Sa búi trĩ thường gây đau nhiều hơn so với bệnh lý trĩ nội, với những triệu chứng phổ biến như: đi ngoài ra máu, cảm giác nặng tức ở hậu môn, đau rát hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, mức độ đau ngày càng lớn...
Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi 45 - 60, nhưng hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở độ tuổi 25 - 30. Năm 2016, Việt Nam có tỷ lệ người mắc trĩ 50% dân số, trong đó do đặc thù công việc nên dân văn phòng chiếm đến 2/3 tổng số người mắc bệnh trĩ. Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến dân phòng mắc bệnh sa búi trĩ bao gồm:
Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng làm ảnh hưởng đến tĩnh mạch, máu lưu thông kém, dễ ứ đọng dẫn đến căng phồng tĩnh mạch, tăng nguy cơ mắc sa búi trĩ.
Giờ ăn thất thường, không ăn đủ rau xanh, ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và thói quen ít uống nước gây ra táo bón. Khi tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây áp lực lên hậu môn - trực tràng làm tăng nguy cơ hình thành các búi trĩ.
Nhiều nam giới có thói quen uống rượu bia sau mỗi giờ làm. Rượu bia tích nhiệt ở cơ quan nội tạng gây nóng trong người, tăng nguy cơ táo bón và trĩ.
Sa búi trĩ thường xuất hiện ở giai đoạn 2, có thể gặp ở cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Sa búi trĩ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, sa búi trĩ có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu, nhiễm trùng, nghẹt búi trĩ… thậm chí hoại tử. Tình trạng bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng nếu không kịp thời can thiệp và xử lý đúng cách.
Sa búi trĩ thường lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn mỗi khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Mức độ sa nhiều hay ít tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh trĩ. Nếu trĩ nhẹ, người bệnh có thể chưa thấy đau, lộm cộm và khó chịu. Trường hợp trĩ nặng, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài, phát triển lớn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn mỗi lần đi vệ sinh, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sống.
Bệnh trĩ có một phần nguyên nhân từ yếu tố nghề nghiệp. Nhiều người bị bệnh trĩ thường âm thầm chịu đựng, không điều trị sớm dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
Thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin như các loại rau củ quả, trái cây, các thực phẩm giàu collagen như cá hồi, trứng, bơ, hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt…
Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Không nên nhịn đi vệ sinh. Việc trì hoãn đi vệ sinh sẽ làm ruột tái hấp thu nước từ phân, làm phân cứng hơn khi đi đại tiện.
Không rặn mạnh khi đi tiêu vì sẽ gây căng thẳng cho các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn, khiến búi trĩ dễ phình to ra.
Tránh ngồi lâu để giảm áp lực cho vùng hậu môn - trực tràng. Đối với những công việc có tính chất bắt buộc ngồi nhiều (tài xế, nhân viên văn phòng…) nên sử dụng gối nệm khoét lỗ để phòng tránh bệnh trĩ.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa giúp ngăn ngừa táo bón, vừa có tác dụng giảm cân, tránh béo phì.
Hạn chế tối đa những đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, muối và đường.
Sử dụng các loại Thực phẩm chức năng có tác dụng thải độc hệ tiêu hóa và bảo vệ thành mạch máu. Các sản phẩm nổi bật là Cà phê thải độc giảm cân và Tinh dầu thông đỏ… để đào thải thải độc tố, phòng ngừa táo bón, ngăn chặn bệnh trĩ, thu nhỏ búi trĩ...
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com