Mọi hoạt động - từ làm việc, học tập, họp hành đến giải trí, cập nhật tin tức - đều diễn ra qua màn hình, khiến thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử kéo dài ở mức chưa từng có.
Tuy nhiên, việc tiếp xúc màn hình kéo dài và duy trì tư thế sai trong thời gian dài đã âm thầm dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, nổi bật trong đó là hội chứng cổ rùa - một tình trạng đang ngày càng phổ biến trong xã hội số hiện đại.
Tư thế cúi đầu liên tục để nhìn vào điện thoại/laptop gây áp lực lớn lên cột sống cổ. Mỗi khi đầu nghiêng về phía trước 15 độ, áp lực lên cổ tăng lên tới 12 - 15kg, tương đương việc đeo một ba lô nặng trên cổ suốt ngày.
Thời gian ngồi kéo dài, thiếu vận động, là thói quen phổ biến của dân công nghệ, văn phòng, học sinh - sinh viên.
Lối sống ít vận động, giảm tập luyện thể chất, nhất là sau đại dịch COVID-19, khiến hệ cơ - xương - khớp yếu đi rõ rệt.
Đầu đưa ra phía trước, vai tròn, lưng gù nhẹ.
Đau mỏi cổ, vai, gáy, đặc biệt sau khi ngồi lâu hoặc làm việc trước máy tính.
Cứng cổ, khó xoay hoặc nghiêng đầu.
Đau đầu, thường là kiểu đau căng, xuất phát từ cổ gáy.
Tê bì, yếu tay, nếu có chèn ép rễ thần kinh cổ.
Ngủ không ngon, dễ tỉnh giấc do đau mỏi cổ.
Trong trường hợp nặng, có thể ảnh hưởng đến hô hấp, vì tư thế sai làm giảm dung tích phổi.
Ngồi sai tư thế lâu dài khi làm việc với máy tính hoặc điện thoại.
Ít vận động, lười tập thể dục.
Gối đầu quá cao khi ngủ.
Làm việc bàn giấy, thiết kế, IT, học sinh - sinh viên.
Chấn thương cổ trước đây.
Tuổi tác (thoái hóa đốt sống cổ).
Đánh giá mức độ hội chứng cổ rùa (Forward Head Posture - FHP) là bước quan trọng để xác định tình trạng nhẹ hay nặng, từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp như điều chỉnh tư thế, luyện tập phục hồi, hoặc điều trị vật lý trị liệu. Hiện nay, việc đánh giá thường dựa trên các phương pháp phổ biến, kết hợp giữa quan sát lâm sàng và kỹ thuật cận lâm sàng.
a). Test tư thế dựa tường:
Cách làm:
Đứng thẳng, lưng dựa sát tường, gót chân cách tường khoảng 5-10 cm.
Mông, vai, và lưng trên phải chạm tường tự nhiên.
Quan sát đầu và gáy có chạm tường không.
Đánh giá:
Bình thường: đầu chạm tường mà không cần rướn.
Cổ rùa nhẹ: đầu hơi nghiêng mới chạm được.
Cổ rùa trung bình/nặng: đầu cách tường rõ rệt (>5cm), cổ phải rướn mạnh mới chạm.
b). Đo góc craniovertebral angle (CVA):
Cách làm:
Dùng hình chụp nghiêng (hoặc app chỉnh tư thế).
Đo góc giữa đường ngang qua đốt sống cổ C7 và đường thẳng nối C7 tới loa tai (tragus).
Đánh giá:
50 độ: Tư thế đầu bình thường.
40 - 50 độ: hội chứng cổ rùa nhẹ
<40 độ: Cổ rùa trung bình đến nặng.
Nhiều app hoặc phần mềm chụp hình hiện đại có hỗ trợ đo góc này.
c). Quan sát trực quan (Visual Posture Assessment):
Từ tư thế nghiêng:
Đầu nhô ra phía trước so với vai bao nhiêu cm?
Mức độ gù lưng, tròn vai kèm theo?
Cằm có nhô ra nhiều không? Cổ có ngắn đi không?
Tùy theo khoảng cách đầu lệch ra trước, người ta chia làm:
Nhẹ: lệch <2.5 cm
Trung bình: lệch 2.5-5 cm
Nặng: lệch >5 cm
Chụp X-quang cổ thẳng và nghiêng: Có thể thấy đường cong sinh lý cổ bị mất hoặc cột sống cổ thẳng, hoặc thậm chí cong ngược (reverse cervical lordosis).Đo góc cong cổ theo Cobb: càng thẳng thì hội chứng càng nặng. Thoái hóa, gai cột sống, hẹp khe liên đốt.
MRI cột sống cổ: (Nếu nghi ngờ tổn thương thần kinh, với biểu hiện là tê yếu tay), MRI giúp phát hiện chèn ép rễ thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm cổ, tổn thương tủy.
Điện cơ (EMG): Kiểm tra chức năng dẫn truyền thần kinh - cơ nếu nghi có tổn thương thần kinh ngoại biên với các biểu hiện tê, yếu, hoặc đau lan xuống tay.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Thị Kim Oanh - Phó Trưởng khoa Châm cứu - Dưỡng sinh - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com