Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, tăng mỡ máu có liên quan đến 48% trường hợp đột quỵ. Tương tự, một người bị đái tháo đường sẽ đối diện nguy cơ đột quỵ gấp 1,5 lần người bình thường. Riêng với tăng huyết áp, đây là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ. Theo thống kê, khoảng 70 - 90% người bị đột quỵ có tăng huyết áp.
Khi một trong hai trị số: huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì được xem là tăng huyết áp. Mức huyết áp 140/90 mmHg được xem là mốc huyết áp mục tiêu. Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim và nhiều biến chứng khác lên tim, mắt, thận, mạch máu…
Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp hiện nay theo thống kê chung cho người từ 18 tuổi trở lên là 1/3, tức là cứ 3 người là có 1 người bị tăng huyết áp. Càng lớn tuổi tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Đặc biệt, độ tuổi 70-80 tỷ lệ mắc tăng huyết áp lên đến 80%. Mặt khác, bệnh tăng huyết áp ngày càng có xu hướng trẻ hóa do lối sống căng thẳng, stress, ít vận động, chế độ ăn uống nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá...
Nguy hiểm hơn, tỉ lệ người đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị chiếm đến 50% vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình. Trong số những người tuân thủ điều trị thì có khoảng 30% người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Do đó việc chẩn đoán xác định và tuân thủ điều trị tăng huyết áp là vô cùng quan trọng.
Chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản, mỗi người có thể chủ động phát hiện tăng huyết áp bằng cách tự đo huyết áp tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh huyết áp về mức dưới 140/90 mmHg. Nhiều người bệnh dù vẫn uống thuốc đều đặn nhưng vẫn duy trì thói quen ăn mặn, căng thẳng kéo dài, thiếu vận động... cũng sẽ khó duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Cụ thể, người bệnh cần tuân thủ điều trị lâu dài theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám ngay nếu huyết áp không ổn định. Đặc biệt, người mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh thận mạn... cần tái khám định kỳ các chuyên khoa để duy trì các chỉ số sức khỏe. Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ăn nhạt, hạn chế căng thẳng, hạn chế các chất kích thích, tập thể dục đều đặn… để kiểm soát huyết áp hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Một trong những ưu tiên quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát huyết áp đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, tăng cường nhận thức về bệnh, hiểu về mục tiêu huyết áp trong điều trị và chia sẻ với bác sĩ khi có bất thường về chỉ số huyết áp khi tự theo dõi tại nhà. Do đó việc mỗi người cần chủ động trang bị các kiến thức về bệnh tăng huyết áp từ các nguồn thông tin chính thống từ các cơ sở y tế uy tín là vô cùng cần thiết.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ nhưng yếu tố hàng đầu là do mỡ máu cao. Khi mỡ máu xấu tăng cao, các phân tử mỡ bám vào thành mạch, hình thành mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch. Khi các mảng xơ vữa bong ra, sẽ tạo thành các cục máu đông di chuyển khắp cơ thể, lâu dần làm tắc các động mạch não dẫn đến đột quỵ.
Mỡ máu cao thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện. Về lâu dài có thể gây ra những nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí suy thận. Theo WHO, tỷ lệ người mắc mỡ máu cao ở Việt Nam hiện đang tăng nhanh nhất ở độ tuổi 35 - 44. Trong đó có tới 71% trường hợp không biết mình mắc mỡ máu cao cho tới khi khám sức khỏe tổng quát.
Vì vậy, Bác sĩ khuyên rằng việc kiểm soát mỡ máu, chủ động phòng chống đột quỵ chính là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rủi ro đột quỵ có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Khi đứng riêng lẻ, mỗi mặt bệnh đều đã là nguy cơ của đột quỵ. Điều đáng lo hơn nữa, tăng huyết áp, đái tháo đường và mỡ máu cao lại có mối liên hệ mật thiết, thường mắc song hành với nhau, đều dẫn đến hậu quả xơ vữa động mạch, hẹp động mạch cảnh và kết quả là đột quỵ.
Bệnh đái tháo đường tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” và đang có xu hướng trở thành đại dịch thứ 4 của nhân loại. Đó là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng theo một thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam mỗi ngày có đến hơn 150 người chết vì bệnh đái tháo đường, cao gấp 7 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết chuyển hoá đặc trưng bởi sự tăng đường glucose máu mạn tính. Bệnh tiến triển mạn tính dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, não, thận, thần kinh và tim mạch. Trong số các biến chứng do bệnh Đái tháo đường gây nên, bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Nếu bị mắc đái tháo đường thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ gấp đôi so với người bình thường. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch của người bệnh càng cao. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Sau một thời gian mắc đái tháo đường, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng thành mạch và các dây thần kinh tim. Người bệnh đái tháo đường cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh khác làm tăng nguy cơ tim mạch: huyết áp cao, tăng cholesterol,... Ngoài ra còn các yếu tố tăng tăng nguy cơ tim mạch khác như: hút thuốc, thưa cân/béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực, sử dụng rươu/bia,…
Nhưng người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách thay đổi lối sống, ngoài ra nó còn giúp bạn kiểm soát đường máu tốt hơn. Chính vì vậy, việc hiểu biết đặc điểm về bệnh lý cũng như những biểu hiện lâm sàng của biến chứng tim mạch sẽ góp phần phòng ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh tim mạch ở các bệnh nhân Đái tháo đường.
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nguy cơ cao nhất trên bản đồ đột quỵ thế giới.
Hàng năm, số ca đột quỵ tại Việt Nam chạm mức khoảng trên 200.000, trong đó 50% ca không qua khỏi, 45% sống sót với di chứng nặng nề về thần kinh, vận động và chỉ 5% khỏi bệnh. Đáng chú ý, nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị trong 5 năm là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 trường hợp tái phát sau đó. Nếu nguyên nhân dẫn đến đột quỵ thuộc nhóm nguy hiểm thì tỷ lệ này sẽ cao hơn.
Nhưng may mắn là tỷ lệ tái phát sau đột quỵ có thể giảm đi đáng kể nếu người bệnh tái khám thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu… theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa..
Đẩy lùi mỡ máu xấu, giảm các chỉ số mỡ máu về mức an toàn
Ổn định đường huyết và chỉ số Lipoprotein (a).
Cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp.
Phá hủy cục máu đông và xơ vữa động mạch.
Ngăn ngừa biến chứng tim mạch và nguy cơ đột quỵ.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com