Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở vùng cổ, nhưng ảnh hưởng của nó đến sức khỏe toàn thân lại không nhỏ chút nào. Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu mức độ nguy hiểm của các bệnh lý tuyến giáp và tại sao việc nhận thức bệnh này lại quan trọng đối với mọi người.
Tuyến giáp có hình dạng giống như một con bướm, nằm ở phía trước cổ, dưới thanh quản. Tuyến giáp gồm có 2 thùy, được nối với nhau bằng 1 cái eo nằm phía trước cổ, phía sau khí quản. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Tuyến giáp có chức năng tiết ra hormone Thyroxin (hay còn gọi là T4) và hormone tri-iodo-thyronine(hay còn gọi là T3). Hormone T3 và T4 có nhiệm vụ chính là tác dụng lên các cơ quan và xúc tác các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, các hormone này còn có vai trò trong sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ nhỏ.
Nhìn chung, chức năng chính của tuyến giáp là tăng trưởng, giúp điều hòa và xúc tác các hoạt động tăng trưởng của toàn cơ thể. Trong quá trình hoạt động, tuyến giáp liên quan đến 2 thành phần rất quan trọng cho xương là canxi và photpho. Do đó, khi mắc các bệnh lý tuyến giáp sẽ ảnh hưởng ngay đến chất lượng của xương.
Nếu thiếu hoặc thừa các hormone của tuyến giáp sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Cụ thể là:
Phình giáp: Phình giáp là hiện tượng các mô tuyến giáp phát triển vượt quá mức cho phép khiến vùng cổ của người bệnh bị phình to bất thường.
Bướu giáp nhân: Bướu giáp nhân là dạng tổn thương nằm khu trú trong tuyến giáp, có thể là khối dịch lỏng hoặc đặc quánh. Biểu hiện của bệnh là vùng cổ thường nhìn mất cân đối.
Suy giáp: Suy giáp xảy ra khi cơ thể thiếu hormone T3 và T4, khi đó các chuyển hóa bên trong cơ thể sẽ chậm lại. Biểu hiện của bệnh là suy nghĩ chậm chạp, nói chậm, tim đập chậm, mạch yếu, tiêu hóa chậm, táo bón, ít đổ mồ hôi, bị lạnh bất thường,…
Cường giáp: Nếu cơ thể dư hormone T3 và T4 sẽ xảy ra hiện tượng cường giáp. Người bị cường giáp thường có biểu hiện dễ cáu gắt, sụt cân, ít ngồi yên, uống nhiều nước, tiểu nhiều, các ngón tay run, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim,…
Bướu giáp ác tính (hay còn gọi là bệnh Basedow): Bệnh thường gây triệu chứng lòi mắt.
Ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của tế bào tuyến giáp. Các tế bào bất thường sẽ nhân lên trong tuyến giáp, đến một lúc nào đó, chúng sẽ tạo thành một khối u.
Có nhiều bệnh lý xảy ra ở tuyến giáp và có bệnh thường lành tính, người bệnh có thể sống “hòa bình” với bệnh suốt đời, nhưng có một số bệnh có nguy cơ ác tính cần phải theo dõi và điều trị. Cụ thể:
Đối với bệnh phình giáp, đây là bướu giáp đơn thuần, lành tính, chỉ làm to mặt trước của cổ gây mất thẩm mỹ, người bệnh hoàn toàn có thể sống chung với bệnh suốt đời. Nếu người bệnh sợ mất thẩm mỹ thì có thể yêu cầu mổ.
Đối với bướu giáp nhân, bướu này cũng thường lành tính, chỉ có khoảng 5 - 7% nhân bướu giáp có thể chuyển thành ác tính. Do đó, khi được chẩn đoán bướu giáp nhân thì người bệnh cần được theo dõi để xem bướu nhân có chuyển ác tính hay không và kịp thời điều trị.
Đối với suy giáp và cường giáp, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng làm rối loạn các chức năng, chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị bằng hormone hoặc thuốc cho phù hợp.
Đối với bướu giáp ác tính và ung thư tuyến giáp, đây là 2 bệnh nguy hiểm cần được thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Như vậy, tùy vào từng loại bệnh mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Do đó, khi có những biểu hiện của các bệnh lý tuyến giáp thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán bệnh lành tính hay ác tính để có phương pháp theo dõi hoặc điều trị phù hợp.
Phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tuyến giáp đòi hỏi sự chú ý đến lối sống, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp can thiệp y khoa khi cần thiết. Dưới đây là các cách phòng ngừa và điều trị phổ biến cho các bệnh lý tuyến giáp:
Phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp phụ thuộc vào loại bệnh:
Cường giáp: Có thể sử dụng thuốc kháng giáp, phẫu thuật hoặc điều trị bằng I-131 để giảm sản xuất hormone.
Suy giáp: Sử dụng hormone thay thế dạng thuốc uống giúp bổ sung hormone cần thiết cho cơ thể.
Bướu giáp đơn thuần: Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật khi bướu lớn gây khó khăn trong sinh hoạt.
Ung thư tuyến giáp: Điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc I-131 tùy thuộc vào mức độ ác tính của ung thư.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Duy trì chế độ ăn giàu iốt: Các thực phẩm giàu iốt như hải sản, rong biển, muối iốt giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.
Giảm stress: Thực hành các phương pháp giảm stress như yoga, thiền định, thể dục giúp bảo vệ sức khỏe tuyến giáp.
Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc các triệu chứng bất thường.
Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm hay Hắc sâm và Edally Healthy Meal... để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa bệnh tật…
Tham khảo thêm các sản phẩm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Việc tự chẩn đoán và điều trị các bệnh tuyến giáp không được khuyến khích vì các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác. Tốt nhất, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Sức khỏe tuyến giáp là một phần quan trọng không thể bỏ qua. Đừng chờ đợi đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng mới đi khám. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường và thực hiện kiểm tra định kỳ để bảo vệ sức khỏe tuyến giáp của bạn!”
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com