Chứng mất ngủ, hay rối loạn giấc ngủ hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Trước đây, mất ngủ thường xảy ra ở những người sau tuổi 40, nhưng ngày nay nhiều người trong tuổi 20-30 thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và chất lượng giấc ngủ không đảm bảo”.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống của những người gặp phải căn bệnh này. Một người rất có khả năng mắc căn bệnh “rối loạn giấc ngủ” này.
Rối loạn giấc ngủ thường được chia ra làm nhiều dạng khác nhau. Mất ngủ là một trong số đó và là dạng phổ biến nhất khi chiếm hơn 50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ. Đây là trường hợp khó đi vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, thức giấc nhiều lần trong đêm, thường xuyên dậy sớm hoặc cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào hôm sau. Nhưng trái ngược hoàn toàn với mất ngủ, ngủ quá nhiều cũng là một dạng đáng lo ngại của rối loạn giấc ngủ khi thời gian ngủ vượt quá thời gian ngủ trung bình của từng độ tuổi. Hãy thử kiểm tra sức khỏe nếu bạn ngủ nhiều, luôn trong trại thái buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật và không biết mình ngủ lúc nào.
Ngoài ra có thể kể đến sự rối loạn hô hấp trong khi ngủ và rối loạn cử chỉ hành động khi ngủ. Rối loạn hô hấp thường gặp nhất là hội chứng ngưng thở khi ngủ, đó là hiện tượng người bệnh ngừng thở vài phút trong khi ngủ, kèm theo các biểu hiện ngáy lớn, đi tiểu nhiều trong đêm, đau đầu, thường xuyên gặp ác mộng,…Rối loạn cử chỉ hành động xảy ra khi sắp thức giấc và luôn có biểu hiện là sự bất thường ở chi dưới như cử động duỗi ngón, gấp mu bàn chân hoặc gấp gối, một số người còn có cảm giác bị kiến bò, bị bỏng rát 2 chi dưới…
Nếu bạn có những dấu hiệu nêu trên, về lâu dài điều này đều mang đến những tác hại khôn lường dành cho sức khỏe của bạn. Bởi chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Người trẻ có thể đối mặt với các hệ hụy do rối loạn giấc ngủ như:
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, giảm đề kháng, dễ mắc bệnh.
Khó khăn trong việc ghi nhớ và xử lý thông tin hoặc đưa ra quyết định, giảm hiệu suất làm việc, học tập.
Tính cách thay đổi, dễ cáu gắt, buồn bã, lo âu.
Ngoài ra, trầm cảm, thừa cân, béo phì hay tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch, giảm sút trí nhớ, vv..cũng là các bệnh lý sức khỏe có thể phát triển và được thúc đẩy hình thành.
Vậy nên, các bạn trẻ cần khắc phục và luôn phải ý thức được mức độ nghiêm trọng của rối loạn giấc ngủ. Sau 22 giờ là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi và giảm tần suất hoạt động, chính vì thế khung giờ từ 22 - 23 giờ là thời gian ngủ hợp lý bởi đây là thời điểm hệ miễn dịch đào thải chất độc nên cơ thể và tinh thần cần được thả lỏng, thư giãn dưới các hình thức khác nhau. Vì thế, dù là người bình thường hay người có vấn đề về sức khỏe thì cũng nên đi ngủ vào khoảng thời gian này để cơ thể nhanh chóng được hồi phục.
Chứng rối loạn giấc ngủ, một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi mà còn ngày càng xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Hiện tượng trẻ hóa này gây lo ngại trong cộng đồng y tế và xã hội. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chúng ta cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau từ lối sống hiện đại, công nghệ, cho đến các yếu tố tâm lý và sinh học.
Trong môi trường học tập, làm việc cường độ cao khiến người trẻ ngày càng bận rộn, cuốn vào guồng quay khiến họ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, quay cuồng, là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ.
Sử dụng máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ vốn là một thói quen khó bỏ của người trẻ. Ánh sáng xanh từ sóng điện thoại máy tính khiến cho mắt bị mỏi, nhức mắt,.. Dẫn đến mất ngủ, khó ngủ. Sử dụng điện thoại, máy tính thường xuyên và trong thời gian dài còn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh.
Cà phê, thuốc lá, trà… vốn là những chất kích thích quen thuộc hàng ngày của người trẻ và được sử dụng ngày càng nhiều. Các chất như nicotin trong thuốc lá hay cafein trong trà và cà phê có thể tạo cảm giác tỉnh táo ngay và ngăn chặn cơn buồn ngủ tạm thời, nhưng về lâu dài chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng rối loạn mất ngủ.
Việc ăn no vào buổi tối, trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó vào giấc hơn, đó là do cơ thể tăng cường làm việc để tiêu hóa lượng thức ăn nạp vào. Vậy nên hãy ăn vừa đủ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
Hạn chế ngủ nhiều vào bạn ngày, một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút đến một giờ là đủ. Tạo thói quen ngủ đúng giờ, tránh xa điện thoại và mạng xã hội trước khi ngủ. Không ăn no, ăn quá muộn cũng như hạn chế sử dụng chất kích thích như trà, cà phê, rượu… vào buổi tối và các hoạt động kích thích tinh thần như xem phim kinh dị, mở nhạc to… Ngoài ra cũng có thể tạo môi trường ngủ thật thoải mái yên tĩnh, hạn chế ánh sáng và có nhiệt độ phù hợp…
Bổ sung thêm các loại Thực phẩm chức năng có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm và Hắc sâm…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/roi-loan-giac-ngu-co-chua-duoc-khong.html
Hãy thử soi chiếu và kiểm tra xem bản thân bạn có đang rối loạn giấc ngủ hay không, nếu có hãy thay đổi những thói quen của bạn để luôn có một sức khỏe thể chất lẫn tinh thần luôn tinh mẫn và tỉnh táo và đảm bảo được chất lượng cuộc sống của chính mình.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com