Ngoài ra, hội chứng này gặp ở 10 - 15% người trưởng thành. tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng dân cư, hoàn cảnh môi trường - xã hội có ảnh hưởng đến sự phát sinh của Hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, tái đi tái lại nhiều lần, và không thể giải thích bằng kết quả bất thường về cấu trúc hoặc về mô học cũng như trên xét nghiệm máu mà chỉ căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng.
Đau bụng hoặc chỉ là khó chịu ở vùng bụng.
Trướng hơi.
Rối loạn thói quen đi cầu (có thể tiêu chảy hay táo bón hoặc xen kẽ giữa hai rối loạn trên).
Trước đây, Hội chứng ruột kích thích được gọi là viêm đại tràng, bệnh đại tràng co thắt, viêm đại tràng tiết nhầy, đại tràng dễ kích thích, ruột co thắt, bệnh đại tràng chức năng... Hiện nay, với sự phát triển của y khoa, rối loạn này được thống nhất với tên gọi Hội chứng ruột kích thích.
Để nhận biết bị Hội chứng Ruột kích thích (IBS), bạn có thể lưu ý các tiêu chuẩn đánh và và triệu chứng thường gặp sau đây:
Thường gặp nhất là đau bụng (đau như bị bó chặt) hoặc cảm giác khó chịu ở bụng tái đi tái lại, sự thay đổi rõ rệt về thói quen đi cầu, xảy ra tối thiểu 6 tháng trước khi được chẩn đoán và ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng cuối, kết hợp với hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau đây:
Đau giảm sau khi đi cầu.
Khởi đầu cơn đau có liên quan với thay đổi số lần đi cầu (đi cầu trên 3 lần/ngày ở dạng tiêu chảy hoặc dưới 3 lần/tuần ở dạng táo bón).
Khởi đầu cơn đau có liên quan đến sự thay đổi hình dạng (vẻ bề ngoài) của phân (phân lỏng, nát, sệt hoặc phân cứng, vón cục).
cảm giác đi cầu không hết phân, bụng đầy hơi. HCRKT thường được chia làm 3 loại dựa trên tính chất thường gặp của phân và có tác động đến việc điều trị sau đó. Đó là:
Hội chứng ruột kích thích với táo bón chiếm ưu thế (phân cứng hay thành cục trong ít nhất 25% thời gian)
Hội chứng ruột kích thích với tiêu chảy chiếm ưu thế (phân mềm hay lỏng trong ít nhất 25% thời gian)
Hội chứng ruột kích thích hỗn hợp hay đan xen và không biết.
Tuy nhiên, nếu phát hiện một trong các triệu chứng báo động như người bệnh có cảm giác chán ăn, sụt cân, thiếu máu, sốt, tăng số lượng bạch cầu, đi cầu phân nhầy máu, phân nhỏ dẹt thường xuyên, sờ thấy u ở bụng hoặc các triệu chứng này xảy ra ở người > 50 tuổi, có người thân bị ung thư đại tràng... thì cần nội soi đại tràng và kiểm tra một số xét nghiệm như thử máu, thử phân để xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên, không nên kết luận vội là người bệnh bị Hội chứng ruột kích thích vì có thể bỏ sót một số bệnh nguy hiểm như viêm loét đại tràng hoặc các ung thư đường tiêu hóa...
Hiện nay, chưa xác định được nguyên nhân nào gây ra Hội chứng ruột kích thích nhưng các kết quả kiểm soát cho thấy có sự kết hợp của các vấn đề thực thể và tâm thần:
Co bóp của ống tiêu hóa: nhu động của đại tràng có thể không bình thường, quá mạnh hoặc quá yếu, quá chậm hoặc quá nhanh.
Tăng nhạy cảm: ngưỡng đau giảm do ruột căng to vì phân hoặc hơi.
Các vấn đề về tâm thần: lo âu, suy nhược, stress sau chấn thương...
Nhiễm khuẩn ruột, viêm dạ dày - ruột, sau phẫu thuật (ví dụ sau cắt túi mật).
Phụ nữ bị Hội chứng ruột kích thích có thể triệu chứng nặng lên khi hành kinh, do các nội tiết tố sinh dục có thể làm tăng các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích.
Di truyền: Hội chứng ruột kích thích hay gặp hơn ở các gia đình có các vấn đề về tiêu hóa hoặc do môi trường, hay do nhạy cảm với các triệu chứng tiêu hóa.
Nhạy cảm với thức ăn: do ăn carbohydrate, đồ gia vị, mỡ, cà phê, rượu. Do hấp thụ kém đường và các acid mật...
Các thuốc quy ước: kháng sinh, steroids, kháng viêm... có thể gây ra Hội chứng ruột kích thích.
Người bệnh bị Hội chứng ruột kích thích dễ có tình trạng tăng nhu động ruột nhiều hơn so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Người bệnh thường đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính. Nhân viên y tế cần giải thích và tư vấn kỹ hơn về Hội chứng ruột kích thích, giúp người bệnh giảm đi sự lo lắng từ các triệu chứng của bệnh lý.
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chỉ sử dụng khi có nhiễm khuẩn ruột và chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn rất quan trọng trong điều trị Hội chứng ruột kích thích.
Nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp với mình. Tuy nhiên, không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng và mệt mỏi.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...), thức uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, chua...), thức ăn để lâu, bảo quản không tốt.
Nếu có tiêu chảy cần tránh ăn nhiều thức ăn có chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).
Luyện tập chế độ đi cầu một lần trong ngày. Buổi sáng sau khi thức dậy, uống ly nước đầy và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 10 phút để kích thích phản xạ đi cầu.
Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Cà phê thải độc, Tinh dầu thông đỏ, Hồng sâm, Hắc sâm hay Đông trùng hạ thảo…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com