Tuy nhiên, nhiều người không phát hiện được chứng đột quỵ, khiến thời gian điều trị bị chậm trễ, dẫn đến tàn tật, rơi vào hôn mê sâu, thậm chí là tử vong.
Ở nước ta, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% trường hợp đột quỵ diễn tiến nghiêm trọng và tử vong (theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO).
Đột quỵ não có 2 loại chính là thiếu máu (do động mạch đến não bị thu hẹp hoặc bị chặn hoàn toàn bởi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa mạch máu) và xuất huyết (do mạch máu não bị vỡ hoặc biến dạng).
Khi não không nhận được đủ lượng máu cần thiết, các tế bào não không có đủ oxi và dưỡng chất để hoạt động và sẽ chết đi.
Thời gian càng lâu, biến chứng của đột quỵ sẽ càng nặng nề.
Đối với trường hợp thiếu máu não, từ khi khởi phát cơn đột quỵ đến 4,5 hoặc 6 giờ đầu là thời gian “vàng” để cấp cứu.
Trong vòng 4,5 giờ là áp dụng cho phương pháp sử dụng thuốc đánh tan cục máu đông bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch rTPA.
Trong vòng 6 giờ là áp dụng cho phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối.
Qua cột mốc 6 giờ, người bệnh có thể rơi vào hôn mê sâu, bị tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong do mạch máu không được khai thông kịp thời.
Đối với trường hợp xuất huyết não thì phương pháp điều trị và hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và mức độ xuất huyết. Nhưng nguyên tắc chung vẫn là cấp cứu càng sớm càng tốt trong 03 giờ đầu tiên.
Hiện nay, mặc dù số người tử vong đã giảm xuống nhưng tỷ lệ tàn tật do đột quỵ vẫn còn rất cao.
Người nhà bệnh nhân không phát hiện kịp thời. Hoặc nếu phát hiện thì chỉ cho rằng bệnh nhân bị trúng gió và sử dụng các phương pháp bôi dầu, cạo gió, làm chậm trễ thời gian điều trị.
Phương pháp sơ cứu hoặc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện không đúng, làm tình trạng của bệnh nhân nặng hơn.
Hệ thống giao thông không tốt hoặc quãng đường di chuyển đến bệnh viện quá xa.
Một số bệnh viện không có đủ điều kiện để chẩn đoán hoặc điều trị đột quỵ, phải mất thời gian chuyển bệnh nhân đến các tuyến trên.
Trong một cơn đột quỵ não, thời gian là yếu tố quyết định. Vì vậy, cần hết sức chú ý những dấu hiệu nhận biết để có thể kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu:
Mặt tê liệt, miệng méo xuống một bên, nhân trung hơi lệch so với bình thường, nếp mũi và má bị rũ xuống. Bệnh nhân đột quỵ sẽ không thể mỉm cười nên có thể kiểm tra bằng cách nói bệnh nhân thử cười.
Một bên cánh tay hoặc chân bị tê mỏi và yếu hơn bên kia, khó giữ thăng bằng. Hãy nói bệnh nhân thử nâng cả hai tay lên, nếu một cánh tay không thể nâng hoặc yếu hơn bên kia thì đó là biểu hiện của đột quỵ.
Không mở được miệng, môi lưỡi tê cứng hoặc khó mở miệng. Hãy nói bệnh nhân nói một câu xem có không nói được, nói lắp hoặc bị mất chữ so với lúc bình thường hay không.
Thị lực giảm đột ngột, nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt hoặc cả hai mắt;
Bị lú lẫn đột ngột, ví dụ đang nói chuyện đột nhiên thấy khó khăn khi nói hoặc hiểu ngôn ngữ;
Chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội một cách đột ngột;
Cảm thấy mệt mỏi khắp cơ thể;
Khó đi lại;
Buồn nôn hoặc nôn mửa…
Nếu chẳng may đã bỏ lỡ “thời gian vàng” để điều trị đột quỵ não rồi nhưng bệnh nhân vẫn may mắn còn tỉnh táo, chưa rơi vào hôn mê sâu, còn cơ hội cứu chữa thì hãy cố hết sức mà chữa, còn nước thì còn tát, phối hợp chặt chẽ với lực lượng y tế để giành giật lại mức độ sống và khả năng phục hồi cao nhất có thể cho bệnh nhân mới phải.
Đột quỵ não ngày càng trẻ hoá đáng báo động. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng bao giờ chủ quan còn trẻ còn khoẻ.
Căn nguyên của tình trạng đột quỵ não là do sau nhiều năm chúng ta ăn uống, môi trường sống bị ô nhiễm, mạch máu thu nạp nhiều chất độc hại dẫn tới mỡ máu cao bám vào thành mạch máu gây ra xơ vữa, xơ cứng động mạch, giảm độ bền của thành mạch máu từ đó gây vỡ mạch máu, ngoài ra mảng xơ vữa gây hẹp mạch máu hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu từ đó dẫn tới đột quỵ.
Hãy Xây dựng cho mình lối sống sinh hoạt ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Kiểm soát thật tốt các chỉ số huyết áp, tim mạch, mỡ máu, men gan, mỡ gan bằng cách kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm soát chế độ ăn uống - sinh hoạt lành mạnh và có thói quen tập thể dục - dưỡng sinh hàng ngày
Đặc biệt là uống 2 viên Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule mỗi ngày đúng đủ đều để làm sạch mạch máu, thông huyết mạch, hạn chế tối đa nguy cơ tai biến mạch máu não nhé.
Tìm hiểu về sản phẩm Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule nhập khẩu chính hãng:
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm Tinh Dầu Thông Đỏ Chính Phủ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule và Thương hiệu Thực Phẩm Chức Năng Edally BH Hàn Quốc cũng như chính sách đại lý kinh doanh Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 hoặc website: https://edallyhanquoc.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com