Trong bài viết này, hãy cùng edallyhanquoc.vn khám phá sâu về Hyaluronic Acid (HA), từ cấu trúc và chức năng sinh học đến các tác động cụ thể của nó đối với làn da.
Hyaluronic Acid (HA) là một polysaccharide tự nhiên, thuộc nhóm glycosaminoglycan, có khả năng giữ nước vượt trội. Được tìm thấy chủ yếu trong mô liên kết, biểu mô và mô thần kinh, HA đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da. Với khả năng hấp thụ và giữ nước gấp 1000 lần trọng lượng của chính nó, HA được ví như "miếng bọt biển" của làn da.
Hyaluronic Acid phân bố rộng khắp trong da, đặc biệt là ở lớp hạ bì và lớp trung bì, từ tế bào nhân sơ đến tế bào nhân chuẩn. Trong lớp hạ bì, HA liên kết với collagen và elastin để tạo thành mạng lưới cấu trúc giúp da luôn căng mọng và săn chắc. Trong lớp trung bì, HA giúp duy trì độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào da hoạt động hiệu quả.
HA tự nhiên có khả năng tương thích sinh học cao, ưa nước và có tính đàn hồi nhớt độc đáo. Những đặc điểm này khiến nó trở thành chất dưỡng ẩm được ưu tiên lựa chọn trong các sản phẩm da liễu, chăm sóc da thẩm mỹ cũng như được chọn làm vật liệu sinh học tiềm năng trong kỹ thuật mô. Bên cạnh đó, HA cũng sở hữu những công năng quan trọng giúp nó luôn là tiêu điểm nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng phục vụ nhiều nhu cầu da trong suốt nhiều năm qua.
Hydrat hóa là một trong những chức năng quan trọng nhất của HA. Nhờ khả năng giữ nước vượt trội, HA giúp da luôn ẩm mượt và mềm mại. Đặc biệt, HA còn giúp ổn định hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn mất nước và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.
Hơn nữa, HA cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc không gian ngoại bào. Bằng cách tạo ra một môi trường ẩm ướt, HA giúp các tế bào da di chuyển và giao tiếp với nhau dễ dàng hơn, từ đó cải thiện quá trình tái tạo và phục hồi da.
Ngoài chức năng hydrat hóa, HA còn có khả năng sửa chữa mô và điều hòa miễn dịch. Khi da bị tổn thương, HA kích thích sản xuất các cytokine và các yếu tố tăng trưởng, thúc đẩy quá trình lành thương và phục hồi da. Đồng thời, HA cũng giúp điều hòa các phản ứng miễn dịch, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
HA còn có khả năng kích thích sản xuất collagen và elastin, hai loại protein quan trọng giúp da duy trì độ đàn hồi và săn chắc. Nhờ đó, HA không chỉ giúp da phục hồi nhanh chóng sau tổn thương mà còn ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa da.
Ngoài ra, sự tăng sinh vừa đủ của các mạch máu là một quá trình thiết yếu để chữa lành vết thương và sửa chữa các mô bị tổn thương. Tuy nhiên, sự hình thành mạch quá mức có thể gây bất lợi vì nó có thể thúc đẩy sự phát triển và di căn của khối u. Trong trường hợp này, HMWHA có tác dụng chống tạo mạch trong khi các LMWHA có thể là tác nhân kích thích gây viêm và hình thành mạch để đẩy nhanh quá trình lành thương. Điều này cho thấy trọng lượng phân tử HA cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định chức năng của HA trong quá trình lành thương.
Mặc dù Hyaluronic Acid tự nhiên có khả năng tái tạo, nhưng theo thời gian, quá trình sản xuất HA trong cơ thể sẽ giảm dần. Điều này xảy ra do sự gia tăng của các enzym hyaluronidase, enzym này phá hủy HA trong da. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như tia UV, ô nhiễm và stress cũng góp phần làm giảm lượng HA trong da.
Thời gian bán hủy HA trong máu từ 3 - 5 phút, ở da chưa đến 1 ngày và ở sụn từ 1 - 3 tuần. Sự phân huỷ HA trong cơ thể con người được thực hiện theo hai cơ chế riêng biệt: Cơ chế đặc hiệu thông qua trung gian các enzyme (hyaluronidases, HYALs) và cơ chế không đặc hiệu do các phản ứng oxy hóa (ROS) sinh ra từ các phản ứng viêm, tổn thương mô và hình thành khối u. Tổng lượng chuyển hoá HA ở người khoảng 15g mỗi ngày. Trong đó, enzyme và ROS làm suy giảm khoảng 30% trên tổng số 15g. 70% còn lại được dị hóa một cách có hệ thống: HA chủ yếu sẽ được vận chuyển đến các hạch bạch huyết, nơi nó được nội hóa và dị hóa bởi các tế bào nội mô. Ngoài ra, một lượng nhỏ HA sẽ được vận chuyển vào máu và bị phân hủy bởi các tế bào nội mô của gan.
Khi Hyaluronic Acid (HA) bị suy thoái trong da dẫn đến những tác động không mong muốn đối với làn da của bạn. Dưới đây là một số tác động chính:
Một trong những hậu quả lớn nhất của sự suy thoái HA là quá trình lão hóa da. Sự thay đổi mô hóa học đáng chú ý nhất được quan sát thấy ở làn da lão hóa là sự biến mất rõ rệt của HA biểu bì. Khi lượng HA giảm, da mất đi khả năng giữ nước, trở nên khô và mất đàn hồi. Các nếp nhăn và đường chân chim bắt đầu xuất hiện, da trở nên kém săn chắc và sạm màu. Đây là những dấu hiệu rõ rệt của sự lão hóa da. Khi đó, sự giãn chùng của các sợi collagen ngày càng tăng do lượng HA trong biểu bì không đủ để làm “bệ đỡ” cho các sợi này.
Khi HA trong da suy giảm, khả năng phục hồi và lành thương của da cũng bị ảnh hưởng. Da trở nên dễ bị tổn thương hơn, quá trình lành thương kéo dài và không hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc bị tổn thương do mụn trứng cá, viêm da hoặc các vấn đề da khác.
Với những tác dụng vượt trội đối với làn da, không có gì ngạc nhiên khi Hyaluronic Acid trở thành thành phần chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hiện nay. Từ serum, kem dưỡng, mặt nạ đến các sản phẩm điều trị chuyên sâu, HA được sử dụng rộng rãi để cải thiện độ ẩm, làm mờ nếp nhăn và tăng cường độ đàn hồi cho da.
Nhìn chung HA vẫn có thể mang đến nhiều công dụng chuyên sâu cho da hơn chỉ là cấp ẩm thông thường. Điều quan trọng của mỹ phẩm luôn nằm ở công thức bào chế, hơn là tên gọi của hoạt chất. Với từng mục tiêu sử dụng khác nhau việc bào chế và công dụng của các sản phẩm có chứa HA cũng rất khác nhau.
Dưới đây là một số sản phẩm chứa Hyaluronic Acid (HA), mà bạn có thể sử dụng để chăm sóc da đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH và Mỹ phẩm tái tạo phục hồi da chuyên sâu Edally EX:
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
1. Andreia Marinho., Cláudia Nunes., Salette Reis. Hyaluronic Acid: A Key Ingredient in the Therapy of Inflammation. Biomolecules. 2021 Oct; 11(10): 1518. doi: 10.3390/biom11101518.
2. Zhu Zhu., Yin-Min., WangJun., YangXu-Song Luo. Hyaluronic acid: a versatile biomaterial in tissue engineering. Plast Aesthet Res 2017;4:219-27. doi: 10.20517/2347-9264.2017.71.
3. Prasad N Sudha., Maximas H Rose. Beneficial effects of hyaluronic acid. 2014:72:137-176. doi: 10.1016/B978-0-12-800269-8.00009-9.
4. Martin Juhaščik., Andrej Kováčik., Gloria Huerta-Ángeles. Recent Advances of Hyaluronan for Skin Delivery: From Structure to Fabrication Strategies and Applications. Polymers (Basel). 2022 Nov; 14(22): 4833. doi: 10.3390/polym14224833.
5. Eleni Papakonstantinou., Michael Roth., George Karakiulakis. Hyaluronic acid: A key molecule in skin aging. Dermatoendocrinol. 2012 Jul 1; 4(3): 253-258. doi: 10.4161/derm.21923.
6. Callejas-Quijada Graciela., Escobar-Chávez José Juan., Campos-Lozada Gieraldin., Pérez-Marroquín Xóchitl Alejandra., Aguirre-Álvarez Gabriel. Hyaluronic Acid - Extraction Methods, Sources and Applications. Polymers 2023, 15(16), 3473. doi: 10.3390/polym15163473.
7. Prasad N. Sudha., Maximas H. Rose. Chapter Nine - Beneficial Effects of Hyaluronic Acid. Volume 72, 2014, Pages 137-176. doi: 10.1016/B978-0-12-800269-8.00009-9.
8. Giorgia Natalia Iaconisi. et al. Hyaluronic Acid: A Powerful Biomolecule with Wide-Ranging Applications - A Comprehensive Review. Int J Mol Sci. 2023 Jun; 24(12): 10296. doi: 10.3390/ijms241210296
9. Petra Žádníková. et al. The Degradation of Hyaluronan in the Skin. Biomolecules 2022, 12(2), 251. doi:10.3390/biom12020251.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com