Một người trưởng thành trung bình cần khoảng 7-9 tiếng ngủ mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, mất ngủ - dù cấp tính hay mạn tính - đang ngày càng trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Ngủ là cách giúp cơ thể tái tạo năng lượng, củng cố trí nhớ và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, từ 40 tuổi trở đi, nhu cầu ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thường giảm sút, nếu mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 30-45% dân số thế giới bị rối loạn giấc ngủ, trong đó mất ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất. Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất làm việc, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn tâm thần và thậm chí là sa sút trí tuệ.
Mất ngủ (insomnia) được định nghĩa là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc giữa đêm hoặc dậy sớm hơn mong muốn và không thể ngủ lại, kéo dài ít nhất 3 đêm mỗi tuần trong suốt ít nhất 1 tháng.
Mất ngủ cấp tính (ngắn hạn): Thường kéo dài dưới 1 tháng, liên quan đến căng thẳng, thay đổi môi trường sống, hoặc các vấn đề cảm xúc tạm thời.
Mất ngủ mạn tính (dài hạn): Kéo dài từ 1 tháng trở lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và có liên quan đến các rối loạn tâm thần hoặc bệnh lý nền.
Mất ngủ nguyên phát: Không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Mất ngủ thứ phát: Liên quan đến các bệnh lý như trầm cảm, lo âu, đau mãn tính, hen suyễn, hoặc do dùng thuốc hay chất kích thích.
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến, đặc trưng bởi một hoặc nhiều biểu hiện sau:
Khó vào giấc (mất hơn 30 phút để ngủ).
Thức giấc nhiều lần trong đêm.
Tỉnh dậy quá sớm và không ngủ lại được.
Ngủ không sâu, kèm mệt mỏi ban ngày.
Theo Hội Y Học Giấc Ngủ Việt Nam, gần 30% người trưởng thành gặp tình trạng mất ngủ thoáng qua, và khoảng 10% mắc mất ngủ mạn tính.
Theo TS BSCKII. Kiều Xuân Thy tình trạng mất ngủ là kết quả của nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh lý và tâm lý. Ở những người cao tuổi và trung niên, sự sản xuất hormone melatonin - giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ - bắt đầu giảm đi. Đồng thời, ở độ tuổi này cơ thể không còn cần nhiều thời gian để hồi phục như khi còn trẻ hoặc do thói quen trong sinh hoạt, nên thời lượng giấc ngủ cũng giảm dần.
Dưới góc độ y học cổ truyền, chức năng của các tạng như can và thận bắt đầu suy kém khi con người già đi. Can có chức năng điều hòa huyết, trong khi thận đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sinh lý và duy trì tinh lực. Khi 2 chức năng của 2 tạng phủ này không còn ổn định như trước, cân bằng âm dương trong cơ thể bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Ngoài ra, những yếu tố như căng thẳng từ công việc, gia đình và những vấn đề về sức khỏe cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Mặc dù tình trạng mất ngủ thường xảy ra ở nhiều nhóm tuổi, thế nhưng từ trung niên trở đi, khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng là cao hơn hẳn so với ở người trẻ.
Nói về điều này, Bác sĩ Kiều Xuân Thy cho biết thêm, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, thậm chí là nhồi máu cơ tim. Thêm nữa, việc thiếu cân bằng trong giấc ngủ sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi, chuyển hóa các chất, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mất ngủ kéo dài còn có thể gây mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, đột quỵ và giảm khả năng miễn dịch.
Đối với đối tượng là người lớn tuổi, giấc ngủ kém chất lượng càng làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và có thể thúc đẩy quá trình phát triển bệnh Alzheimer. Một hậu quả nguy hiểm khác cần chú ý đó là làm tăng nguy cơ té ngã vì phản xạ chậm chạp, có thể gây ra tình trạng nứt hoặc gãy xương ở người cao tuổi
Đặc biệt, phụ nữ ngủ hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 62% (Nghiên cứu tại Nhật). Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm làm tăng khả năng bị polyp đại trực tràng cao hơn 47% (Đại học Case Western (Mỹ).
Để bảo vệ giấc ngủ nói riêng và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nói chung, Bác sĩ Kiều Xuân Thy đã khuyến khích những việc làm, thói quen mà mọi người, đặc biệt là trung niên và người cao tuổi, nên thực hiện.
Tránh thức khuya, làm việc quá sức: Bắt đầu giấc ngủ quá trễ hoặc lao lực vì công việc sẽ làm tổn hao tinh lực, gây rối loạn đồng hồ sinh học và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Giữ không gian ngủ yên tĩnh và thoáng mát: Một không gian ngủ thoải mái, không có ánh sáng mạnh hay tiếng ồn sẽ giúp cơ thể dễ dàng thư giãn và ngủ ngon hơn.
Đặc biệt, thời gian ngủ chiếm ⅓ cuộc đời và được xem là "tam đại trụ cột" cho sức khỏe, bên cạnh dinh dưỡng và vận động. Do vậy, cần phải bổ sung ngay giải pháp cho giấc ngủ sâu từ Nước Hắc sâm tỏi đen Edally Hwa Pyung Sam. Với thành phần chiết xuất từ những nguyên liệu thượng hạng Hàn Quốc như Hắc sâm 6 năm tuổi, Tinh chất tỏi đen, Linh chi, Thương Truật,... tác dụng mạnh mẽ, sẽ giúp bạn:
Cải thiện tình trạng mất ngủ rõ rệt.
Giúp bữa ăn của bạn ngon miệng hơn, giảm thiểu rối loạn tiêu hóa.
Cải thiện suy giảm trí nhớ, giảm stress và các bất ổn tâm lý.
Đẩy lùi nguy cơ viêm, bệnh tim mạch và tiểu đường.
Giảm các tác nhân dẫn đến bệnh ung thư.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/nuoc-hac-sam-toi-den-edally-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Theo TS BSCKII. Kiều Xuân Thy - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com