Đồi mồi, nám, tàn nhang, hay những đốm nâu đen trên mặt, đây chính là những thể thường gặp của một nhóm các bệnh lý lớn hơn mà trong y văn gọi là "Tăng sắc tố da" (hyperpigmentation).
Tăng sắc tố da là một tình trạng bệnh lý thường gặp trên lâm sàng, nhất là trong điều kiện khí hậu và môi trường của một đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Nói ngắn gọn cơ chế bệnh sinh của tăng sắc tố da là do con đường hình thành và vận chuyển của melanin (các hắc sắc tố) lên bề mặt nông của da. Do đó các hướng tiếp cận hiện nay đều hướng đến con đường bệnh sinh này.
Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một phác đồ điều trị tăng sắc tố nào đạt được sự đồng thuận cao trong y văn trong điều trị các thể tăng sắc tố khác nhau, và việc tiếp cận điều trị đa phần cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp. Tỉ lệ tái phát cao cũng như đáp ứng điều trị kém là một trong những lý do phải phân biệt rõ ràng giữa các loại tăng sắc tố da để cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả. Theo vị trí phân bố của các các melanin mà tăng sắc tố có thể chia thành 3 loại chủ yếu sau:
Tăng sắc tố thượng bì gồm các thể nám má thượng bì, tàn nhang và đốm nâu (lentigines). Đặc điểm chung cho thấy có sự tăng chủ yếu sắc tố màu nâu, do tăng sản xuất hoặc tăng vận chuyển melanin lên các lớp tế bào thượng bì từ melanocyte tại màng đáy. Tuy nhiên, số lượng melanocyte vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.
Nám má là bệnh da do rối loạn chuyển hoá sắc tố ở da, với các dát tăng sắc tố màu nâu, nâu đen hoặc xanh đen. Màu sắc có thể đồng đều hoặc không và thường có tính chất đối xứng. Đáp ứng tốt với các chất làm sáng da tại chỗ (Hydroquinone, Tretinoin, Vitamin C, Azelaic acid, Arbutin,…); phương pháp lột da hoá học (chemical peel), một số trường hợp cần sử dụng đến liệu pháp laser để điều trị.
Chủ yếu ở người có da sáng màu (chủ yếu ở châu Âu), có mang tính chất gia đình. Dát tăng sắc tố có màu vàng, nâu hoặc đen với kích thước nhỏ từ 1 - 2 mm và có ranh giới đỏ. Đôi khi điều trị là không cần thiết, vì chúng thường mờ đi vào mùa đông. Có thể điều trị bằng phương pháp áp lạnh, chất đường bôi (Hydroquinone, Azelaic acid, Glycolic acid); peel da hoá học hoặc liệu pháp laser.
Gồm hai thể - đốm nâu đơn thuần và đồi mồi (solar lentigines) với các dát sắc tố to có thể lên đến 1-3 cm. Chống nắng là vô cùng quan trọng đối với trường hợp này. Các liệu pháp đường bôi thường kém hiệu quả, ngay cả với phối hợp Kligman (Tretinoin - Hydroquinone - Dexamethasone). Laser là phương pháp điều trị chủ yếu đang được sử dụng nhiều ngày nay.
Tăng sắc tố trung bì thực tế thường gặp nám nám trung bì, bớt Hori, tăng sắc tố Riehl,… Với đặc điểm chung là sự gia tăng sắc tố màu xanh thông qua 3 cơ chế: (1) tăng vận chuyển melanin từ thượng bì xuống trung bì (sự rơi qua tế bào màng đáy); (2) tăng sản xuất từ các melanocyte trung bì và (3) do các sắc tố ngoại sinh lắng đọng.
Hay gặp hơn nám má thượng bì. Màu sắc dát sắc tố lúc này thường có màu nâu xám và với biên thường không rõ dưới ánh sáng đèn Wood. Điều trị nám má trung bình là tương đối khó khăn với tỉ lệ tái phát cao và đáp ứng với thuốc đường bôi kém. Laser là phương pháp điều trị được khuyến khích khi đáp ứng kém với các liệu pháp khác.
Bớt hori đặc trưng bởi các đốm xanh nâu và/hoặc xanh xám xảy ra đối xứng hai bên thường ở vùng má, hoặc ít gặp hơn ở vùng trán, mí mắt, cằm hay mũi và thường gặp hơn ở phụ nữ phương Đông sau độ tuổi 20 trở đi. Hoạt chất bôi tại chỗ, mài da, áp lạnh, và peel da hoá học có hiệu quả thấp và tỉ lệ tái phát cao. Laser là liệu pháp hàng đầu cho tình trạng bệnh này.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là dát hoặc mảng dát màu xanh lam hoặc xám ở vùng mặt, xuất hiện bẩm sinh hoặc mắc phải tại vùng mắt hoặc vùng hàm trên tương ứng với phân chia của dây thần kinh sinh ba. Tương tự bớt Hori, các liệu pháp đường bôi ít hiệu quả, laser vẫn là phương pháp điều trị hàng đầu.
Là một dạng viêm da tiếp xúc do mĩ phẩm và hoá chất. Dát tăng sắc tố có dạng màu nâu đen, lan toả hoặc dạng lưới. Vị trí tổn thương khởi đầu ở vùng trán, thái dương, sau đó lan rộng khắp mặt. Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn, có nhiều cách tiếp cận và vẫn còn nhiều kết quả tương đối khác nhau. Laser thường là phương pháp điều trị ưu tiên.
Tăng sắc tố hỗn hợp mang cả đặc điểm của cả 2 loại trên, chủ yếu hay gặp ở nám má hỗn hợp. Trên lâm sàng chủ yếu gặp nám má hỗn hợp với đặc điểm của 2 loại nám má: bao gồm cả dát nâu - ranh giới rõ và dát xanh xám - ranh giới không rõ. Điều trị dạng nám má hỗn hợp khó hơn nhiều, yêu cầu phải sử dụng kết hợp hơn là điều trị đơn lẻ.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/bi-tang-sac-to-da-thi-phai-lam-sao.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia.
(1) Plensdorf S., Livieratos M., Dada N. (2017), Pigmentation Disorders: Diagnosis and Management. Am Fam Physician, 96(12):797-804.
(2) Bệnh viện Da liễu Trung Ương (2015). Bớt Ota và tình trạng liên quan. https://dalieu.vn/bot-ota-va-tinh-trang-lien-quan/ (access on 23/03/2022).
(3) Nieuweboer-Krobotova L. (2013), Hyperpigmentation: types, diagnostics and targeted treatment options. J Eur Acad Dermatol Venereol, 27 Suppl 1:2-4.
(4) Vũ Thái Hà, Vũ Nguyệt Minh, Nguyễn Thị Kim Cúc (2016). Rối loạn tăng sắc tố da mặt. https://dalieu.vn/.../2018/11/Roi-loan-sac-to-da-mat-.pdf (access on 23/03/2022).
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com