Hàng năm, hàng triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi đột quỵ, và nhiều người trong số đó gặp phải các di chứng nghiêm trọng - trong đó có rối loạn nuốt, hay còn gọi là nuốt sặc.
Rối loạn nuốt sau đột quỵ xảy ra khi vùng não kiểm soát chức năng nuốt bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc các cơ vùng hầu họng bị yếu hoặc mất phối hợp, làm cho quá trình nuốt trở nên khó khăn. Khi chức năng nuốt bị rối loạn, thức ăn hoặc nước uống có thể đi sai đường - thay vì đi vào thực quản lại lọt vào đường hô hấp, gây ra nuốt sặc và tiềm ẩn nguy cơ viêm phổi hít, một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện sau:
Khó nuốt hoặc cảm giác nghẹn khi nuốt.
Ho, sặc khi ăn uống, đặc biệt là khi uống nước.
Thay đổi giọng nói sau khi nuốt (giọng ướt, khàn).
Thường xuyên bị viêm phổi tái phát không rõ nguyên nhân.
Sụt cân, suy dinh dưỡng do ăn uống khó khăn.
Có hiện tượng thức ăn còn đọng lại trong miệng hoặc vùng cổ họng.
Đột quỵ có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh sọ não như dây IX (thiệt hầu), dây X (lang thang) - những dây thần kinh tham gia trực tiếp vào hoạt động nuốt. Tổn thương này khiến cho phản xạ nuốt bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn.
Sự phối hợp giữa các cơ hầu họng, thực quản, thanh quản và lưỡi bị rối loạn, khiến thức ăn hoặc nước uống dễ lọt vào khí quản thay vì vào dạ dày.
Việc điều trị rối loạn nuốt sau đột quỵ cần tiếp cận đa mô thức, phối hợp giữa các chuyên khoa như Nội thần kinh, Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Dinh dưỡng và Y học cổ truyền.
Đánh giá chức năng nuốt bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên ngôn ngữ trị liệu.
Tập luyện nuốt: Thực hiện các bài tập tăng cường sức cơ hầu họng, cải thiện phản xạ nuốt.
Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ, thức ăn dạng sệt, tránh các loại thực phẩm dễ gây sặc như nước lỏng, cháo loãng.
Cho ăn qua sonde dạ dày trong trường hợp người bệnh không thể ăn uống an toàn bằng miệng.
Theo dõi và điều trị sớm viêm phổi hít nếu có biểu hiện.
Theo lý luận Y học cổ truyền, đột quỵ thường được xếp vào phạm vi các chứng như trúng phong, với thể bệnh chủ yếu là can phong nội động, âm hư dương xung hoặc đàm trọc trung trở. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Dùng thuốc thang phù hợp với thể trạng của người bệnh theo từng giai đoạn.
Hào châm, nhĩ châm, cấy chỉ tại các huyệt vị thường được dùng liên quan đến điều hòa chức năng nuốt như Phong trì, Liêm tuyền, Thượng liêm tuyền, Phế du, Tỳ du
Xoa bóp - bấm huyệt kết hợp tập luyện phục hồi chức năng để tăng cường hiệu quả điều trị.
Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm và Omega-3…
Sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Người bệnh cần được hỗ trợ về tinh thần, khuyến khích tập luyện đều đặn, đảm bảo ăn uống đúng cách, đúng tư thế và theo dõi sát các dấu hiệu bất thường khi ăn. Việc này không chỉ giúp rút ngắn thời gian phục hồi mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, người bệnh sau đột quỵ cần:
Được thăm khám định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hỗ trợ và đội ngũ phục hồi chức năng chuyên sâu.
Không tự ý dùng thuốc hoặc thực hiện các bài tập nuốt khi chưa có chỉ định của chuyên gia y tế.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/cach-phuc-hoi-chuc-nang-nuot-sau-dot-quy-nao.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Théo Bác sĩ Âu Văn Khê - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com