máu sẽ khó lưu thông hơn, làm giảm lượng máu cung cấp cho các cơ quan. Bộ phận chịu ảnh hưởng sớm và rõ ràng nhất là não bộ vì nằm ở cao nên cần áp lực bơm máu lớn hơn nơi khác.
Não bị thiếu máu, giai đoạn nhẹ chỉ gây chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, đau đầu, mất tập trung…, nhưng nếu kéo dài lâu có thể gây biến chứng nặng nề hơn như cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc tai biến mạch máu não.
Nhất là khi tụt huyết áp đột ngột và quá mức, não thiếu oxy nghiêm trọng rất dễ dẫn đến cơn đột quỵ, đặc biệt là trong những ngày trời nắng nóng, cơ thể bị mất nước khiến máu cô đặc, nguy cơ tai biến càng lớn.
Tưởng chừng đơn giản nhưng theo số liệu thống kê có tới 5 - 7% dân số thế giới mắc chứng huyết áp thấp và đang phải đối mặt với rất nhiều biến chứng do căn bệnh này gây ra, chẳng hạn như: Suy tim, nhồi máu não, teo não, nhũn não,… Để kiểm soát bệnh hiệu quả, việc đầu tiên cần làm đó chính là xác định nguyên nhân huyết áp thấp.
Tim là cơ quan chủ chốt đóng vai trò co bóp tạo ra lực đẩy để đưa máu lưu thông khắp cơ thể. Bởi vậy, những bệnh lý tim mạch làm giảm khả năng bơm máu của tim như suy tim, hẹp/hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhịp tim chậm, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,… đều có thể gây huyết áp thấp.
Thiếu máu do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, mất máu sau phẫu thuật, chấn thương... khiến lưu lượng tuần hoàn bị giảm sút và hệ quả tất yếu là huyết áp thấp.
Thường gặp ở những người bị sốt cao, tiêu chảy kéo dài, nôn ói, tập thể dục hoặc làm việc gắng sức dưới thời tiết nắng nóng gây đổ nhiều mồ hôi.
Khi mang thai hệ tuần hoàn của người mẹ phát triển mở rộng làm hạ huyết áp, đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Tình trạng này sẽ tự cải thiện dần cho đến khi sinh, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh kéo dài trong suốt thời gian nuôi con nhỏ.
Huyết áp của cơ thể chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nồng độ một số hormon trong máu, chẳng hạn như hormon aldosteron gây giữ muối, nước làm tăng huyết áp, ngược lại progesteron làm giãn mạch dẫn đến hạ huyết áp. Do vậy, một số bệnh lý nội tiết làm rối loạn quá trình sản xuất hormon của cơ thể như suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, tiểu đường,… cũng có khả năng gây ra tình trạng huyết áp thấp.
Một số loại thuốc tây có thể gây tác dụng không mong muốn làm hạ huyết áp trong thời gian điều trị, nhưng tình trạng này có thể tự chấm dứt sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Đây là dấu hiệu huyết áp thấp thường gặp nhất và xuất hiện sớm ở hầu hết người bệnh. Nguyên nhân là do áp suất của máu trong lòng mạch giảm dẫn đến giảm lượng máu lên não, não bộ thiếu oxy gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng ngất, xây xẩm mặt mày. Tình trạng này hay xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy quá nhanh hoặc vào sáng sớm khi mới ngủ dậy.
Huyết áp thấp sẽ làm giảm khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể, các cơ quan không nhận đủ máu giàu oxy và dinh dưỡng cần thiết khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng.
Các tế bào não không thể duy trì được hoạt động bình thường do thiếu máu nuôi dưỡng, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ, khiến bạn rất mau quên, hay bị phân tâm, lơ đãng, không thể chú tâm vào học tập hay công việc.
Bên cạnh hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi, người bệnh huyết áp thấp cũng hay bị đau đầu, giảm thị lực, khó ngủ, đêm trằn trọc, ngủ không sâu giấc nhưng ngày lại uể oải, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật do giảm tuần hoàn máu não.
Huyết áp giảm khiến tim phải tăng cường hoạt động để bù đắp sự thiếu hụt máu đến các cơ quan, gây ra tình trạng tim đập nhanh, trống ngực, thở gấp, khó thở, dễ hụt hơi khi vận động.
Máu lên não kém sẽ gây cảm giác nôn nao, khó chịu. Mặt khác, hệ tiêu hóa nhận được ít máu hơn, nhu động ruột yếu khiến hoạt động tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém hiệu quả, điều này cũng làm tăng thêm triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, ăn uống không ngon miệng,…
Giảm lưu lượng máu dưới da chính là nguyên nhân khiến người bệnh huyết áp thấp gặp phải chứng chân tay lạnh, sợ lạnh, da xanh xao, tái nhợt.
Huyết áp được gọi là thấp khi chỉ số đo được ≤ 90/60 mmHg. Với những người huyết áp thấp cơ địa, huyết áp luôn dưới 90/60mmHg nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng gì thì không cần điều trị.
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
Mệt mỏi, đuối sức.
Buồn nôn, nôn.
Da xanh xao, chân tay lạnh.
Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ.
Khó tập trung, mau quên.
Tim đập nhanh, hay hụt hơi.
Nhìn mờ, giảm thị lực.
Ngất xỉu.
Đây là hậu quả khá phổ biến xảy ra khi huyết áp giảm quá mức, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy đột ngột khiến người bệnh rơi vào trạng thái choáng váng, xây xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng, ngất xỉu và mất ý thức tạm thời. Ngất xỉu trong lúc đang lái xe, làm việc trên cao, vận hành máy móc đặc biệt nguy hiểm, làm tăng nguy cơ gặp chấn thương, tai nạn nghiêm trọng.
Huyết áp thấp khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả chuyện vợ chồng. Bên cạnh đó, lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là những nơi xa tim như bộ phận sinh dục giảm. Điều này khiến cho âm đạo teo khô, tiền mãn kinh sớm, gây đau rát khi quan hệ và giảm khả năng cương cứng ở nam giới.
Tuần hoàn máu lên não kém, các tế bào thần kinh thiếu nuôi dưỡng lâu ngày nhanh chóng bị tổn thương, thoái hóa và chết đi không hồi phục. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm trí nhớ, tập trung mà có thể dẫn đến teo não, nhũn não, sa sút trí tuệ…
Lưu lượng máu đến mọi cơ quan đều giảm sút, thận thiếu máu dẫn đến rối loạn hoạt động, không thể thực hiện chức năng lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài. Tim phải co bóp nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu máu của cơ thể, lâu ngày trở nên phì đại gây suy tim, rối loạn nhịp tim và nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim.
Huyết áp thấp làm giảm tốc độ lưu thông của dòng máu, máu bị ứ trệ trong lòng mạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu cầu và các tế bào máu tập trung đến hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển lên não gây tắc mạch dẫn đến đột quỵ não hoặc tới mạch vành tim gây cơn nhồi máu cơ tim cấp đe dọa tính mạng. Người bệnh có thể tử vong trong vài giờ nếu không được xử lý kịp thời.
Sốc là tình trạng cấp cứu nguy hiểm, xảy ra khi huyết áp tụt đột ngột khiến tất cả mô, cơ quan trong cơ thể thiếu máu nghiêm trọng, người bệnh rơi vào trạng thái da xanh tái, vã mồ hôi, thở nông, mạch nhanh yếu, mất ý thức, bất tỉnh và tử vong nhanh chóng.
Cách nhận biết để phân biệt các dấu hiệu của huyết áp thấp và thiếu máu não:
Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể và góp phần tạo nên huyết áp, bởi vậy huyết áp chính là thông số quan trọng phản ánh chức năng tim đang tốt hay kém. Bất kỳ một sự biến động nào dù là huyết áp thấp hay huyết áp cao thì tim luôn là cơ quan đầu tiên phải chịu tổn thương nhiều nhất.
Rối loạn nhịp tim.
Suy tim.
Thiếu máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim.
Thời tiết nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn gây mất nước, điện giải và làm giảm thể tích máu. Nếu không bù đắp đủ sẽ dẫn đến tụt huyết áp đột ngột. Tụt huyết áp thường xuyên kết hợp với môi trường oi bức cũng là yếu tố khiến người bệnh huyết áp thấp bị kiệt sức, suy nhược cơ thể.
Tụt huyết áp khiến dòng máu lên não đột ngột giảm mạnh, trường hợp nhẹ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng. Huyết áp hạ càng thấp có thể gây ngất xỉu, mất ý thức tạm thời. Người bệnh dễ gặp tai nạn, chấn thương nếu xảy ra trong lúc lái xe, leo trèo trên cao…
Tụt huyết áp quá mức khiến các tế bào thần kinh không nhận đủ lượng oxy cần thiết, kết hợp với mất cân bằng điện giải trong cơ thể do đổ mồ hôi nhiều, gây rối loạn hoạt động điện não tạm thời, tế bào thần kinh phóng điện quá mức làm xuất hiện cơn co giật.
Theo thống kê, tỷ lệ số ca tử vong do đột quỵ não có xu hướng tăng cao hơn trong các tháng mùa hè và tập trung chủ yếu vào một số nhóm đối tượng chính, đặc biệt là người có bệnh lý nền huyết áp thấp. Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định, huyết áp giảm thấp làm hạn chế dòng máu lên não, nhất là khi tụt huyết áp sâu và kéo dài khiến não thiếu oxy nghiêm trọng. Kết hợp với thời tiết nắng nóng làm mất nước, máu cô đặc, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não, dẫn đến cơn đột quỵ.
Chỉ số huyết áp giảm xuống mức quá thấp, mọi cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt máu nghiêm trọng, không thể duy trì chức năng cơ bản có thể gây ra tình trạng sốc tuần hoàn (trụy tim mạch) với các biểu hiện như vã mồ hôi, da tím tái, mạch đập yếu, thở nông, ngất, mê sảng… Người bệnh nhanh chóng tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Dùng nhiều muối hơn khi chế biến thức ăn, vì ăn mặn giúp tăng huyết áp, tuy nhiên nếu bị bệnh tim, bệnh thận thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu.
Lựa chọn thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt tốt cho máu như thịt bò, thịt gia cầm, bí đỏ, rau lá màu xanh đậm, cá hồi, ngao sò, trái cây, đậu nành…
Chế độ ăn nên cắt giảm các thực phẩm giàu carbohydrate như gạo trắng, khoai tây, bánh mì… vì tiêu thụ nhiều tinh bột chưa tinh chế có thể gây hạ huyết áp sau ăn.
Hạn chế các thực phẩm làm giảm huyết áp như cần tây, cà chua, táo mèo, mướp đắng, sữa ong chúa, hạt dẻ nướng, dưa hấu…
Uống nhiều nước, khoảng 10 cốc nước mỗi ngày.
Tránh xa rượu, bia, đồ uống có cồn vì gây mất nước trong cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn, người suy nhược cơ thể nên ăn nhiều bữa nhỏ 5 - 6 bữa/ngày, bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ để giúp tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giảm cảm giác chán ăn.
Sử dụng các sản phẩm tốt cho người bị huyết áp như Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally và Hồng Sâm Linh Chi Edally hàng ngày giúp thông huyết mạch, cân bằng huyết áp, thải độc cơ thể, đánh tan các cục máu đông, mảng xơ vữa, mỡ máu, ốn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa tai biến, đột quỵ…
Mất nước, ngay cả trong trường hợp nhẹ đều có thể làm giảm huyết áp. Bởi vậy, điều quan trọng đầu tiên là bạn nên uống nhiều nước, hãy đảm bảo cơ thể nhận đủ tối thiểu 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày (khoảng 8 - 10 cốc) để giữ huyết áp luôn ổn định.
Huyết áp thấp có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu máu. Do đó, bạn nên chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là từ những thực phẩm bổ máu như thịt bò, thịt gà, bí đỏ, rau ngót, cải xoong, đậu nành, hải sản có vỏ…
Hiện tượng hạ huyết áp thường xuất hiện sau khi bạn ăn quá no. Do đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa tiêu thụ một lượng thực phẩm ít hơn nhưng thay vì ăn 3 bữa như bình thường thì có thể tăng lên thành 5 - 6 bữa/ngày.
Ăn mặn thường xuyên giúp cải thiện mức huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện vì chế độ ăn dư thừa muối có thể ảnh hưởng đến chức năng của tim và thận.
Sử dụng đồ uống có cồn sẽ khiến bạn bị mất nước, dẫn đến giảm huyết áp. Rượu bia còn gây giãn mạch ngoại vi tạm thời, đây là nguyên nhân làm tụt huyết áp đột ngột. Bởi vậy, người bị huyết áp thấp cần tránh sử dụng rượu bia.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Y khoa Anh, uống 1 ly trà cam thảo vào buổi sáng giúp làm tăng mức huyết áp vì chất acid glycyrrhizinic trong rễ cam thảo có khả năng kích thích sản sinh hormone điều hòa muối nước, làm co mạch máu và tăng giữ nước trong cơ thể.
Cà phê cũng có tác dụng nâng huyết áp, nhưng để tránh bị mất ngủ, bạn chỉ nên dùng tối đa 1 - 2 ly cà phê/ngày, và không uống vào buổi tối.
Nếu bạn bị bệnh huyết áp thấp, vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH qua Hotline 0902.158.663 để được chuyên viên tư vấn cụ thể.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com