Hotline

0902158663
MENU
0
23/10/2023 - 7:57 PMedallyhanquoc.vn 283 Lượt xem

Đái tháo đường là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Các biến chứng này đều rất đáng ngại, trong đó có các bệnh răng miệng.

Khi bị đái tháo đường, sức đề kháng của bệnh nhân bị suy yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng răng lợi và bệnh nha chu cho bệnh nhân. Ngoài ra bệnh đái tháo đường còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tưa miệng, khô miệng, viêm loét miệng và một số bệnh lý nhiễm trùng do nấm gây nên.

Biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến lung lay và mất răng

Biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến lung lay và mất răng

1. Nguyên nhân biến chứng răng miệng ở người bệnh đái tháo đường

Nguyên nhân đái tháo đường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng là do không thể kiểm soát được lượng đường trong máu dẫn đến các bệnh ở nướu. Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường có thói quen hút thuốc cũng dễ bị bệnh về răng miệng cao hơn người bị đái tháo đường nhưng không có thói quen hút thuốc. Đồng thời, khi bị bệnh đái tháo đường, khả năng chống lại vi khuẩn ở nướu miệng gây nhiễm trùng bị suy giảm. Thông thường, người bị bệnh đái tháo đường rất dễ bỏ qua các biểu hiện của sức khỏe răng miệng.

2. Dấu hiệu nhận biết biến chứng răng miệng ở người bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề và biến chứng trong vùng răng miệng. Thông thường, người bị bệnh đái tháo đường rất dễ bỏ qua các biểu hiện của sức khỏe răng miệng.

Các biểu hiện thường thấy khi bị bệnh răng miệng ở người đái tháo đường gồm:

  • Chân răng và nướu răng bị chảy máu thường xuyên, đặc biệt là khi đánh răng hoặc xỉa răng.

  • Tụt nướu, nướu bị đỏ và sưng, ở giữa kẽ và nướu răng thường xuyên có mủ, các răng vĩnh viễn bị lung lay.

  • Khi nhai thường có cảm giác đau.

  • Răng bị lung lay, tụt lợi, răng khấp khiểng và hàm răng không ăn khớp với nhau.

  • Lợi bị tách ra khỏi răng, có thể làm cho răng trong dài hơn và lớn hơn.

  • Hôi miệng kéo dài, mặc dù đã đánh răng rất kỹ và rất sạch.

Mối liên hệ giữa bệnh rang miệng và bệnh đái tháo đường

Mối liên hệ giữa bệnh rang miệng và bệnh đái tháo đường

3. Một số bệnh răng miệng thường gặp do đái tháo đường gây ra

Theo các nghiên cứu, bệnh đái tháo đường và bệnh răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thống kê ở Mỹ cho thấy, so với người bình thường, bệnh nhân mắc đái tháo đường có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng cao hơn, bao gồm:

3.1. Sâu răng do đái tháo đường gây ra:

  • Các mảng bám trên răng được hình thành do sự kết hợp giữa thức ăn dư thừa bám trên kẽ răng và vi khuẩn nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, về lâu dài sẽ sản sinh ra acid, tấn công lên bề mặt răng của bệnh nhân gây sâu răng.

3.2. Viêm nướu răng do đái tháo đường gây ra:

  • Theo thời gian, những mảng bám trên răng sẽ chuyển thành vôi răng nếu không được làm sạch, loại bỏ đúng cách. Vôi răng sẽ kích thích nướu răng, làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu và dẫn đến nướu răng bị viêm.

3.3. Viêm nha chu do đái tháo đường gây ra:

  • Đây là tình trạng nặng của bệnh viêm nướu răng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Viêm nha chu làm phá hủy các mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng, khiến răng của bệnh nhân trở nên lỏng lẻo, tụt lợi và có thể dẫn đến mất răng. Viêm nha chu gây ảnh hưởng lớn đến những bệnh nhân mắc đái tháo đường, do bệnh làm tăng mức đường huyết và làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.

3.4. Tưa miệng do đái tháo đường gây ra:

  • Đây là bệnh lý do nấm Candida gây nên. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý tưa miệng gồm: đau, có những đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi, má hoặc vòm miệng, nướu răng bị sưng, hình thành các vết thương hở.

3.5. Khô miệng do đái tháo đường gây ra:

  • Khi bị đái tháo đường, quá trình bài tiết nước bọt bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây khô miệng. Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh lý vùng miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu răng, tưa miệng,...

Biến chứng răng miệng ở người đái tháo đường như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu... nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân bị mất răng hoặc tụt lợi.

4. Người mắc bệnh đái tháo đường có nhổ răng được không?

Như chúng ta đã biết, mắc bệnh đái tháo đường thường có sức đề kháng kém, nguy cơ nhiễm trùng cao. Bệnh nhân cũng dễ mắc các bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có vấn đề về răng miệng. Vậy mắc bệnh đái tháo đường có nhổ được răng không?

Theo các nha sỹ, người bị bệnh đái tháo đường nếu gặp các vấn đề về răng miệng, đau nhức răng và không thể giữ răng được thì buộc phải nhổ bỏ răng. Tuy nhiên, có nhiều người lo lắng và thắc mắc về việc nhổ răng khi bị đái tháo đường là do sợ gặp biến chứng như vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm trùng cơ hội.

Người mắc bệnh đái tháo đường có nhổ răng được không?

Người mắc bệnh đái tháo đường có nhổ răng được không?

Để quyết định có nhổ bỏ răng không, nha sỹ sẽ chỉ định xét nghiệm đường huyết trước khi nhổ để theo dõi lượng đường huyết duy trì trong khoảng thời gian này là bao lâu. Nếu chỉ số nằm trong mức cho phép an toàn thì người bệnh có thể nhổ răng được. Nếu cao hơn thì cần điều trị làm giảm đường huyết mới được tiến hành nhổ.

Một điều quan trọng khi nhổ răng ở người bị đái tháo đường, đó là phải được tiến hành ở những cơ sở y tế, nha khoa đáng tin cậy. Người bệnh không được tự ý nhổ hoặc đến những phòng khám không rõ uy tín, sẽ dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

5. Những lưu ý cần nhớ sau nhổ răng khôn trên bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đặc biệt người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng cao hơn bình thường.  Vậy bị đái tháo đường có nhổ răng được không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp và tư vấn cho bạn một số cách chăm sóc nha chu ở người bệnh đái tháo đường khi đi nhổ răng, đặc biệt là răng khôn.

5.1. Những điều nên làm sau nhổ răng khôn trên bệnh nhân đái tháo đường:

  • Cắn gạc trong miệng khoảng 30 phút sau nhổ để tránh chảy máu.

  • Chườm đá lạnh ngoài má khoảng 15 phút, sau đó nghỉ 15 phút trong 24 giờ sau nhổ để giảm sưng. Có thể chườm ấm vào ngày hôm sau.

  • Ăn mềm, nguội 1-2 ngày sau nhổ răng. Những ngày sau có thể ăn uống bình thường.

  • Nên nghỉ ngơi sau nhổ 1-2 ngày

  • Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn. Kiểm soát tốt đường huyết để tránh viêm nhiễm.

5.2. Những điều không nên làm sau nhổ răng khôn trên bệnh nhân đái tháo đường:

  • Không uống rượu, bia, uống bằng ống hút hoặc hút thuốc lá trong thời gian uống thuốc vì ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

  • Tránh thức ăn cứng, dai, nóng hoặc cay có thể mắc vào ổ cắm hoặc gây kích ứng vết thương.

  • Không nên đánh răng, súc miệng mạnh tại vùng nhổ răng vào ngày đầu tiên sau nhổ.

  • Không nên vận động mạnh như: bơi, đá bóng, bê vác đồ nặng... trong khoảng 1 tuần sau phẫu thuật.

5.3. Bệnh nhân đái tháo đường sau nhổ răng khôn cần liên hệ ngay với bác sỹ Răng Hàm Mặt khi có dấu hiệu sau:

  • Khó thở, khó nuốt.

  • Chảy máu quá nhiều không cầm được bằng cắn gạc.

  • Sốt cao trên 39o C.

  • Đau dữ dội không đáp ứng với thuốc giảm đau.

  • Sưng nặng hơn sau 2 hoặc 3 ngày.

6. Cách phòng ngừa bệnh răng miệng do bệnh đái tháo đường gây ra

Phòng ngừa bệnh răng miệng do bệnh đái tháo đường gây ra là một phần quan trọng trong việc quản lý tổng thể của bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe răng miệng trong trường hợp bạn mắc đái tháo đường:

Để phòng ngừa bệnh răng miệng, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.

  • Khi làm sạch răng nên sử dụng chỉ nha khoa để làm loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng thay vì sử dụng tăm để xỉa.

  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

  • Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa đường và tinh bột.

  • Hạn chế hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nha chu và tưa miệng.

  • Theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên, tuân thủ đúng các chỉ dẫn của bác sỹ để giữ đường huyết luôn được ổn định.

  • Bổ sung Thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kiểm soát đường huyết và tăng cường sức đề kháng như: Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâmĐông trùng hạ thảo

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Giải pháp toàn diện cho người mắc bệnh tiểu đường để phòng ngừa biến chứng tim mạch, răng miệng, bàn chân…

Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule - Giải pháp toàn diện cho người mắc bệnh tiểu đường để phòng ngừa biến chứng tim mạch, răng miệng, bàn chân…

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Nên đi khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần. Khi thấy có các dấu hiệu bệnh lý răng miệng, cần đi khám chữa ngay. 

Người bệnh lưu ý kiểm soát hàm lượng đường trong máu thường xuyên giúp ổn định bệnh đái tháo đường, đồng thời có thể giúp cho việc phòng ngừa bệnh nha chu và sâu răng.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Làn Da Khô - Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Làn Da Khô - Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Da khô là nỗi khổ của rất nhiều người, với việc thường xuyên thô ráp, sần sùi và vào mùa lạnh còn bị bong tróc, căng rát, ngứa ngáy khó chịu. Hơn nữa, da...
Da Nám, Tàn Nhang Phải Dùng Kem Chống Nắng Như Thế Nào? Da Nám, Tàn Nhang Phải Dùng Kem Chống Nắng Như Thế Nào?
Nám da và tàn nhang là một vấn đề về da khá phổ biến tại nước ta, không chỉ ở riêng phái nữ mà rất nhiều cánh mày râu cũng gặp phải. Thông thường nám,...
Giải Pháp Nào Thay Thế Hydroquinone (HQ) Cho Làn Da Thâm - Nám? Giải Pháp Nào Thay Thế Hydroquinone (HQ) Cho Làn Da Thâm - Nám?
Khi da gặp một vấn đề nào đó như mụn, nám, tâm lý chung của chúng ta sẽ tìm mọi cách để điều trị càng nhanh càng tốt. Nhưng đôi khi lại quên mất rằng, làn...
Mùa Đông - Thời Điểm Vàng Để Điều Trị Nám Da Mùa Đông - Thời Điểm Vàng Để Điều Trị Nám Da
Nám da là một tình trạng tăng sắc tố thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ. Dưỡng da đã lâu nhưng có thể bạn chưa biết: Mùa đông chính là thời điểm vàng để...
Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Mụn Trong Thời Tiết Hè Nắng Nóng Hướng Dẫn Chăm Sóc Da Mụn Trong Thời Tiết Hè Nắng Nóng
Khi hè đến, trời có nắng và nhiệt độ cao làm cho lượng dầu tiết trên da mặt nhiều hơn mức bình thường vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn tấn công...
Sự Thật Về Viên Uống Chống Nắng Mà Bạn Nên Biết Sự Thật Về Viên Uống Chống Nắng Mà Bạn Nên Biết
Viên uống chống nắng trắng da là dòng sản phẩm thực phẩm chức năng đã có mặt từ rất lâu tại các nước phương tây.
Liệu Có Nên Tự Điều Trị Mụn Tại Nhà Bằng Các Loại Thần Dược Trên Mạng Không? Liệu Có Nên Tự Điều Trị Mụn Tại Nhà Bằng Các Loại Thần Dược Trên Mạng Không?
Trong nhiều năm trở lại đây, dưới sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội việc bạn có thể tìm mua 1 sản phẩm chăm sóc da trên mạng hoặc mọi người truyền...
Vì Sao Work From Home Nhưng Da Vẫn Xấu? Vì Sao Work From Home Nhưng Da Vẫn Xấu?
Work from home (WFH) là hình thức làm việc phổ biến trong thời kỳ đại dịch. Nhiều người cho rằng, WFH là thiên đường khi không phải dành 2 tiếng/ngày để chen...
Những Tổn Thương Da Thường Gặp Khi Mang Khẩu Trang Thường Xuyên Những Tổn Thương Da Thường Gặp Khi Mang Khẩu Trang Thường Xuyên
Các nàng có cảm thấy da mình khô và sần sùi hơn trong thời gian gần đây không? Nguyên nhân rất có thể nằm ở vật “bất ly thân” mới của bạn - chiếc khẩu...
Tiêu Chí Chọn Kem Dưỡng Ẩm Mùa Hanh Khô Cho Các Loại Da Tiêu Chí Chọn Kem Dưỡng Ẩm Mùa Hanh Khô Cho Các Loại Da
Dưỡng ẩm là một trong những bước dưỡng da quan trọng nhất. Vậy bạn đã biết cách chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da mình chưa? Đọc bài viết này để...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon