Hotline

0902158663
MENU
0
26/07/2025 - 6:40 PMedallyhanquoc.vn 18 Lượt xem

Sỏi thận là một trong những bệnh lý niệu khoa phổ biến nhất hiện nay, ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Bệnh sỏi thận hình thành khi các khoáng chất và muối trong nước tiểu kết tinh lại tạo thành những tinh thể rắn - gọi là sỏi - nằm trong thận hoặc đường tiết niệu.

Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Mặc dù phần lớn sỏi có thể được đào thải ra ngoài qua đường tiểu, nhưng không ít trường hợp gây ra đau đớn dữ dội, tắc nghẽn đường tiểu và thậm chí dẫn đến suy thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Tổng quan bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau. 

2. Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.

Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Nằm một chỗ một thời gian dài.

Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...

3. Triệu chứng bệnh sỏi thậna\

Khi có những triệu chứng dưới đây bạn hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa thận tiết niệu để các bác sỹ chuyên khoa khám và điều trị.

Triệu chứng bệnh sỏi thận có thể bao gồm:

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.

Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh sỏi thận

Khi gia đình có người mang gen này, sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận.

Những người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.

Những người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường.

Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

Đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.

5. Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Phòng ngừa bệnh sỏi thận là một trong những bước quan trọng giúp giảm nguy cơ tái phát (vì sỏi thận có thể tái phát đến 50% sau 5 năm nếu không thay đổi lối sống).

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, có thể kể đến các biện pháp sau:

Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.

Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận: Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.

Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh sỏi thận

Để chẩn đoán bệnh sỏi thận, có nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phương pháp chẩn đoán thích hợp.

Căn cứ bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cần kết quả chụp X-quang, siêu âm bụng để phát hiện ra các loại sỏi.

Chụp CT đường tiết niệu là một phương pháp để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận.

Với những trường hợp các phương pháp chẩn đoán trên chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X-quang đặc biệt (pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP).

7. Các biện pháp điều trị bệnh sỏi thận

Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp.

Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng như Tinh dầu thông đỏ hoặc uống nhiều nước để loại thải sỏi ra ngoài.

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc tắc/ giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.

Nguồn: PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển - Khoa Nội Thận - Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tin liên quan

Hè Xong Da Làn Thường Gặp Phải Vấn Đề Gì Và Làm Sao Để Khắc Phục? Hè Xong Da Làn Thường Gặp Phải Vấn Đề Gì Và Làm Sao Để Khắc Phục?
Sau hè - thời điểm mà khách hàng thường quay trở lại với làn da xỉn màu, lỗ chân lông giãn to, mụn viêm tái phát hoặc sạm nám rõ rệt.
Có Phải Cứ Mắc Bệnh Thận Là Dẫn Đến Suy Thận Không Và Kết Cục Là Phải Chạy Thận Không? Có Phải Cứ Mắc Bệnh Thận Là Dẫn Đến Suy Thận Không Và Kết Cục Là Phải Chạy Thận Không?
Thực tế có nhiều bệnh nhân đi khám được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thận mạn là suy sụp bi quan về tìm hiểu rồi uống nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc...
Vi Khuẩn Gây Mụn C.acnes Và Những Hiểu Lầm Tai Hại Vi Khuẩn Gây Mụn C.acnes Và Những Hiểu Lầm Tai Hại
Trên con đường tìm kiếm làn da hoàn hảo, vi khuẩn gây mụn C.acnes thường được coi là kẻ thù số một. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một chuyên gia da liễu, chúng...
Vì Sao Thừa Cân Béo Phì Có Thể Gây Bệnh Thận? Vì Sao Thừa Cân Béo Phì Có Thể Gây Bệnh Thận?
Hiện nay có nhiều bệnh nhân thừa cân béo phì nhiều đến khám bệnh vì có protein niệu thậm chí có suy thận. Không tìm thấy nguyên nhân nào khác của bệnh thận...
Dùng Thuốc Cho Bệnh Nhân Mắc Bệnh Suy Thận Mạn - Một Số Điều Cần Chú Ý Dùng Thuốc Cho Bệnh Nhân Mắc Bệnh Suy Thận Mạn - Một Số Điều Cần Chú Ý
Trong khi điều trị ngoại trú kê đơn thuốc cho bệnh nhân hoặc điều trị bệnh nhân nằm viện điều trị, một vấn đề đặt ra là thuốc sử dụng nên như thế...
Có Phải Cứ Bệnh Suy Thận Mạn Giai Đoạn 5 Là Phải Lọc Máu & Khi Bắt Đầu Lọc Máu Có Nên Bắt Buộc 3 Lần/ Tuần Hay Không? Có Phải Cứ Bệnh Suy Thận Mạn Giai Đoạn 5 Là Phải Lọc Máu & Khi Bắt Đầu Lọc Máu Có Nên Bắt Buộc 3 Lần/ Tuần Hay Không?
Khi bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn tính (CKD) dù ở giai đoạn 5 nhưng không phải tất cả đều cần phải tiến hành lọc máu ngay. Nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc...
Có Phải Tổn Thương Thận Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) Là Biến Chứng Do Đái Tháo Đường Gây Nên Không? Có Phải Tổn Thương Thận Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) Là Biến Chứng Do Đái Tháo Đường Gây Nên Không?
Hiện nay tỷ lệ ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) càng tăng và biến chứng thận càng nhiều, trên thực tế có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán biến chứng...
Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Mắc Bệnh Thận Mạn? Làm Thế Nào Để Phát Hiện Sớm Mắc Bệnh Thận Mạn?
Trong một tuần mà gặp đến 6 bệnh nhân bị bệnh thận mạn giai đoạn 4-5 đến khám vì phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn nặng như vậy, và đều là các bệnh...
Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo) Tóm Tắt Nội Dung Khoa Học - Hội Nghị Thận Học Châu Âu ERA 2025 (Vienna, Áo)
Hội nghị Thận học Châu Âu ERA (European Renal Association) lần thứ 62 được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 6 năm 2025 tại Vienna, Áo.
U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa U Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
U sắc tố da là một trong những biểu hiện phổ biến trên da, có thể là lành tính hoặc ác tính, thường khiến người bệnh lo lắng về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe....

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon