Đĩa đệm là một “tấm đệm” nằm giữa hai thân đốt sống, có tác dụng như “lò xo giảm chấn” hấp thụ lực tác động lên cột sống, được cấu tạo bên ngoài là vòng xơ và bên trong là nhân nhầy. Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp trong dân số, thường do đĩa đệm bị hư và lồi vào trong ống sống chèn ép rễ thần kinh gây đau, tê chân, yếu chân và các triệu chứng khác. Thần kinh ngồi là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể người, giữ vai trò hết sức quan trọng nối kết tủy sống với các cơ của cẳng chân và bàn chân.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Trưởng khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Đau thần kinh tọa có thể nặng nhưng số đông có thể chữa khỏi không cần phẫu thuật. Những người bị yếu nặng các cơ cẳng chân hay có những thay đổi của ruột và bàng quang thì mới có chỉ định phẫu thuật.
Đau thần kinh tọa thường do chèn ép thần kinh tủy sống ở vùng thắt lưng. Tên y học của đau thần kinh tọa là bệnh lý rễ thần kinh thắt lưng, cho thấy các triệu chứng xuất phát từ rễ thần kinh của tủy sống. Các triệu chứng đặc hiệu khác nhau tùy thuộc vào rễ thần kinh nào bị ảnh hưởng và mức độ chèn ép nhiều ít ra sao. Hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do đĩa đệm bị thoái hóa theo tuổi tác. Đĩa đệm khi đó bị mất nước, mất đi độ đàn hồi, trở nên giòn hơn và dễ vỡ, nhân nhầy bên trong đĩa đệm chứa một số protein bị viêm gây ra tình trạng kích thích của dây thần kinh.
Đau thần kinh tọa cũng thường gặp do té ngã hay do các lỗi về tư thế như khom cúi, khiêng vác nặng, mất thăng bằng… Một số bệnh lý khác của thắt lưng cũng có thể đưa đến chứng đau dây thần kinh tọa: trượt đốt sống, hẹp ống sống, gai xương cột sống hay viêm khớp cột sống. Hiếm hơn là thần kinh bị chèn ép do khối u hay bị tổn thương do các bệnh toàn thân thí dụ như đái tháo đường.
Gặp một bên chân (rất hiếm gặp hai bên).
Điển hình là bắt đầu đau từ phần thắt lưng hay mông, đau lan xuống phía sau đùi và phần dưới cẳng chân và/hay bàn chân.
Một số người bị dị cảm: đau kiểu tê bì, đau như châm kim, bỏng rát, có cảm giác kiến bò, hay đôi khi đau như điện giật theo đường đi của các rễ thần kinh thắt lưng-cùng.
Nặng hơn: yếu cơ ở cẳng chân hay bàn chân, đi lại khó khăn. Đôi khi có rối loạn tiêu, tiểu.
Đau tăng lên khi đứng hay ngồi lâu, đi nhiều, leo gác… Đỡ hơn khi nằm hoặc đi lại nhẹ nhàng.
Có thể lần theo vùng đau và có triệu chứng lên tới nơi xuất phát của rễ thần kinh bị tổn thương hay bị kích thích ở vùng thắt lưng. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
Đau hay tê bắt đầu từ ngang mức TL3-TL4 xuống đến giữa phần thấp cẳng chân và bàn chân; yếu cơ không thể nâng cao bàn chân (cần tập đi trên gót chân, giữ các ngón nhìn ra phía trước nhưng phải nâng khỏi mặt đất). Có thể giảm phản xạ đầu gối.
Khi đoạn TL4-TL5 bị tác động, khó nâng phần trước của bàn chân, khi đi lại dễ bị kéo lê phần trước bàn chân trên mặt đất (gọi là bàn chân rơi). Duỗi ngón chân cái có thể yếu. Có thể bị đau hay tê các ngón, đặc biệt là phần da giữa ngón cái và ngón thứ hai.
Các dấu hiệu bắt nguồn ở mức TL5-Cùng 1. Đau hay tê ở phía ngoài bàn chân; yếu không thể nhấc gót khỏi mặt đất hay đi lại trên các ngón chân. Có thể giảm phản xạ gân gót.
Tuổi. Các thay đổi theo tuổi của cột sống, thí dụ thoát vị đĩa đệm và các gai xương, là các nguyên nhân gặp nhiều nhất.
Tăng cân, béo phì làm tăng áp lực lên trên cột sống và đĩa đệm.
Nghề nghiệp. Một số người làm các công việc có động tác khom cúi, kéo, đẩy, nghiêng hoặc vặn xoắn cột sống lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ngồi lâu hay chế độ làm việc tĩnh tại.
Đái tháo đường làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh.
Di truyền.
Khi bệnh diễn tiến mà không được điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến đau hay tê ngày càng nặng, teo cơ, yếu chân, đi lại khó khăn.
Có thể bị hội chứng chùm đuôi ngựa khi chùm này bị chèn ép nặng, với các triệu chứng: đau vùng thắt lưng và tầng sinh môn, yếu liệt chi dưới một hay hai bên, đứng hay đi lại khó khăn, giảm cảm giác hoặc tê “vùng yên” (là vùng của cơ thể tiếp xúc với yên ngựa khi ta cưỡi ngựa, bao gồm vùng háng, các mông, phần trên-trong của hai đùi), các rối loạn đường tiểu và cơ vòng hậu môn, bất lực sinh dục. Chùm đuôi ngựa là một bó các rễ thần kinh bắt đầu từ ngang mức TL1 hay TL2, gồm có khoảng 10 dây: 3-5 đôi dây thần kinh thắt lưng, 5 đôi dây thần kinh cùng và 1 dây thần kinh cụt.
Mất cảm giác của chi bị ảnh hưởng.
Yếu cẳng chân.
Mất chức năng của ruột hay bàng quang.
Trên đây là những biến chứng của các bệnh lý bạn có thể mắc phải khi tình trạng đau lưng kéo dài. Để chẩn đoán bệnh chính xác cũng như được tư vấn điều trị hiệu quả, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Ngoài ra, để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả, bệnh nhân nên bổ sung một số Thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp như Glucosamine, Collagen để hỗ trợ tái tạo sụn khớp và Omega-3 để kháng viêm…
Glucosamine: https://edallyhanquoc.vn/glucosamine-edally-bh-han-quoc.html
Collagen: https://edallyhanquoc.vn/nuoc-uong-collagen-edally-beauty-super-collagen-edally.html
Omega-3: https://edallyhanquoc.vn/omega-3-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com