Trong các bệnh tuyến giáp, bệnh Basedow là một bệnh hay gặp và điều trị phức tạp nhất. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng có thể đưa đến tử vong: cơn bão giáp trạng, suy tim... và bệnh nhân có thể tử vong.
Basedow là bệnh thường xảy ra ở phụ nữ, chiếm 80% các trường hợp, tuổi từ 20 - 50. Thường có tiền sử gia đình: trong gia đình nhiều người có biểu hiện bệnh ở tuyến giáp như bướu giáp đơn thuần, viêm tuyến giáp hoặc bệnh Basedow.
Bệnh Basedow được Graves (1838) và K. Basedow (1840) phát hiện đầu tiên. Việt Nam vẫn gọi là bệnh Basedow (có lẽ K. Basedow là người Đức nên Việt Nam ta gọi cho phù hợp với hệ thống các nước XHCN) là bệnh bướu cổ phì đại (hoặc hỗn hợp) kèm với các triệu chứng: Bướu giáp to, ăn khoẻ, gầy sút nhanh, nhịp tim nhanh…
Bệnh Basedow là một dạng bệnh nội tiết, chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành, được đặc trưng bởi biểu hiện bướu giáp lan tỏa và hội chứng cường giáp không ức chế được (triệu chứng lồi mắt).
Bệnh Basedow thường xảy ra ở phụ nữ ở độ tuổi từ 20 - 50 và bệnh nhân có tiền sử gia đình biểu hiện bệnh tuyến giáp.
Hiện nay, bệnh Basedow là bệnh tự miễn chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có tính chất gia đình với khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh, trong đó 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.
Basedow là một bệnh phổ biến trong các bệnh nội khoa nói chung và các bệnh nội tiết nói riêng. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (80%), đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 21 - 30 tuổi. Bệnh liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen ở nữ.
Yếu tố gen, miễn dịch, môi trường... làm thay đổi tính kháng nguyên và trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào tuyến giáp, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra tự kháng thể hormon TRAb. TRAb gắn vào receptor của hormon TSH tại màng tế bào tuyến giáp, kích thích tế bào tuyến giáp phát triển về mặt số lượng, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormon tuyến giáp vào trong máu, gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp và các biểu hiện tự miễn trên lâm sàng.
Bệnh Basedow là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh có tính chất gia đình với khoảng 15% người bệnh có họ hàng cùng bị bệnh, trong đó 50% họ hàng các bệnh nhân có kháng thể kháng giáp lưu hành.
Bệnh Basedow thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp, với các triệu chứng: ăn khỏe, tinh thần bất ổn, nhịp tim nhanh hơn 90 lần/phút, tiếng tim đập mạnh, huyết áp tăng, xuất hiện bướu cổ lan tỏa (bướu cổ là dấu hiệu thường gặp ở khoảng 80% các bệnh nhân Basedow, mức độ to của bướu giáp có thể thay đổi sau khi được điều trị, nhất là ở những bệnh nhân mới bị bệnh), run đầu chi, gầy sút cân mặc dù ăn bình thường hoặc ăn nhiều, mắt lồi, tính tình thất thường hay cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn điều hòa thân nhiệt với biểu hiện da nóng ẩm, có tăng nhẹ nhiệt độ, rối loạn tiêu hóa, rối loạn sinh dục biểu hiện bằng suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt...
Sút cân. Người bệnh có thể giảm 3 - 20kg trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.
Rối loạn tinh thần, dễ lo lắng, kích thích, cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, mệt mỏi, khó ngủ.
Rối loạn điều hòa thân nhiệt.
Tim đập nhanh (trên 100 lần/phút), có cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim.
Rối loạn tiêu hóa.
Bệnh mắt nội tiết: mi mắt nhắm không kín, hở khe mi mắt, lồi mắt hoặc nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.
Bướu giáp lan tỏa, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt.
Bệnh Basedow ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, vì thế không nên chủ quan khi xuất hiện triệu chứng bệnh, cần sớm đi thăm khám và điều trị để đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa biến chứng.
Vì bệnh Basedow là bệnh nội tiết liên quan đến sự nhạy cảm của tế bào lympho T với các kháng nguyên nằm trong tuyến giáp nên bệnh Basedow không lây nhiễm.
Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp có nguyên nhân là do tự miễn. Nữ giới bị bệnh nhiều gấp 5 - 10 lần nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là trong độ tuổi từ 20 - 40. Một số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch của bệnh basedow là: Nữ giới bị bệnh nhiều gấp 5 - 10 lần nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là trong độ tuổi từ 20 - 40.
Mang thai, đặc biệt là giai đoạn sau sinh.
Ăn quá nhiều iod, đặc biệt là tại những vùng thiếu iod.
Do sử dụng các thuốc chứa lithium (trong một số thuốc chữa rối loạn tâm thần). Điều trị Lithium có thể làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.
Nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Ngừng điều trị corticoid.
Các nguyên nhân gây stress.
Bệnh Basedow, còn được gọi là bệnh gòi, là một loại bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến tuyến giáp trong cơ thể. Bệnh này có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.
Basedow là bệnh rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh nhân sẽ tử vong trong tình trạng suy tim, suy kiệt và đặc biệt là trong tình trạng cơn bão giáp trạng, một biến chứng rất nặng của bệnh. Khi bị cơn bão giáp trạng, bệnh nhân sẽ sốt cao 40 - 41 độ C, tinh thần hoảng loạn, lo lắng hoặc kích thích dữ dội, tim đập rất nhanh...
Mối nguy hiểm tiếp theo mà có đến 30% người mắc bệnh bướu cổ basedow gặp phải đó là biến chứng trên mắt, điều này là do sự viêm nhiễm và rối loạn hệ thống miễn dịch làm ảnh hưởng đến mô xung quanh mắt gây nên tình trạng: Mắt sưng phồng; cảm giác đau và nhức mắt; Nặng mắt; Mờ mí mắt hoặc co rút mí mắt; Mắt đỏ hoặc bị viêm; Mắt nhạy cảm với ánh sáng; Nhìn một hóa hai; Mất hoặc giảm thị lực;…
Phụ nữ mang thai mắc bệnh bướu Basedow có thể bị sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp ở thai nhi, thai nhi phát triển kém, người mẹ bị suy tim và tiền sản giật. Ngoài ra, bướu cổ basedow còn gây rối loạn chuyển hoá nước và điện giải, tăng lưu lượng máu đến thận dẫn đến tăng mức lọc cầu thận, tăng tái hấp thu ống thận, tiểu nhiều. Bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn chuyển hóa canxi - phospho dẫn đến tăng hủy xương, tăng canxi niệu; ảnh hưởng đến gan, hệ tạo máu,…
Khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các biện pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Xét nghiệm chẩn đoán hormon.
Xạ hình tuyến giáp.
Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp.
Điện tâm đồ.
Chụp Xquang.
Xét nghiệm men gan...
Từ các xét nghiệm có các chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ xác định có mắc bệnh bướu cổ Basedow hay không, giai đoạn của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Xạ hình tuyến giáp là phương pháp rất hữu ích nhằm đánh giá hình ảnh chức năng của tuyến giáp, đánh giá nhân tuyến giáp. Để ghi hình tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng dược chất phóng xạ là l-131 hoặc Technetium - 99m (Tc99m).
Xạ hình tuyến giáp sẽ xác định vị trí, hình dạng, kích thước của tuyến giáp, đánh giá chức năng, hình ảnh tuyến giáp của các bệnh nhân có bướu cổ đơn thuần, cường giáp trạng, bướu cổ do Basedow, suy giáp.... Ngoài ra, xạ hình tuyến giáp còn giúp phát hiện ung thư giáp sớm.
Trên thế giới hiện nay, bệnh Basedow điều trị chủ yếu bằng 3 phương pháp chính: nội khoa, xạ trị và phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp.
Đây là biện pháp được ưu tiên hàng đầu, được chỉ định khi bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân Basedow, chưa có biến chứng và bệnh nhân có điều kiện để điều trị lâu dài theo dõi bệnh
Có 3 loại thuốc kháng giáp được sử dụng chủ yếu đó là: Methimazole, carbimazole và PTU. Trong đó PTU được khuyến cáo không sử dụng trong điều trị ban đầu cho bệnh nhân Basedow.
Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn với phương pháp này là 60 - 70% sau 12 - 18 tháng điều trị.
Phương pháp được lựa chọn là phóng xạ trị Iod 131 với mục đích làm cho bướu tuyến giáp nhỏ lại và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng về bình thường
Phương pháp này chống chỉ định với trẻ em và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây suy giáp ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc nặng hoặc bướu quá lớn chèn ép gây nuốt nghẹn hay sặc, khó thở thì ưu tiên phương pháp phẫu thuật hơn.
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi bệnh đã được điều trị bằng thuốc ít nhất 4 - 6 tháng mà không duy trì được bình giáp khi ngưng thuốc, bướu giáp to gây mất thẩm mỹ hoặc có biến chứng khó thở
Nguyên tắc là cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp chỉ để lại một phần nhỏ 3 - 6 gram để duy trì chức năng tạo hormon bình thường.
Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật: khàn tiếng, hạ calci máu, nhiễm trùng vết mổ… Tuy nhiên với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì tỷ lệ biến chứng chỉ rơi vào khoảng 1%.
Bệnh basedow được biết đến là khá phổ biến hiện nay tuy nhiên không ít người lại có thái độ hời hợt đối với căn bệnh này, từ đó dẫn đến tử vong.
Bệnh Basedow là bệnh lý liên quan trực tiếp tới rối loạn tự miễn chưa rõ nguyên nhân, vì vậy người bệnh đã bị Basedow cần có một số biện pháp để làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh:
Quan trọng nhất vẫn là người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Tinh dầu thông đỏ, Nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm, Nấm linh chi… để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể.
Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá.
Đeo kính bảo vệ mắt khỏi bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod.
Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm.
Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn.
Mọi thông tin chi tiết về Thương hiệu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 hoặc website: edallyhanquoc.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com