Các nhóm bệnh Cơ xương khớp đang ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo lắng của nhiều người. Có hơn 200 loại bệnh về cơ xương khớp và bệnh đang ngày càng trẻ hoá, xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng của các bệnh liên quan đến cơ xương khớp thường là đau nhói, tê, nhức mỏi cục bộ hoặc một vùng nhất định, khó khăn trong di chuyển tay chân, thậm chí còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đau cơ học tại các khớp.
Mỗi sáng sớm có cảm giác đau mỏi và cứng khớp.
Đau khớp mỗi khi thời tiết thay đổi và đau nhiều về đêm.
Vùng khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ.
Tại Việt Nam có đến hơn 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 80% người trên 80 tuổi mắc các chứng bệnh về cơ xương khớp. Nước ta cũng là nước được xếp vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.
Năm 2017, Tạp chí Y học nổi tiếng Lancet công bố nghiên cứu về Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (Global Burden of Disease - GBD) được khảo sát trên 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy các vấn đề cơ xương khớp như viêm khớp và đau lưng ảnh hưởng đến hơn 1,7 tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nguyên nhân cao thứ hai góp phần gây nên khuyết tật toàn cầu.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, 130 triệu người sẽ bị ảnh hưởng bởi viêm khớp trên toàn thế giới, trong đó 40 triệu người sẽ bị viêm khớp nghiêm trọng.
Thông qua Hội thảo có chủ đề: "Những nghiên cứu mới về bệnh lý xương khớp và bệnh lý khớp gối" diễn ra vào tháng 12/2018 tại Hà Nội, thống kê sơ bộ cho thấy, thoái khớp có tỷ lệ 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và đến 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp, đây đang là thách thức y tế lớn của nước ta. Tổ chức Y tế Thế giới WHO chọn thập niên 2011 - 2020 là “Thập niên xương và khớp” và WHO cũng đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.
Bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng. Các bệnh lý bộ máy vận động rất phong phú đa dạng với 200 bệnh khác nhau. Bệnh cơ xương khớpvề cơ bản được chia thành 2 nhóm chính:
Đây là nhóm có chấn thương đến từ cuộc sống và công việc như chấn thương do thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt…
Đây là nhóm không chấn thương, bao gồm rất nhiều loại bệnh lý cơ xương khớp như:
Bệnh hệ thống: lupus ban đỏ, viêm đa cơ, viêm da cơ, xơ cứng bì và viêm khớp dạng thấp.
Bệnh khớp tinh thể như bệnh gút.
Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính: viêm cột sống dính khớp và viêm khớp phản ứng.
Bệnh lý nhiễm khuẩn liên quan tới hệ xương khớp: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp do lao, viêm khớp do virus, viêm khớp do ký sinh trùng và nấm.
Bệnh xương khớp không do viêm: loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, hoại tử vô khuẩn xương).
Các bệnh lý phần mềm cạnh khớp: viêm gân, viêm bao gân, viêm túi thanh dịch.
Các bệnh lý cơ xương khớp khác như u xương nguyên phát, ung thư di căn xương.
Hậu quả của bệnh loãng xương là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương. Ngoài ra, cũng có những dự đoán rằng đến năm 2050, các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra.
Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng do khớp bị viêm khiến các ngón tay co quắp, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 - 15%).
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể làm giảm khả năng di chuyển, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm như hoại tử xương, gãy xương, viêm nhiễm và chảy máu ở khớp, teo cơ, yếu cơ, biến dạng khớp... cùng rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp mà hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế cho người bệnh.
Bệnh cơ xương khớp ngày nay xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi và ở cả hai giới. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp gồm:
Tuổi tác: Tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa khớp, loãng xương. Vì vậy, tuổi thọ con người càng được nâng cao thì tỉ lệ các bệnh xương khớp cũng càng trở nên phổ biến.
Giới tính và hormone: Nữ giới có xu hướng mắc một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus, xơ cứng bì, thoái hóa khớp. Trong khi đó, nam giới có nguy cơ cao mắc những bệnh lý như gout, bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.
Các yếu tố di truyền bẩm sinh: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Trong khi đó, người mang gen HLA - B27 có nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.
Béo phì: Trọng lượng cơ thể nhiều hơn gây sức ép lên khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: Ăn nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Tỉ lệ người mắc bệnh xương khớp hiện nay đang ngày càng trẻ hóa và gia tăng theo thời gian. Trong đó, top 4 đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Tại Việt Nam: 56% người bị thoái hóa khớp gối, 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa cột sống cổ, 30% nam và 28% nữ từ 55 - 64 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Nếu như trước đây, tỷ lệ người bị thoái hóa khớp thường gặp ở độ tuổi trên 50 thì nay ngày càng trẻ hóa.
Ở Việt Nam, tỉ lệ phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp chiếm 70-80%, trong đó 70% mắc bệnh ở tuổi trung niên. So với nam giới, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 2-6 lần. Nguyên nhân là vì cơ địa, sinh lý, đặc điểm sinh nở của phụ nữ khác biệt so với phái mạnh.
Giáo viên với đặc thù công việc phải đứng nhiều hoặc ngồi lâu ở một tư thế dễ khiến cho họ mắc bệnh thoái hóa cột sống. Bệnh không xuất hiện ngay lập tức mà tiến triển âm thầm, tập trung chủ yếu ở nhóm trung niên từ 40-50 tuổi.
Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc các bệnh xương khớp phổ biến như thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, đau vai gáy,… do tính chất công việc phải ngồi lâu, ngồi sai tư thế, sử dụng máy tính thường xuyên, ít vận động.
Bên cạnh việc phòng ngừa các nguyên nhân gây ra bệnh lý cơ xương khớp, bạn còn cần tìm hiểu thêm cách chữa trị khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau nhức. Với y học hiện đại ngày nay, có phương pháp nào tối ưu hơn dùng thuốc, phẫu thuật?
Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH mang đến cho bạn giải pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp bằng các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc, giúp phục hồi và tái tạo sụn khớp như:
Với tốc độ phát triển của xã hội hiện tại khiến chúng ta cũng phải chạy theo tốc độ phát triển này. Quá trình lao động để kịp tiến độ của xã hội khiến chúng ta dần kiệt sức. Và đến một thời điểm nào đó, tiền chúng ta tiết kiệm, dành dụm để có một cuộc sống tốt hơn thì lại dùng để chữa bệnh. Hoặc một hiện trạng chung của xã hội hiện tại chính là không quan tâm đến sức khỏe của bạn thân mình. Tuy nhiên có một điều hiển nhiên là tiền chảy về túi nhưng không chảy về xương. Chính vì thế, từ ngày hôm nay hãy tự chăm sóc sức khỏe cho người thân, cho chính bản thân mình.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com