Hotline

0902158663
MENU
0
05/02/2025 - 10:00 PMedallyhanquoc.vn 171 Lượt xem

Dây thần kinh mặt (Dây VII) là dây thần kinh chi phối vận động cơ mặt và vùng cổ, thực hiện các động tác nhăn trán, nhắm mắt, hỉnh mũi, cười, huýt gió, phồng má,... các biểu cảm cảm xúc tinh tế được thể hiện qua từng thớ cơ nhỏ trên mặt đều được thần kinh này điều khiển.

Ngoài ra dây thần kinh VII còn chi phối cơ vùng tai giữa liên quan đến bộ phận tiếp nhận âm thanh và đảm nhiệm cảm nhận vị giác ở 2 / 3 trước lưỡi (vị mặn và ngọt là chủ yếu).

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên - Nhận biết sớm, điều trị kịp thời, hạn chế di chứng

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên - Nhận biết sớm, điều trị kịp thời, hạn chế di chứng

1. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là gì?

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là tình trạng tổn thương dây thần kinh VII (thần kinh mặt), gây yếu hoặc liệt các cơ ở một bên mặt, dẫn đến khuôn mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt và giao tiếp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên, cao tuổi và những người có bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn não.

2. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Bệnh liệt mặt ngoại biên là bệnh lý tổn thương đường dẫn truyền ngoại biên của dây thần kinh VII, có hai nhóm nguyên nhân chính:

Nguyên phát: do mạch máu nuôi của dây thần kinh bị co thắt gây thiếu máu cục bộ, phù, chèn ép dây thần kinh. Các trường hợp liệt tự phát thường tiến triển cấp tính có liên quan đến yếu tố lạnh.

Thứ phát: Sau nhiễm siêu vi (thường gặp là Zona vùng hạch gối), chấn thương gây vỡ xương đá (vùng trong tai), u chèn ép, tổn thương thần kinh do đái tháo đường, các bệnh lý tự miễn, liệt dây VII xuất hiện khi thai trên 6 tháng (do phù, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và rối loạn chuyển hoá vitamin, tiên lượng tốt sau khi sinh)

Những nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thần kinh VII ngoại biên là:

Nhiễm virus: Một số virus như herpes simplex (HSV-1), varicella-zoster (zona thần kinh), Epstein-Barr có thể gây viêm và sưng dây thần kinh VII, dẫn đến liệt mặt.

Nhiễm lạnh đột ngột: Tiếp xúc với gió lạnh mạnh, điều hòa nhiệt độ thấp hoặc tắm nước lạnh vào ban đêm có thể làm co thắt mạch máu nhỏ, gây thiếu máu cục bộ và tổn thương dây thần kinh VII.

Rối loạn tuần hoàn não: Nhồi máu não nhỏ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch có thể làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh VII, ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ mặt.

Viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng: Viêm tai giữa, viêm xương chũm hoặc nhiễm trùng vùng nền sọ có thể lan sang dây thần kinh VII và gây liệt mặt.

Bệnh lý tự miễn: Một số rối loạn miễn dịch như hội chứng Guillain-Barré có thể gây tổn thương hệ thần kinh, bao gồm dây thần kinh VII.

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp có thể do chấn thương vùng đầu, u não chèn ép dây thần kinh VII hoặc các nguyên nhân chưa rõ ràng.

3. Triệu chứng của liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh trong vòng 24-48 giờ. Người bệnh thường có các triệu chứng rõ ràng, dễ nhận biết:

  • Mất nếp nhăn trán ở bên bị liệt.

  • Mắt nhắm không kín, dấu Charles Bell (+) (khi nhắm mắt, nhãn cầu di chuyển lên trên).

  • Nhân trung lệch về bên lành.

  • Miệng méo, cơ mặt xệ xuống.

  • Uống nước bị chảy ra khóe miệng, thức ăn dễ bị đọng lại trong má.

  • Mất cảm giác vị giác ở 2/3 trước lưỡi bên bị liệt.

  • Có thể kèm theo đau tai hoặc ù tai nếu nguyên nhân do nhiễm virus.

Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng co cứng cơ mặt, méo miệng kéo dài hoặc yếu liệt tồn tại dai dẳng. Nếu thấy những triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp, quan trọng hơn là phân biệt liệt liệt mặt ngoại biên với dấu hiệu tổn thương thần kinh trung ương trong bệnh cảnh đột quỵ.

4. Điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên như thế nào?

Việc điều trị cần được thực hiện sớm để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

4.1. Cách điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng Y học hiện đại:

Sử dụng thuốc:

  • Corticosteroids: Giảm viêm, giảm phù nề thần kinh.

  • Thuốc kháng virus (nếu nguyên nhân do nhiễm virus, đặc biệt là herpes hoặc zona).

  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12): Hỗ trợ tái tạo dây thần kinh.

  • Thuốc giãn mạch, cải thiện tuần hoàn não, giúp tăng cường lưu lượng máu đến dây thần kinh VII.

Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng:

  • Kích thích điện thần kinh cơ: Duy trì hoạt động của cơ mặt trong thời gian bị liệt.

  • Tập vận động cơ mặt: Hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập để duy trì sự linh hoạt của cơ.

  • Liệu pháp nhiệt, massage hỗ trợ: Giúp cải thiện lưu thông máu và giảm co cứng cơ.

4.2. Cách điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng Y học cổ truyền:

Y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng thần kinh VII, giảm tình trạng liệt mặt và cân bằng khí huyết.

  • Châm cứu - Cứu ngải: Các huyệt thường dùng: Hợp cốc, Thái dương, Ế phong, Giáp xa, Địa thương, Nghinh hương, Dương bạch, Toàn trúc... Châm cứu giúp tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ phục hồi dây thần kinh VII.

  • Xoa bóp - Bấm huyệt: Xoa bóp vùng mặt giúp cơ bớt căng cứng, thư giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu.

  • Dùng thuốc: Bài thuốc giúp hoạt huyết, khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc nhằm cải thiện triệu chứng liệt mặt.

  • Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm hay Hắc sâm để tăng cường lưu thông máu, giải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng… từ đó cải thiện chứng liệt mặt.

5. Nếu không điều trị, liệt dây thần kinh VII ngoại biên có thể tự hết không?

Có thể hồi phục tùy thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương, đối với nhóm nguyên nhân nguyên phát (thường do co mạch máu nuôi), liệt mặt ngoại biên có thể tự hồi phục kể cả khi chưa điều trị.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp do thời gian co mạch quá lâu, dây thần kinh cần thời gian hồi phục, các cơ mặt bị mất sự chi phối trở nên trơ, nhão và dần chuyển co cứng.

Vì vậy, để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, loại trừ những nguyên nhân thứ phát nguy hiểm (như u chèn ép), người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực, có phương pháp phục hồi vận động cơ vùng mặt là rất cần thiết để trả lại nét mặt tự nhiên và tự tin cho người bệnh.

6. Người bệnh cần làm gì khi bị liệt dây thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt) do lạnh?

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, người bệnh hoàn toàn có thể lấy lại nụ cười tự nhiên.

Dưới đây là những việc người bệnh cần làm gì khi bị liệt liệt mặt do lạnh:

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng đầu, cổ, mặt khi thời tiết lạnh hoặc khi sử dụng điều hòa.

  • Tránh gió lùa mạnh, không ngồi trước quạt hoặc điều hòa lạnh quá lâu.

  • Không tự ý xoa bóp mạnh vùng mặt khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

  • Đi khám ngay khi có dấu hiệu liệt mặt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Kết hợp tập luyện cơ mặt hàng ngày để duy trì khả năng vận động.

  • Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm hay Hắc sâm

Tham khảo thêm các sản phẩm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Top 5 Sai Lầm Khi Tự Peel Da Tại Nhà - Bạn Có Mắc Không? Top 5 Sai Lầm Khi Tự Peel Da Tại Nhà - Bạn Có Mắc Không?
Từ lâu, peel da tại nhà là một xu hướng chăm sóc da hiện đại nhờ hiệu quả tái tạo làn da, làm sáng da và cải thiện mụn, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Điều Gì Xảy Ra Khi Ăn Sáng Bằng Đồ Ngọt? Điều Gì Xảy Ra Khi Ăn Sáng Bằng Đồ Ngọt?
Bắt đầu ngày mới với bánh ngọt, ngũ cốc ăn liền hay đồ uống nhiều đường tưởng chừng “nhẹ nhàng”, nhưng lại là tác nhân âm thầm dẫn đến tăng cân,...
Cảnh Báo Liệt Mặt Khi Thời Tiết Thay Đổi - Đừng Chủ Quan Với Cơn Mưa Gió Mùa Hè Cảnh Báo Liệt Mặt Khi Thời Tiết Thay Đổi - Đừng Chủ Quan Với Cơn Mưa Gió Mùa Hè
Khi thời tiết chuyển mùa, nhiều người chủ quan không để ý rằng một cơn gió lạnh bất ngờ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng - như bệnh liệt dây thần...
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Người Bệnh Cần Lưu Ý Gì? Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Người Bệnh Cần Lưu Ý Gì?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch dưới chân căng phồng, độ đàn hồi thành mạch giảm ở mô dưới da và thường dễ nhìn thấy.
Tại Sao Ăn Kiêng Khắc Nghiệt Vẫn Tăng Cân? Tại Sao Ăn Kiêng Khắc Nghiệt Vẫn Tăng Cân?
Nhiều người tin rằng một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt bằng cách cắt đường, cắt tinh bột, tăng cường protein, rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm...
Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD) Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD)
Trào ngược dạ dày- thực quản (GERD) là hiện tượng dịch tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, họng gây tình trạng ợ nóng, ợ hơi và đau rát vùng...
Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Sớm Đột Quỵ? Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Sớm Đột Quỵ?
Khi nhắc đến đột quỵ, nhiều người vẫn nghĩ đây là bệnh của tuổi già hoặc chỉ xảy đến với những người mắc nhiều bệnh nền như: tiểu đường, huyết...
Cách Kiểm Soát Tình Trạng Tăng Acid Uric Máu Để Bảo Vệ Sức Khỏe Cách Kiểm Soát Tình Trạng Tăng Acid Uric Máu Để Bảo Vệ Sức Khỏe
Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng acid uric máu và bệnh gout đang gia tăng mạnh mẽ, ngày càng trở nên phổ biến và thường được phát hiện tình cờ trong các...
Tại Sao Mụn Tái Đi Tái Lại Nhiều Lần Và Cách Phòng Ngừa Như Thế Nào? Tại Sao Mụn Tái Đi Tái Lại Nhiều Lần Và Cách Phòng Ngừa Như Thế Nào?
Điều trị mụn là một trong những dịch vụ được yêu cầu nhiều nhất tại các cơ sở làm đẹp. Nhưng, nhiều SPA/CLINIC vẫn đang loay hoay trước các ca mụn khó,...
Uống Nước Đúng Cách Trong Mùa Nóng - Bí Quyết Theo Y Học Cổ Truyền Uống Nước Đúng Cách Trong Mùa Nóng - Bí Quyết Theo Y Học Cổ Truyền
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, đặc biệt là khi thời tiết oi bức kéo dài, cơ thể chúng ta dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khô khát, thậm chí say nắng nếu...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon