Tỷ lệ liệt dạ dày ở những người bị bệnh tiểu đường rất cao, lên đến 65%. Có nghĩa là không những bị hoại tử chi (chân, tay...) mà còn khiến các dây thần kinh phế vị, dạ dày liệt hoàn toàn. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Đường huyết cao trong cơ thể thời gian dài gây thiệt hại cho các mạch máu.
Bất kỳ bệnh nhân đái tháo đường nào cũng cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của biến chứng để từ đó có kế hoạch kiểm soát tốt các biến chứng đái tháo đường này để hạn chế những ảnh hưởng của biến chứng tới sức khỏe người bệnh.
Liệt dạ dày là một rối loạn ảnh hưởng đến cả bệnh nhân đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Tổn thương thần kinh có thể xảy ra theo thời gian do tác động của lượng đường trong máu tăng cao và kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường. Chậm tiêu hóa còn làm cho việc điều trị bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn.
Dạ dày bị liệt làm tình trạng thức ăn ở lại lâu trong dạ dày khiến vi khuẩn phát triển hoặc thực phẩm đông cứng tạo thành dị vật dạ dày, gây ra buồn nôn, ói mửa và tắc nghẽn dạ dày. Để lâu có thể ảnh hưởng sang cả ruột non.
Liệt dạ dày rất khó chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm thường xuyên bị bỏ qua cứ nghĩ là bệnh của đường tiêu hóa. Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ liệt dạ dày ở những người bị bệnh đái tháo đường rất cao có thể lên đến 65%.
Liệt dạ dày thường gặp hơn ở những người được chẩn đoán đái tháo đường sau nhiều năm (> 10 năm) có lượng đường trong máu cao mà không được kiểm soát tốt. Đường huyết tăng cao trong một thời gian dài gây ra thay đổi hóa học và tổn Thương nhiều dây thần kinh. Khi tình trạng này kéo dài dai dẳng cuối cùng sẽ gây tổn thương các mạch máu là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho dây thần kinh của cơ thể trong đó có dây thần kinh phế vị và hậu quả cuối cùng dẫn đến liệt dạ dày.
Bệnh liệt dạ dày, hay còn gọi là bệnh dạ dày đái tháo đường, là một biến chứng của bệnh đái tháo đường (tiểu đường) với nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau.:
Ợ nóng.
Buồn nôn.
Ói ra thức ăn chưa được tiêu hóa.
Cảm giác mau no khi ăn.
Sụt cân.
Bụng đầy hơi thường xuyên.
Lượng đường trong máu lên xuống thất thường.
Ăn không cảm thấy ngon miệng.
Gây trào ngược dạ dày thực quản.
Co thắt thành dạ dày.
Những triệu chứng này có mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào mỗi người và thời gian mắc bệnh, mức độ kiểm soát đường máu ở mức độ nào?
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành của cả nước ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%.
Ngoài ra, tại kết quả điều tra cho thấy, có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
TS.BS. Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể lực. Việc thực hiện lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa mắc đái tháo đường tới 70% số trường hợp. Đồng thời, chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó.
Các chuyên gia của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng lưu ý, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng. Đặc biệt, nếu người bệnh đã được chẩn đoán, xác định chính xác đái tháo đường thì tuyệt đối không dừng thuốc khi triệu chứng đã giảm. Bởi khi đã mắc đái tháo đường được các bác sỹ kê đơn uống thì đường huyết trở về ổn định. Tuy nhiên, ổn định là do thuốc làm bệnh ổn định, không phải cơ thể đã được điều trị dứt điểm đái tháo đường.
Những người bị liệt dạ dày cực kì khổ sở vì chế độ ăn uống, gần như kiêng đủ thứ, ăn uống chắt bóp vì hay nôn mửa. Họ thường thất vọng, chán nản. Vậy nên, cùng với việc duy trì uống thuốc, người mắc bệnh tiểu đường hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, siêng tập thể dục, ăn uống sạch và tìm hiểu dần những Thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe, có tác dụng ổn định đường huyết, tăng cường lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm và Hắc sâm… để bổ sung dần.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Ngoài ra, người bệnh cần phải thăm khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ. Giai đoạn đầu khi đường huyết không ổn định, người bệnh có thể khám theo lời hẹn 2 tuần/lần, 1 tháng/lần; khi đường huyết ổn định đi khám định kỳ 2- 3 tháng/lần.
Việc bỏ tái khám làm cho người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến nhiều các biến chứng như: biến chứng tim mạch, biến chứng về mắt, biến chứng bàn chân, thần kinh hết sức nguy hiểm.
Nhiều người bị liệt dạ dày, đi khám mới lo sợ vì bác sĩ thông báo nguyên nhân do biến chứng tiểu đường. Có bệnh mà không chữa, có sức khỏe mà không chịu quan tâm, đến lúc đau đớn rồi mới mất hàng chục, hàng trăm triệu ở bệnh viện cũng không cứu được.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com