Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Cách phòng và điều trị Thoát vị đĩa đệm như thế nào? Hãy cùng edallyhanquoc.vn tìm hiểu nhé!
Giải phẫu đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, được cấu tạo bởi 3 thành phần: nhân nhầy, vòng xơ và mâm sụn.
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, xuyên qua dây chằng chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.
Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng thường gặp khi đĩa đệm trong cột sống bị dịch chuyển hoặc thoát ra khỏi vị trí bình thường của nó. Cơ chế gây ra thoát vị đĩa đệm thường liên quan đến những yếu tố sau:
Yếu tố di truyền.
Do chấn thương ở vùng lưng. Đĩa đệm bình thường dưới tác động của yếu tố chấn thương cấp tính, nặng nề sẽ gây nên Thoát vị đĩa đệm.
Các bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.
Đĩa đệm bị thoái hóa do: thoái hóa sinh học (lão hóa) hoặc thoái hóa bệnh lý ( chấn thương, miễn dịch, chuyển hóa, di truyền…), dưới tác động của các yếu tố chấn thương( từ từ hoặc đột ngột) sẽ gây nên Thoát vị đĩa đệm.
Cân nặng của cơ thể: Cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
Nghề nghiệp: Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra một loạt triệu chứng khác nhau, và biểu hiện của bệnh này có thể thay đổi tùy theo vị trí của đĩa đệm bị thoát vị và mức độ áp lực lên các dây thần kinh. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm trên lâm sàng:
Sau sang chấn cột sống nặng nề (tai nạn giao thông, ngã từ trên cao xuống…).
Sau khi lao động mang phụ tải nặng (cúi mang vật nặng, mang vác nặng…).
Các vận động trong sinh hoạt ở tư thế bất lợi cho cột sống (mang vác lệch người, hắt hơi mạnh ở tư thế cúi người…).
Diễn biến từ từ tăng dần trong thoái hóa cột sống.
Có 2 hội chứng trong thoát vị đĩa đệm:
Thay đổi đường cong sinh lý, gù, lệch cột sống.
Đau tại đốt sống tương ứng.
Co cứng khối cơ cạnh sống một hoặc hai bên.
Hạn chế vận động cột sống về các phía.
Đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép, đau có tính chất cơ học.
Các dấu hiệu căng rễ thần kinh: điểm đau cạnh cột sống, các nghiệm pháp căng rễ thần kinh dương tính (tùy từng vùng cột sống bị tổn thương): nghiệm pháp lassgue, bấm chuông, thống điểm valleix…
Rối loạn cảm giác: tê hoặc đau theo dải da do rễ thần kinh bị tổn thương phân bố.
Rối loạn vận động: yếu, liệt hoặc giảm trương lực cơ do rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn phản xạ: giảm hoặc mất phản xạ thần kinh do rễ thần kinh chi phối.
Rối loạn thực vật, dinh dưỡng: teo cơ, thay đổi về da ( lạnh, khô, lông cứng dễ gãy…)
Thoát vị đĩa đệm phát triển qua một số giai đoạn khác nhau, từ sự bắt đầu của tình trạng này cho đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Dưới đây là các giai đoạn phát triển của thoát vị đĩa đệm:
Lúc này, đĩa đệm có hiện tượng bị biến dạng, bè rộng ra xung quanh theo chiều ngang nhưng không hoàn toàn trở lại hình dạng ban đầu của nó khi không có lực ép, nguyên nhân là do yếu vòng xơ và dây chằng dọc sau.
Là hiện tượng vòng xơ bị phá vỡ, nhân nhầy chui ra ngoài tạo thành ổ lồi khu trú. Người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng cục bộ, đôi khi cảm thấy tê tay chân do kích thích rễ thần kinh.
Vòng xơ bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này khiến cho nhân nhầy và các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt sống, hình thành khối thoát vị.Ở giai đoạn này người bệnh thường đau nhức, mệt mỏi, vận động khó khăn do chèn ép các rễ thần kinh.
Nhân nhầy trong đĩa đệm không chỉ bị thoát ra ngoài mà còn bị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm. Nhân nhầy bị biến dạng, vòng xơ bị rách nhiều phía dẫn đến xẹp đốt sống, hẹp ống sống, hư khớp đốt sống. Đồng thời nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép tủy, rễ thần kinh khiến người bệnh đau dai dẳng, teo cơ, liệt cơ, mất khả năng vận động và có thể tàn phế.
Điều trị bảo tồn là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân bị Thoát vị đĩa đệm. Khoảng 90 - 95% bệnh nhân được điều trị bảo tồn, 5 -10% bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật mới giải thoát được cho bệnh nhân.
Phối hợp các phương pháp khác nhau trong điều trị Thoát vị đĩa đệm:
Tiêm ngoài màng cứng.
Thuốc giảm đau, giãn cơ, vitamin…
Kéo giãn cột sống, lý liệu pháp.
Châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại, cứu ngải, giác hơi, điện xung...
Hội chứng chèn ép tủy.
Chỉ định phẫu thuật là ở giai đoạn 3b ( giai đoạn tổn thương hoàn toàn dẫn truyền thần kinh gây mất cảm giác, teo cơ, liệt các cơ tương ứng…)
Có khi chỉ định ở giai đoạn 2 khi đã qua điều trị bảo tồn đúng phác đồ trong hai tháng mà không đạt hiệu quả như mong muốn.
Khi bị thoát vị đĩa đệm, ngoài việc điều trị tích cực thì người bệnh cũng cần có các biện pháp phòng ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm như:
Tránh các chấn thương ảnh hưởng đến cột sống.
Tránh các động tác sai tư thế, bất lợi cho cột sống.
Kiêng bia rượu, các đồ uống có cồn.
Không hút thuốc lá.
Hạn chế tối đa đồ uống nhiều đường, có ga, thức ăn khó tiêu hóa.
Vận động nhẹ nhàng, khi thay đổi tư thế cần thực hiện từ từ để tránh tạo lực tác động mạnh và đột ngột lên cột sống.
Khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi cần chậm rãi, không bật dậy ngay mà từ từ ngồi dậy để cơ thể dần thích nghi.
Tránh tối đa việc khiêng vác vật nặng, vận động quá mạnh, tập luyện cường độ cao dễ gây chấn thương.
Không nên ngồi liên tục nhiều tiếng sẽ gây căng thẳng cho các đĩa đệm và tạo áp lực lớn lên cột sống.
Tập luyện thể dục thường xuyên, đúng cách…
Bổ sung canxi, glucosamine và collagen và chất chất chống oxy hóa thông qua các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay Thực phẩm chức năng để tái tạo lại sụn khớp đĩa đệm đã bị tổn thương, làm lành tổ chức xương sụn, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, kích thích máu nuôi dưỡng khớp, giảm đi tình trạng viêm cấp tính, viêm mãn tính.
Cà phê thải độc giảm cân Edally Super Slimming Garcinia Coffee
Viên uống bổ sung Omega-3 Edally BH
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com