Trong bài viết này, hãy cùng edallyhanquoc.vn điểm danh một số bệnh lý phổ biến có thể là nguyên nhân khiến vùng thắt lưng bạn bị đau:
Do thói quen sinh hoạt, vận động sai tư thế làm sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến tổn thương, giảm tính đàn hồi, hình thành gai xương gây đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài.
Ngồi hoặc bưng bê vật nặng sai tư thế làm nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra khỏi vòng xơ, chèn ép vào ống sống và các dây thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, nặng hơn có thể dẫn đến mất cảm giác, yếu liệt chi.
Hẹp ống sống là tình trạng không gian trong ống sống bị thu hẹp, tạo áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua. Nhiều vị trí ống sống có thể bị hẹp, thường gặp ở vùng thắt lưng và cổ. Khi đó, tủy sống và/hoặc rễ thần kinh sẽ bị chèn ép, gây đau vùng thắt lưng và đau thần kinh tọa.
Tuổi càng cao càng làm tăng nguy cơ loãng xương với đặc điểm là xương giòn và dễ gãy, chỉ cần một chấn thương nhẹ như té ngồi, trượt chân… cũng có thể gây ra tình trạng gãy xương, đặc biệt là gãy xương đốt sống thắt lưng cao.
Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, các khớp ở chi, thậm chí là cả điểm bám gân. Triệu chứng sớm và thường gặp nhất là đau vùng thắt lưng. Người bệnh thường đau nhiều vào ban đêm gần sáng, có thể bị cứng cột sống vào buổi sáng, đau và cũng vùng cột sống sẽ giảm dần khi cử động.
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên. Tình trạng bất thường này có thể gây đau, làm người bệnh có tư thế sai lệch trong sinh hoạt, từ đó tạo lực lên cơ bắp, gân, dây chằng, đốt sống và gây đau.
Ngoài những phương pháp điều trị đau thắt lưng như dùng thuốc, vật lý trị liệu, trong trường hợp tình trạng nặng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật vùng thắt lưng.
Đau thắt lưng do bệnh lý cơ xương khớp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và điều trị đau thắt lưng hiệu quả:
Thực hiện đúng tư thế ngồi và đứng: Ngồi đúng tư thế, giữ cho đầu, cổ, và lưng thẳng. Sử dụng ghế có hỗ trợ lưng khi ngồi lâu.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp củng cố cơ bắp và duy trì sự linh hoạt của cột sống. Bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội, và yoga đều là những lựa chọn tốt.
Giữ cân nặng ổn định: Cân nặng quá lớn có thể tăng áp lực lên cột sống và gây đau thắt lưng.
Tránh tư thế ngủ xấu: Chọn gối phù hợp để giữ cho đầu và cổ ở tư thế tự nhiên khi ngủ.
Tránh nâng vật nặng: Khi cần nâng vật nặng, hãy sử dụng kỹ thuật đúng để tránh gánh nặng cho lưng.
Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, như NSAIDs, để giảm đau và viêm.
Bài tập được thiết kế đặc biệt để củng cố cơ bắp và cải thiện linh hoạt.
Các buổi vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện sự linh hoạt và giảm đau.
Một số người bệnh báo cáo cảm thấy giảm đau sau các phiên châm cứu hoặc massage.
Quản lý stress như thiền, yoga, và hơi thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp.
Một số Thực phẩm chức năng như Glucosamine, Collagen, Omega-3, Tinh dầu thông đỏ… giúp tái tạo xương sụn khớp, giảm viêm và đau.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Lưu ý: Đau thắt lưng thường thuyên giảm khi được chăm sóc tại nhà đúng cách. Nếu cơn đau vẫn không cải thiện ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com