Do có những triệu chứng tương đồng như đau nhức phần thắt lưng, tê dọc sống lưng, tê yếu cơ… nên nếu chỉ thông qua triệu chứng lâm sàng, thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm thường bị nhầm lẫn.
Ngoài yếu tố chấn thương, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm chính là hậu quả của thoái hóa cột sống, dẫn đến tổn thương sụn, xương dưới sụn kèm theo phản ứng viêm. Trong đó:
Khi đốt sống bị hao mòn, thế cân bằng của cột sống bị phá vỡ. Lúc này, cơ thể sẽ cố gắng sữa chữa bằng cách tạo ra xương mới xung quanh tổ chức tổn thương. Quá trình này sẽ có những phần xương bị tăng sinh quá mức, trở nên dị dạng hay còn gọi gai xương. Gai xương không được kiểm soát hoặc loại bỏ sớm có thể dẫn đến hẹp ống sống, chèn ép lên dây thần kinh làm tê bì chân tay và gây đau thần kinh tọa.
Gai cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến về xương khớp và đang ngày càng có xu hướng ngày một trẻ hóa dần.
Bệnh không có biểu hiện rõ ràng những lại phát triển nhanh. Do đó cần được phát hiện sớm, điều trị dứt điểm kịp thời.
Đây là quá trình lão hóa tự nhiên cùng tác động cơ học từ những hoạt động thường ngày làm mòn dần sụn và xương dưới sụn, dẫn đến mất vững cấu trúc cột sống. Trên trục cột sống, phần cột sống cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ mắc phải bệnh lý này nhất. Bệnh tiến triển có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống…
Thoái hóa cột sống tiến triển rất chậm rãi, tăng dần về cấp độ, gây đau âm ỉ, dai dẳng hay dữ dội không dứt - ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biến chứng đáng sợ của bệnh có thể kể đến như: thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống, teo cơ, tàn phế,...
Những dấu hiệu ban đầu cho thấy cột sống của bạn có vấn đề đôi khi chỉ là các cơn đau lưng “cộp mác” văn phòng mà ai cũng có thể gặp phải. Đừng chủ quan, khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh xuất hiện, bạn nên khẩn trương đi thăm khám để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh để các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Để phân biệt chính xác bệnh lý, bạn cần thực hiện một số chẩn đoán lâm sàng (sờ, nắn cột sống, quan sát cử động), cận lâm sàng như chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT Scanner…
Bất kỳ đĩa đệm ở vị trí nào cũng có thể bị thoát vị nhưng phổ biến nhất là ở vùng thắt lưng. Khi đó, nhân nhầy thoát ra ngoài bao xơ đĩa đệm sẽ đè lên các dây thần kinh gây đau nhức một vùng lớn (từ lưng lan xuống chân).
Thoát vị đĩa đệm là bệnh cơ xương khớp khá phổ biến, thường gặp nhất từ 30-60 tuổi. Nguyên nhân bệnh có thể do chấn thương cột sống sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động (khuân vác sai tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ hoặc lưng...), vận động mạnh, thoái hóa cột sống, mắc các bệnh lý bẩm sinh ở vùng cột sống như thoái hóa cột sống, gù vẹo…
Gây đau nhức nghiêm trọng, đặc biệt là ở cột sống, chân…
Rối loạn cơ vòng dẫn đến bí tiểu, nước tiểu chảy rỉ ra thụ động không kiểm soát.
Gặp hội chứng đuôi ngựa khiến rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, đi đại tiện không kiểm soát.
Teo cơ, chân tay bé lại, giảm khả năng đi lại và vận động.
Liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
Rối loạn bàng quang…
Người bệnh cần lưu ý khi có các triệu chứng như: Bị són tiểu hoặc bí tiểu; Cảm giác đau, tê bì tay chân, yếu cơ lặp đi lặp lại thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng; Mất cảm giác tại các vùng “yên ngựa” trên cơ thể (vùng quanh hậu môn, bắp đùi trong, phía sau chân,...).
Thói quen lười vận động, ngồi lâu, đứng lâu, tư thế làm việc xấu... ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống xương khớp. Ngồi lâu bắt đầu khiến lưng bị gù và đau. Chưa dừng lại ở đó, vấn đề này còn ảnh hưởng tới các đĩa đệm cột sống lưng. Khi ngồi sai tư thế trong thời gian dài, các đĩa đệm này bị nén và mất dần sự linh hoạt theo thời gian làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Để cải thiện tình trạng này thì chúng ta nên bắt đầu thay đổi từ những nguyên nhân gây ra chúng.
Cần tránh các yếu tố như ngồi lâu, đứng lâu, tư thế làm việc xấu... Bởi các yếu tố này cộng lại tạo thành nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng cao hơn.
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vận động hằng ngày.
Bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi, omega-3…
Sử dụng các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng tái tạo, phục hồi, chống viêm xương khớp, tăng cường lưu thông máu như các sản phẩm có thành phần Glucosamine, Collagen, Omega-3 hay Tinh dầu thông đỏ…
Link tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com