Hotline

0902158663
MENU
0
06/09/2023 - 4:30 PMedallyhanquoc.vn 188 Lượt xem

Theo thống kê, có hơn 80% những người trên 40 tuổi có dấu hiệu của gai cột sống. Đa phần gai cột sống thường nằm ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh lý này đang ngày càng có xu hướng “trẻ hóa” và thậm chí ngay cả trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ gặp vấn đề ở cột sống từ khi chào đời.

Vậy bạn đã biết gì về bệnh gai xương cột sống? Làm sao để nhận biết bản thân có đang mắc bệnh? Chữa gai xương cột sống bằng cách nào an toàn, hiệu quả?

Bệnh gai cột sống và những điều cần biết để phòng tránh và điều trị kịp thời

Bệnh gai cột sống và những điều cần biết để phòng tránh và điều trị kịp thời

1. Gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay thoái hóa cột sống, là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng Calci ở các dây chằng, gân.

Gai cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến về xương khớp và đang ngày càng có xu hướng ngày một trẻ hóa dần. Bệnh không có biểu hiện rõ ràng những lại phát triển nhanh. Do đó cần được phát hiện sớm, điều trị dứt điểm kịp thời.

Để phòng ngừa gai cột sống, chúng ta nên chủ động chăm sóc sức khỏe xương khớp chủ động nhằm chặn đứng nguy cơ bệnh tật.

2. Những triệu chứng nhận biết bệnh gai cột sống

Xuất hiện đau buốt ở cổ hoặc thắt lưng: Biểu hiện ban đầu chỉ là xơ, cứng và mỏi cột sống lưng, cổ. Về lâu, vùng bị gai cột sống càng đau nhiều thậm chí là đau buốt. Đặc biệt khi bệnh nhân vận động như đi lại hoặc đứng lên.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh gai cột sống:

Đau lan ra các chi: Trường hợp gai đốt sống cổ nặng, cơn đau có thể lan tới vai thậm chí qua hai tay. Một số trường hợp còn đau dọc xuống hai chân.

Tê bì, mất cảm giác ở các chi: Cơ bắp dần yếu do sự chèn ép của gai xương với dây thần kinh nhất là ở tay và chân.

Rối loạn, chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có những biểu hiện như tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, mất cân bằng , khó thở...

Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện: Biểu hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp, người bệnh không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiện, tiểu tiện, thậm chí tự đại tiểu tiện ra quần.

Những dấu hiệu của bệnh gai cột sống là gì?

Những dấu hiệu của bệnh gai cột sống là gì?

3. Nguyên nhân lớn gây nên chứng gai cột sống️ 

Tuổi tác cao.

Nguyên nhân bệnh gai cột sống do viêm khớp.

Do các thói quen sinh hoạt.

Do sự lắng đọng canxi.

Nguyên nhân bị gai cột sống do chấn thương.

Thoái hóa cột sống.

4. Đối tượng dễ mắc bệnh gai cột sống

Người lớn tuổi, do sự lão hóa của cột sống và sự lắng đọng calci khiến gai mọc nhanh hơn. 

Người hay bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ sai tư thế dễ gây ra tổn thương cho cột sống và dẫn tới bệnh.

Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp.

Người bị viêm cột sống mãn tính.

Người thừa cân, vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.

Bị bệnh gai cột sống thì phải làm sao?

Bị bệnh gai cột sống thì phải làm sao?

5. Biến chứng của bệnh gai cột sống

Bạn có bao giờ để ý, cột sống cổ và cột sống thắt lưng là hai vị trí dễ xuất hiện nhiều vấn đề về xương khớp, bởi chúng thường xuyên phải nâng đỡ và chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể.

Một trong những bệnh lý thường thấy ở đây chính là gai cột sống - căn bệnh được nhận biết bởi sự hình thành các mẩu xương thừa có kích thước nhỏ như gai, mọc ở rìa ngoài và hai cạnh bên dọc cột sống.

Gai cột sống không phải là bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và việc sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời thì theo thời gian, gai cột sống có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

5.1. Bệnh gai cột sống gây biến chứng đau dây thần kinh tọa

Khi gai xương chèn ép lên dây thần kinh tọa sẽ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng tại lưng, hông, mông, đùi, cẳng chân,... khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Hội chứng đau thần kinh tọa còn kéo theo nhiều hệ lụy khác như teo cơ chân, teo cơ mông, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác,…

5.2. Bệnh gai cột sống gây biến chứng thoát vị đĩa đệm

Gai xương nếu phát triển quá mức có thể ảnh hưởng tới bao xơ đĩa đệm, làm cho đĩa đệm bị tổn thương hoặc thoát vị, gây nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh.

5.3. Bệnh gai cột sống gây biến chứng đau dây thần kinh liên sườn

Các gai ở cột sống cũng có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột theo từng đợt hoặc kéo dài ở vùng liên sườn.

5.4. Bệnh gai cột sống gây biến chứng yếu liệt, mất cảm giác ở tứ chi

Biến chứng nặng nhất của bệnh gai cột sống chính là tình trạng liệt cơ và tổn thương không thể hồi phục ở dây thần kinh, xuất hiện khi các gai cột sống chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống.

6. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh gai cột sống

Bệnh cơ xương khớp nói chung và gai cột sống nói riêng nếu không điều trị sớm về lâu dài có thể để lại nhiều di chứng nặng nề đặc biệt là nguy cơ tàn phế suốt đời. Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh gai cột sống tiến triển nặng, chặn đứng được những biến chứng nguy hiểm là bạn cần phải phòng ngừa và điều trị càng sớm càng tốt. Vì vậy ngoài chế độ ăn uống lành mạnh bạn cần bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp như CollagenGlucosamine… kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên.

Một số sản phẩm người bệnh gai cột sống nên dùng càng sớm càng tốt:

Thực phẩm chức năng cho người bệnh xương khớp và gai cột sống

Thực phẩm chức năng cho người bệnh xương khớp và gai cột sống

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon