Cơn đau thắt ngực thường do sự vỡ ra của một mảng xơ vữa trong động mạch vành. Sau khi mảng xơ vữa mạch máu bị vỡ ra, các tiểu cầu ngay lập tức tụ lại, cùng nhau liên kết tạo thành cục máu đông và sẽ tạo ra một sự tắc nghẽn cục bộ trong lòng động mạch.
Phía sau chỗ mạch máu bị tắc nghẽn, các tế bào không được cung cấp đủ o xy liền báo về não. Não lệnh cho tim bơm mạnh lên. Lúc này huyết áp tăng cao tạo áp lực dòng chảy mạnh để đẩy cục máu đông đi qua vùng tắc nghẽn. Đây là lúc ta cảm thấy có một cơn đau thắt đột ngột ở tim.
Nếu cục máu đông đi qua được chỗ tắc nghẽn thì cơn đau chỉ thoáng qua rồi hết. Người bệnh trở về trạng thái bình thường.
Nếu cục máu đông không qua được chỗ tắc nghẽn, cơn đau sẽ kéo dài và dữ dội, lúc này nguy cơ nhồi máu cơ tim sẽ xẩy ra. Phía sau chỗ tắc nghẽn nếu không cung cấp đủ o xy một số tế bào tim sẽ chết ngay, gây nên hiện tượng nhồi máu cơ tim do tắc động mạch vành.
Đau thắt ngực là cách trái tim của bạn ra tín hiệu khi đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc bị quá sức. Đây là một quá trình bệnh lý diễn biến động có thể biểu hiện bằng triệu chứng Đau thắt ngực ổn định hay Đau thắt ngực không ổn định.
Đau thắt ngực ổn định có thể tiến triển thành đau thắt ngực không ổn định và ngược lại.
Đau thắt ngực không ổn định có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều so với đau thắt ngực ổn định, có thể tiến triển thành nhồi máu cơ tim cấp và nguy cơ tử vong cao nếu người bệnh không được điều trị đúng, kịp thời để tái thông dòng máu nuôi tim
Cơn Đau thắt ngực không ổn định xuất hiện do dòng máu mạch vành nuôi cơ tim giảm đột ngột, đến từ sự bít tắc một phần hoặc toàn bộ lòng mạch. Khác với đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện khi người bệnh gắng sức làm việc hay do stress, Đau thắt ngực không ổn định có thể gặp kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc sinh hoạt bình thường.
Các dấu hiệu "bóp nghẹt” hoặc “bị đè nặng” ở vùng ngực - vốn là các dấu hiệu khá điển hình của cơn đau thắt ngực để giúp bạn hiểu được "lời cầu cứu thầm lặng" của trái tim mình mỗi ngày.
Cơn đau thắt ngực là một triệu chứng điển hình ở các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Triệu chứng được mô tả gồm: cảm giác bóp chặt, đau tức, đè nặng ở ngực, lan lên cổ, hàm, sau lưng, dọc cánh tay.
Đau thắt ngực là dấu hiệu quan trọng của bệnh động mạch vành - căn bệnh gây tử vong hàng đầu và đang có xu hướng trẻ hóa nhưng không dễ dàng để phân biệt với các loại đau ngực khác. Bên cạnh đó, biểu hiện của cơn đau thắt ngực còn tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng của từng bệnh nhân.
Cách đây 20 năm, tại Viện tim mạch Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh mạch vành chỉ dưới 10%, nhưng thời gian gần đây con số này đã tăng lên, có khoảng 40% số bệnh nhân đến khám có liên quan đến nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.
PGS.TS.BS Nguyễn Văn Quýnh, chuyên gia hơn 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch cho biết: 90% các cơn đau ngực có nguyên nhân do bệnh mạch vành. Tình trạng các động mạch vành bị hẹp tắc, khiến cơ tim không nhận đủ máu và oxy và gây đau ngực. Trong đó:
Cơn đau thắt ngực ổn định: thường xảy ra khi gắng sức, thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Cơn đau thắt ngực không ổn định: xảy ra khi nghỉ ngơi hoặc xảy ra khi gắng sức nhưng không thuyên giảm khi khi nghỉ ngơi/dùng thuốc giãn mạch, kéo dài trên 20 phút.
Cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành, đặc biệt đau thắt ngực không ổn định rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây tử vong cho người bệnh.
Người gặp các vấn đề tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, suy tim,... cũng có thể xuất hiện cơn đau ngực bên cạnh các dấu hiệu như nhịp tim bất thường, khó thở, mệt mỏi, ho khan, sưng phù,...
Ngoài ra, tình trạng đau thắt ngực có thể bắt nguồn từ những vấn đề ngoài tim như bệnh về phổi, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, bệnh zona thần kinh, đau dây thần kinh liên sườn…
Khi thấy cơn đau ngực dù ở mức độ nào, người bệnh cũng nên thăm khám sớm chuyên khoa Tim mạch để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của cơn đau thắt ngực giúp bạn có cách xử trí kịp thời và phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn biết không, Đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Động mạch vành và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ, chất lượng cuộc sống cũng như tốn kém rất nhiều chi phí điều trị, chăm sóc của bệnh nhân. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đau thắt ngực có thể để lại những biến chứng và hậu quả nặng nề.
Là một triệu chứng quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh mạch vành, cơn đau thắt ngực nếu không được nhận biết chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Bệnh mạch vành là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới. Nguy hiểm là vậy nhưng bạn có biết bệnh động mạch vành phát triển khi nào không? Động mạch vành có liên quan gì đến những cơn đau thắt ngực của bạn?
Bệnh động mạch vành phát triển khi động mạch vành (động mạch nuôi tim) của bạn bị tổn thương gây hẹp lòng mạch vành một cách đáng kể, ngoài ra có thể do tổn thương các mạch vành nhỏ hay do co thắt mạch vành. Tất cả dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp cho tế bào cơ tim, dẫn đến các triệu chứng đau ngực (Đau thắt ngực).
Trong đó, 3 biến chứng thường gặp vô cùng nguy hiểm và cần được chú trọng quan tâm là:
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Biểu hiện thường gặp của nhồi máu cơ tim là: đau ngực trái dữ dội và kéo dài, có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, cánh tay trái, lưng hoặc bụng kèm theo các triệu chứng như: vã mồ hôi, khó thở, mệt, buồn nôn, nôn.
Là tình trạng tim không thể bơm đủ lượng máu giàu oxy cần thiết theo nhu cầu bình thường của cơ thể, gây ảnh hưởng đáng kể và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh với các triệu chứng như: mệt mỏi, khó thở về đêm hay khi gắng sức, ho về đêm, phù tăng cân…
Khi bị rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngất hoặc đột tử.
Cơn đau ngực do ợ nóng hay đau thắt ngực rất khó phân biệt, nhất là sau khi ăn. Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH sẽ gợi ý cho bạn một số dấu hiệu để phân biệt giữa triệu chứng ợ nóng và đau thắt ngực thông qua bài viết sau đây.
Ợ nóng gây đau ngực là do axit của dịch vị di chuyển từ dạ dày lên thực quản. Một số dấu hiệu tiêu biểu của chứng ợ nóng:
Cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị, sau đó di chuyển lên ngực.
Thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi nằm hay cúi người.
Có thể làm người bệnh tỉnh giấc, đặc biệt là nếu đã ăn trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
Cảm giác đau này thường khởi phát do làm việc gắng sức, do stress hay cũng có thể xuất hiện khi nghỉ. Những biểu hiện điển hình của nhồi máu cơ tim bao gồm:
Cảm giác căng tức, đau ở ngực và cánh tay, có thể lan lên cổ, sau hàm hoặc sau lưng.
Khó thở, vã mồ hôi lạnh.
Mệt mỏi, chóng mặt đột ngột.
Thường gặp ở người từ độ tuổi 50, nhất là ở người có một hoặc nhiều bệnh khác kèm theo như cao huyết áp, đái tháo đường hoặc rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì.
Đau thắt ngực là một biểu hiện bệnh lý của trái tim. Bạn có thể cảm giác đau tức, đè nặng hoặc bóp nghẹt ở ngực, cánh tay, vai hoặc lan lên cằm. Đau thắt ngực thường khởi phát khi bạn vận động gắng sức đến mức lượng máu giàu oxy được cung cấp cho trái tim không còn đủ cho nhu cầu vận động.
Những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh mạch vành bao gồm:
Tuổi cao.
Tiền sử gia đình mắc bệnh lý tim mạch.
Giới tính.
Hút thuốc lá.
Nghiện rượu, bia.
Thừa cân hoặc béo phì, lối sống ít vận động thể lực.
Tăng huyết áp, bệnh tiểu đường.
Thường xuyên căng thẳng, stress.
Nếu thuộc trong những trường hợp trên, bạn nên cảnh giác với những dấu hiệu bất thường vì nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp thì có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân, các bác sĩ thường cảnh báo nguy cơ đau thắt ngực cho người bệnh. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc đau thắt ngực do bệnh mạch vành? Câu trả lời nằm ngay dưới đây.
Tăng huyết áp làm giảm tính đàn hồi của động mạch. Điều này sẽ tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông, gây hẹp động mạch vành, dẫn đến thiếu máu cơ tim.
Sự tăng cao cholesterol xấu góp phần tạo thành mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp lòng mạch vành.
Do sự thoái hóa, lão hóa các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu gây tình trạng xơ vữa động mạch.
Đái tháo đường gây ra các biến chứng mạch máu ở tim, não, thận, võng mạc và thần kinh. Tổn thương mạch máu ở tim dẫn đến hình thành xơ vữa động mạch và gây hẹp lòng mạch vành.
bởi những người béo phì, hút thuốc lá, lối sống thiếu lành mạnh thường bị rối loạn chuyển hóa, nên không khó gì để tạo ra các mảng xơ vữa động mạch vành.
Đau thắt ngực gặp phải ở cả hai giới, nhưng điều đáng quan tâm là tỉ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim ở nữ giới lại cao hơn nam giới. Tại sao và làm cách nào để nhận biết sớm đau thắt ngực ở nữ giới?
Nguyên nhân: thường do sự xói mòn xơ vữa và tắc nghẽn trên những động mạch rất nhỏ nên bệnh diễn tiến chậm. Do đó, nữ giới thường có khuynh hướng chần chừ trong việc thăm khám y tế.
Hơn nữa, triệu chứng đau ngực ở nữ giới thường mơ hồ và không rõ rệt, thường kèm theo một số triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, hụt hơi, mệt mỏi, buồn nôn,... Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường kể trên, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để nhận được những lời khuyên phù hợp.
Bác sĩ luôn nhắc nhở bệnh nhân của mình cần phải theo dõi và ghi lại cơn đau thắt ngực của mình. Vậy lợi ích của việc làm này là gì?
Với người bệnh mạch vành, bác sĩ thường khuyên rằng hãy theo dõi kỹ số cơn đau, vị trí đau, mức độ nặng của cơn đau… Đồng thời ghi nhận lại và trao đổi với bác sĩ khi thăm khám hàng tháng.
Mục đích của việc làm này là để cả bác sĩ, người thân và người bệnh hiểu rõ hơn tình trạng bệnh, cũng như kiểm tra đáp ứng với điều trị ra sao. Từ đó có thể có những điều chỉnh để việc điều trị được tối ưu nhất.
Đau thắt ngực là cảm giác khó chịu, đau ở giữa ngực. Nguyên nhân do tắc nghẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do hẹp động mạch vành. Đau thắt ngực thường xảy ra khi bạn lao động quá sức hoặc phải trải qua xúc động mạnh vì cơ tim sẽ cần nhiều oxy hơn mức mà các động mạch vành bị hẹp có thể cung cấp.
Bệnh nhân Đau thắt ngực thường xuyên lo lắng các cơn đau ngực sẽ bất chợt xảy ra. Các cơn đau thắt ngực không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nặng nề. Do đó, việc kiểm soát các cơn đau ngực là rất quan trọng. Vậy bạn phải làm gì khi cơn đau bất ngờ xuất hiện?
Giữ bình tĩnh: hít thở sâu để giảm cảm giác đau, giảm căng thẳng, lo âu.
Ngừng ngay việc gắng sức: Dừng mọi hoạt động đang thực hiện, ngồi xuống nghỉ ngơi, nên gọi người thân để được hỗ trợ khi cần thiết.
Nếu đang nằm, hãy cố gắng chuyển sang tư thế nửa nằm nửa ngồi.
Dùng thuốc giãn mạch: Thường là Nitroglycerin dạng viên đặt dưới lưỡi hoặc dạng xịt.
Không ăn, uống trong khoảng 5 - 10 phút sau khi dùng thuốc ngay cả khi cơn đau thắt ngực đã qua đi.
Không được hút thuốc lá, ăn, uống trong khoảng 5 - 10 phút sau khi dùng Nitroglycerin ngay cả khi cơn đau thắt ngực đã qua đi.
Đừng nên chủ quan trước đau thắt ngực bạn nhé. Vì khi cơn đau kéo đến nếu không được xử trí nhanh chóng sẽ dễ chuyển biến xấu thành nhồi máu cơ tim. Do đó, việc đến thăm khám để nhận lời tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên môn là vô cùng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe chính mình.
Sống chung với đau thắt ngực là một hành trình dài. Các cơn đau có thể chợt đến chợt đi. Nhưng cũng có một số cơn đau thắt ngực mà người bệnh lẫn người thân cần lưu ý để nhận hỗ trợ khẩn cấp từ bác sĩ kịp thời.
Những người thỉnh thoảng tự nhiên thấy đau nhói ở ngực trái là hiện tượng nhồi máu cơ tim thoáng qua. Nên đi khám để bác sĩ kiểm tra và uống thuốc mỡ máu nhằm hạn chế các mảng xơ vữa. Những người đã bị đột quỵ có nguy cơ bị lại rất cao.
Cơn đau ngực kéo dài hơn 15 phút.
Cơn đau ngực không đỡ sau khi đã dùng thuốc nitroglycerin hoặc thuốc giảm đau thắt ngực khác theo chỉ định của bác sĩ.
Ngất xỉu (bất tỉnh), hoặc cảm thấy như sắp ngất xỉu, chóng mặt quay cuồng.
Mất cảm giác ở mặt, cánh tay, chân hoặc đột nhiên cảm thấy yếu.
Đột nhiên nói khó hoặc có vấn đề về thị giác.
Đau thắt ngực là triệu chứng biểu hiện của bệnh mạch vành (mạch máu nuôi tim). Về cơ bản, Đau thắt ngực bao gồm Đau thắt ngực ổn định (Hội chứng bệnh mạch vành mạn tính) và Đau thắt ngực không ổn định (Hội chứng động mạch vành cấp tính). Vậy đầu là cách phòng ngừa hiệu quả 2 tình trạng này ?
Đau thắt ngực có thể giảm (mức độ, số cơn đau) và biến mất nếu người bệnh tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ xấu và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
Ngừng hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc, hạn chế dùng chất kích thích như rượu, bia
Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, muối và đường
Giảm cân nặng nếu thừa cân; duy trì dưới 80cm nếu là nữ giới, dưới 90cm nếu là nam giới. Để tránh bị nhồi máu cơ tim thì đừng để cơ thể bị béo phì, mỡ máu cao tạo nên các mảng xơ vữa. Hạn chế ăn các chất béo và thường xuyên hoạt đông thể dục để duy trì cân nặng của cơ thể đúng.
Tập luyện thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các môn thể thao nhẹ nhàng. Các môn thể dục tốt như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi... sẽ rất tốt cho cơ thể.
Thói quen ăn uống thoải mái, thiếu kiểm soát có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến những người bị bệnh tim mạch gặp rắc rối với sức khỏe của mình.
Nhưng với một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình thu hẹp động mạch của tim, giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này, như: xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Chế độ ăn của bệnh nhân đau thắt ngực có gì khác so với chế độ ăn bình thường? Làm thế nào để vẫn đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng và bảo vệ trái tim? Hãy cùng Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH “điểm danh” những lưu ý trong ăn uống giúp mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe và trái tim của bạn:
Chế độ ăn cân bằng với đủ các vitamin và chất xơ.
Ăn đúng giờ và không bỏ bữa.
Ăn ít thức ăn tiêu hóa chậm (chất béo).
Hạn chế ăn muối.
Hạn chế bia rượu ở mức tối đa.
Các loại thực phẩm bạn nên chọn: măng tây, các loại đậu, quả mọng, bông cải, hạt chia, chocolate đen, cá, yến mạch, rượu vang đỏ, trái cây rau củ. Xem bài viết chi tiết tại.
Tìm hiểu thêm về Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc:
https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của bệnh mạch vành. Hành trình cùng đau thắt ngực sẽ được cải thiện tốt hơn rất nhiều khi người bệnh biết cách sử dụng nhật ký đau thắt ngực như một người bạn đồng hành thân thiết mỗi ngày.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành, hãy nhớ rằng: bạn cần lạc quan nhưng cũng không được chủ quan. Vì nếu tuân thủ điều trị, theo dõi cơn đau thắt ngực và thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bạn sẽ cùng bác sĩ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm về lâu dài.
Đau thắt ngực nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm. Vì vậy hãy phòng còn hơn chống bạn nhé.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và Thương hiệu Thực Phẩm Chức Năng Edally BH Hàn Quốc cũng như chính sách đại lý kinh doanh Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 hoặc website: https://edallyhanquoc.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com