Đau thần kinh tọa là gì? Và nguyên nhân của bệnh do đâu? Đây là những thắc mắc chung của nhiều người khi đối mặt với căn bệnh này, đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở những người lao động chân tay, thường xuyên phải mang vác vật nặng, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Cơ thể người gồm có hai dây thần kinh tọa và chúng nằm đối xứng với nhau ở hai bên cơ thể.
Đau thần kinh tọa là tình trạng xuất hiện những cơn đau tại vị trí dây thần kinh tọa chạy dọc xuống vùng thắt lưng và lan xuống chân, cụ thể từ hông, đùi, tới hai chân, ngón chân. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tác động lớn đến khả năng đi lại, sinh hoạt của người bệnh, thậm chí dẫn tới nguy cơ bại liệt.
Còn nhiều lầm tưởng căn bệnh này do các vấn đề ở chân gây ra nhưng thực sự căn nguyên gây bệnh lại ở cột sống từ hậu quả của sự tổn thương rễ thần kinh do các bệnh lý cơ xương khớp gây ra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất thường ở hệ thống dây này thường do viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, vôi gai cột sống, hẹp ống sống, co thắt cơ hoặc u xương,… Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng đau thần kinh tọa:
Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc bị nhiễm trùng cột sống cũng có thể kích thích đến dây thần kinh tọa và gây ra triệu chứng đau nhức.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra ngoài và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa gây đau nhức. Đây là bệnh lý gây đau thần kinh tọa phổ biến nhất.
Thoái hóa cột sống khiến các đốt xương cột sống bị viêm, lệch hoặc hình thành nên gai xương chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh gây đau nhức.
Hẹp ống sống xảy ra do sự bào mòn tự nhiên tại đốt sống, bệnh có thể gây chèn ép lên các rễ của dây thần kinh tọa và gây đau nhức. Nguyên nhân gây bệnh này xảy ra phổ biến ở những người ngoài độ tuổi 60.
Đau dây thần kinh tọa cũng có thể xảy ra nếu bạn bị trượt đốt sống, mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, xuất hiện khối u tại cột sống, phù đại diện khớp,…
Khi xuất hiện những cơn đau xương khớp, hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám, bắt đúng bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng của cơn đau thần kinh tọa còn phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng nhưng chủ yếu vẫn là cảm giác đau thắt lưng, hông, mặt sau chân và lan rộng đến cả bàn chân, ngón chân. Cơn đau dù ở mức độ nhẹ hay nặng cũng khiến hệ thống các chi dưới bị hạn chế vận động, dễ bị nóng rát, tê yếu đi. Vì vậy, bạn cần lưu ý các triệu chứng đau dây thần kinh tọa dưới đây để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng xử lý kịp thời:
Người bệnh cảm thấy đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và xuống cả các ngón chân. Một số trường hợp không có cảm giác đau ở cột sống thắt lưng mà chỉ đau dọc chân.
Đau thần kinh tọa là đau từ cột sống lưng lan xuống mông, xuống chân và lan xuống bàn chân. Triệu chứng thường có biểu hiện một bên chân. Người bệnh có cảm giác đặc biệt khó chịu từ vùng lưng thấp đến mông rồi xuống tới mặt sau đùi và bắp chân.
Cảm giác đau có thể rất khác nhau, từ nhẹ nhàng cho đến đau dữ dội và tăng nặng hơn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Đau thường đến và đi trong ngày, đau tăng lên khi người bệnh lao động. Ngồi có thể làm tăng cảm giác đau đớn. Các triệu chứng trên có thể xảy ra ở các vùng khác nhau của chân bị chèn ép.
Đau dây thần kinh tọa cũng có thể khiến người bệnh bị đau ở một phần của chân và tê ở một phần khác, tùy thuộc mức độ.
Khi nhận thấy mình có một trong số các triệu chứng nêu trên, bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra và điều trị, tránh làm cho bệnh nặng thêm và để lại các biến chứng không mong muốn.
Mặc dù không phải là bệnh lý khó điều trị nhưng nếu bạn lơ là, chủ quan thì khả năng xuất hiện những biến chứng là rất cao:
Yếu cơ, giảm khả năng vận động.
Bại liệt.
Vẹo cột sống.
Hội chứng chùm đuôi ngựa (không thể kiểm soát quá trình tiểu tiện và đại tiện, rối loạn cương dương).
Suy nhược cơ thể.
Nhiễm trùng cột sống tiềm tàng hoặc sự hình thành các khối u cột sống.
Mất kiểm soát nhu động ruột hoặc bàng quang.
Tổn thương thần kinh gây tê yếu chân có thể gây ra tổn thương thần kinh vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi.
Với bệnh Đau thần kinh tọa (Sciatica pain) - nhóm người bệnh liên quan đến cột sống thường gặp nhiều nhất ở cả nam và nữ độ tuổi 30 - 60. Một người được xem là bị đau dây thần kinh tọa khi có biểu hiện dây thần kinh bị kích thích hoặc chèn ép.
Dây thần kinh tọa khi bị chèn ép hoặc tổn thương sẽ gây ra các cơn đau dọc theo cột sống thắt lưng, lan tới mặt sau đùi, cẳng chân, mắt cá rồi đến tận các ngón chân. Nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời khi mắc bệnh đau thần kinh tọa, sẽ tăng nguy cơ mất cảm giác, khả năng kiểm soát bàn chân, vẹo cột sống, mất tự chủ khi đi đại tiện, thậm chí là tàn phế. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa đau dây thần kinh tọa là hoàn toàn cần thiết và nên làm. 5 biện pháp sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều này:
Những người thừa cân hoặc béo phì là đối tượng dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Bởi trọng lượng càng cao thì áp lực mà cột sống và các khớp phải gánh chịu càng nhiều. Do đó, một trong những biện pháp phòng ngừa đau dây thần kinh tọa hàng đầu chính là duy trì cân nặng ở mức hợp lý và ổn định.
Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, hãy ăn ít đạm, ít béo và nhiều chất xơ. Hạn chế những loại đồ ăn như mỡ động vật, đường, cơm,… và tăng cường các loại rau củ quả xanh. Đồng thời cũng cần hạn chế rượu và bỏ thuốc lá.
Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh vận động quá sức, tránh các chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.
Ngồi làm việc, sinh hoạt, đi lại sai tư thế có thể gây những áp lực rất lớn lên hệ thống xương khớp, lâu ngày sẽ dẫn đến đau thần kinh tọa. Vì vậy, hãy chọn cho mình tư thế hợp lý và thoải mái khi đứng, ngồi, mang vác hay nhấc vật nặng. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi lâu thì thỉnh thoảng cần đứng lên thay đổi tư thế và thực hiện các động tác thể dục giữa giờ.
Yếu tố tinh thần cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh về cơ xương khớp nói chung và đau dây thần kinh tọa nói riêng. Khi chúng ta lo lắng sẽ làm cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên sống lạc quan và giữ tinh thần vui vẻ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm, tác động gốc rễ vào nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp. Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này, người bị đau thần kinh tọa thường tích cực điều trị để phục hồi sức khỏe. Trong đó việc điều trị đau thần kinh tọa không dùng thuốc, không phẫu thuật, không xâm lấn mà thay bằng các loại Thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp như Collagen, Glucosamine, Omega-3 hay các sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu như Tinh dầu thông đỏ… kết hợp cùng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, là phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa được ưu tiên lựa chọn hiện nay vì tính an toàn và hiệu quả cao, giúp giải quyết sự chèn ép hệ thống dây thần kinh tọa khi chúng bị kích thích, cấu trúc sai lệch ở nhiều đối tượng khác nhau.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com