Tùy mức độ người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ có hướng can thiệp bằng thuốc điều trị tai biến mạch máu não hoặc các biện pháp phẫu thuật khác. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ và đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời (trong 3 giờ đầu tính từ khi khởi bệnh) là vô cùng quan trọng.
Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng, tuy nhiên để dễ nhớ chúng ta nghi ngờ khi có ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 - 95%:
Khó đi lại: Do mất cân bằng, yếu ớt hoặc chóng mặt.
Khó giao tiếp: Người bệnh có thể không hiểu những gì người khác đang nói hoặc ngược lại - mất khả năng phát âm.
Tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể hoặc một bên mặt.
Mất phối hợp ở một bên của cơ thể: Yếu tay chân làm người bị đột quỵ không thể thực hiện một hành động thông thường hàng ngày vẫn làm được.
Rối loạn thị lực: Có thể bao gồm giảm hoặc mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
Đau đầu dữ dội: Nếu đau đầu xuất hiện đột ngột, nặng hoặc có liên quan đến ói mửa hoặc giảm ý thức thì có thể nghĩ tới đột quỵ.
Co giật: Đột quỵ là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn co giật đột nhiên xuất hiện ở người trên 50 tuổi không có tiền sử co giật trước đó.
Thời gian diễn biến triệu chứng phụ thuộc vào kích thước và mức độ nghiêm trọng của thương tổn não trong đột quỵ. Các triệu chứng có thể kéo dài chưa đầy 1 giờ nhưng cũng có thể tồn tại suốt đời. Triệu chứng càng kéo dài, càng có nhiều khả năng các di chứng để lại vĩnh viễn. Vì vậy, các vấn đề gây ra bởi đột quỵ nên được giải quyết càng sớm càng tốt.
Theo báo cáo cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới được công bố vào 2017, đột quỵ được coi là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt trong xã hội và nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng.
Nước ta đang ghi nhận hơn 200.000 ca đột quỵ mỗi năm. Những năm gần đây, đột quỵ không những được ghi nhận ở người lớn tuổi mà còn gia tăng ở người trẻ, trung bình tỉ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng 2% mỗi năm. Trong đó tỉ lệ nam giới mắc đột quỵ cao gấp 4 lần nữ giới.
Theo các nhà khoa học, đối với người bệnh bị đột quỵ cấp thì cứ 1 phút trôi đi sẽ có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi nếu không được điều trị kịp thời. Do đó với đột quỵ, việc phát hiện dấu hiệu bệnh trễ hoặc để người bệnh ở nhà sẽ không giúp người bệnh được an toàn. Mà ngược lại càng làm cho người bệnh khó phục hồi, và có thể dẫn tới tàn phế hoặc tử vong.
Với đặc điểm cơn đột quỵ cấp xuất hiện đột ngột và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh như vậy, việc trang bị các kiến thức về căn bệnh đặc biệt cách nhận diện và xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ cấp là vô cùng quan trọng.
Gọi xe cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Nếu bản thân không thực hiện được việc gọi xe cấp cứu, hãy tìm kiếm sự trợ giúp càng sớm càng tốt.
Cho người bệnh nằm nghiêng cao đầu 30 - 45 độ, nới rộng quần áo, làm thông thoáng đường thở.
Cần ghi nhớ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên (đến từng phút, ví dụ 07h20' hay 10h15'...), vì đó là thông tin có giá trị quan trọng mà bác sĩ cần biết để quyết định phương pháp điều trị.
Không cho người bệnh ăn uống hay sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Khoảng 85% các cơn đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Những đột quỵ dạng này được điều trị hiệu quả bằng phương pháp tiêu sợi huyết trong những giờ vàng đầu tiên. Ngay cả khi các triệu chứng đột quỵ biến mất, việc đưa người bệnh đến bệnh viện để tiến hành các đánh giá vẫn rất cần thiết.
Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua là một loại đột quỵ gây ra bởi sự thiếu máu tạm thời ở một phần của não. Có thể có một cục máu đông đã nghẽn trong lòng một động mạch não và lưu lượng máu bị chặn, nhưng sau đó tình trạng này biến mất do cục máu đông đã tan hoặc trôi đi. Mặc dù triệu chứng đột quỵ không còn nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát đột quỵ.
Lưu ý: Dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ có thể rất nhẹ nhưng cũng có thể diễn biến nặng lên rất nhanh và sau vài tiếng đã dẫn đến hôn mê. Dù chỉ là nghi ngờ đột quỵ, người bệnh cũng nên được đưa ngay vào bệnh viện để kiểm tra đầy đủ, càng sớm càng tốt. Không nên dùng các thuốc trôi nổi trên thị trường được quảng cáo là chống hoặc chữa đột quỵ vì có thể phản tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Việc điều trị đột quỵ vô cùng khó khăn do những tổn thương thần kinh diễn tiến nhanh, chi phí y tế tốn kém, thậm chí người bệnh còn phải gánh chịu nhiều di chứng nặng nề và nguy cơ tái phát đột quỵ. Do đó, cần lưu ý một số biện pháp dự phòng bệnh hữu hiệu.
Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh căng thẳng.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế chất béo, ngọt, đường, bột, thức ăn nhiều mắm muối; nên ăn nhiều rau, củ, trái cây).
Tập thể dục phù hợp sức khỏe bản thân (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30 - 60 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần).
Hạn chế rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá…
Mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì…là cách phòng tránh tối ưu nhất đối với căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này.
Bên cạnh đó, có thể chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về sơ cứu khi phát hiện người bệnh đột quỵ nhằm tăng cơ hội điều trị, giảm tối đa các biến chứng vận động sau này.
Đặc biệt, hãy sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để đánh tan mỡ máu và xơ vữa động mạch, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và phá hủy cục máu đông, ổn định đường huyết, tăng cường sức bền thành mạch từ đó làm thông huyết mạch, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com