Hotline

0902158663
MENU
0
07/05/2025 - 9:48 PMedallyhanquoc.vn 38 Lượt xem

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng tĩnh mạch dưới chân căng phồng, độ đàn hồi thành mạch giảm ở mô dưới da và thường dễ nhìn thấy.

Những chỗ phồng màu xanh hoặc tím này thường xuất hiện ở chân, bàn chân và mắt cá chân của bạn. Tĩnh mạch hình mạng nhện có thể bao quanh tĩnh mạch giãn, là những đường nhỏ màu đỏ hoặc tím xuất hiện lớp mô dưới da.

Bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới người bệnh cần lưu ý những gì?

Bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới người bệnh cần lưu ý những gì?

1. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tĩnh mạch giãn là tình trạng phổ biến do thành và van tĩnh mạch yếu hoặc bị tổn thương. Tĩnh mạch có các van một chiều bên trong, đóng mở để máu chảy về tim. Van hoặc thành tĩnh mạch yếu hoặc bị tổn thương có thể khiến máu ứ lại và thậm chí chảy ngược trở lại. Tĩnh mạch có thể to ra và bị biến dạng, dẫn đến tĩnh mạch giãn.

Một số yếu tố nguy cơ có thể làm cho van và thành mạch bị yếu dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bao gồm:

Tuổi tác: Do quá trình lão hóa, thành tĩnh mạch và van không còn hoạt động tốt như trước nữa. Tĩnh mạch mất đi độ đàn hồi và cứng lại.

Hormone: Hormone nữ có thể cho phép thành tĩnh mạch giãn ra. Phụ nữ mang thai, dùng thuốc tránh thai hoặc đang trong thời kì mãn kinh có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn do sự thay đổi nồng độ hormone.

Tiền sử gia đình: Bạn có thể di truyền tình trạng này nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh.

Lối sống: Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài làm giảm lưu thông máu đến các chi.

Sức khỏe tổng thể: Một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch của bạn.

Cân nặng: Cân nặng dư thừa gây áp lực lên mạch máu.

2. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường diễn tiến âm thầm và tăng dần theo thời gian nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là tình trạng hệ thống tĩnh mạch ở chân bị suy yếu, khiến máu lưu thông kém và ứ đọng ở chi dưới. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến:

  • Tĩnh mạch có màu tím đậm hoặc xanh.

  • Tĩnh mạch bị  vặn xoắn và căng phồng lên: giống như dây thừng.

  • Cảm giác đau nhức hoặc nặng nề ở chân.

  • Cảm giác nóng, nhịp đập mạnh, chuột rút,và sưng phù ở cẳng chân.

  • Đau dữ dội hơn sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

  • Ngứa xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch.

  • Màu da xung quanh vùng giãn tĩnh mạch bị thay đổi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

3. Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Mục tiêu của điều trị là làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn, cải thiện ngoại hình và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như loét và chảy máu. Một số thay đổi lối sống có thể giúp ích cho tình trạng giãn tĩnh mạch của bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu và các vấn đề y tế khác.

Mục tiêu là có cân nặng khỏe mạnh: Duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện lưu lượng máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch của bạn.

Duy trì hoạt động thể chất để giúp máu lưu thông qua các tĩnh mạch của bạn. Đi bộ và tập thể dục làm cho các cơ ở cẳng chân của bạn co lại, có thể giúp máu trở về tim và không bị ứ đọng trong các tĩnh mạch ở chân. Tuy nhiên, tập thể dục gắng sức, đặc biệt là nếu liên quan đến việc nâng vật nặng, có thể làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Khi ngồi, hãy nâng cao chân để giúp giảm áp lực bên trong các tĩnh mạch ở chân. Nằm xuống với bàn chân cao hơn tim trong vài phút, thực hiện nhiều lần mỗi ngày cũng có thể làm giảm áp lực trong tĩnh mạch và giúp máu trở về tim. Nếu bạn phải dành nhiều thời gian để đứng hoặc ngồi, hãy thử thay đổi tư thế thường xuyên để giúp máu lưu thông.

Những lưu ý trong sinh hoạt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Những lưu ý trong sinh hoạt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tránh giày cao gót hoặc giày hạn chế chuyển động mắt cá chân của bạn. Một số loại giày có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong tĩnh mạch ở chân của bạn. Nếu một số loại giày khiến tình trạng giãn tĩnh mạch của bạn trở nên tồi tệ hơn, hãy cố gắng đi những đôi giày đó ít thường xuyên hơn.

4. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên tập luyện thế nào?

Một số động tác đơn giản giúp cải thiện lưu thông máu ở chân, hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch:

Nâng cao chân: Nằm hoặc ngồi, kê chân lên ghế hoặc ván có đệm cao hơn mặt đất, giữ tư thế này khoảng 2 - 3 phút.

Gập duỗi cổ chân: Khi ngồi hoặc nằm thư giãn, thực hiện động tác gập bàn chân xuống (hướng về lòng bàn chân) và duỗi bàn chân lên (hướng về đầu) liên tục trong khoảng 3 phút.

Xoay cổ chân: Thực hiện xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi chiều khoảng 1 - 2 phút.

Theo dõi màu sắc bàn chân: Trong quá trình tập, nếu thấy bàn chân chuyển sang màu xanh hoặc xuất hiện cảm giác đau, nên ngừng tập và nâng chân lên cao để thư giãn

Giữ ấm: Sau khi tập xong, nằm nghỉ yên trong khoảng 5 phút và giữ ấm đôi chân bằng chăn mềm để giúp lưu thông máu tốt hơn.

Một số bài tập đơn giản cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Một số bài tập đơn giản cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Các bài tập nên được thực hiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Không nên cố gắng tập luyện quá sức nếu cảm thấy khó chịu - mục tiêu là duy trì sự linh hoạt và hỗ trợ tuần hoàn máu, không phải tăng cường thể lực.

Nếu các hướng dẫn chăm sóc trên không làm thuyên giảm tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới của bạn, hãy cân nhắc đến bệnh viện để được hỗ trợ bởi các chuyên gia nhằm điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng nề của bệnh.

Ngoài ra, Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc được chiết xuất từ lá cây thông đỏ Hàn Quốc là loại cây có tuổi đời từ 100 - 200 năm mọc tại độ cao 1300-1700m. Với 1,8kg chưng cất trong vòng 1 tháng mới được 1 viên nang, vì vậy Tinh dầu thông đỏ mang rất nhiều giá trị quý báu của cây thông đỏ như làm sạch mạch máu, thông huyết mạch, củng cố độ bền thành mạch, điều trị huyết áp, tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, suy giãn tĩnh mạch… cực kỳ hiệu quả.

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Theo CN PHCN. Hồ Thanh Hết - Khoa Y học cổ truyền - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 3

Tin liên quan

Tại Sao Ăn Kiêng Khắc Nghiệt Vẫn Tăng Cân? Tại Sao Ăn Kiêng Khắc Nghiệt Vẫn Tăng Cân?
Nhiều người tin rằng một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt bằng cách cắt đường, cắt tinh bột, tăng cường protein, rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp giảm...
Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD) Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD)
Trào ngược dạ dày- thực quản (GERD) là hiện tượng dịch tiêu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản, họng gây tình trạng ợ nóng, ợ hơi và đau rát vùng...
Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Sớm Đột Quỵ? Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Sớm Đột Quỵ?
Khi nhắc đến đột quỵ, nhiều người vẫn nghĩ đây là bệnh của tuổi già hoặc chỉ xảy đến với những người mắc nhiều bệnh nền như: tiểu đường, huyết...
Cách Kiểm Soát Tình Trạng Tăng Acid Uric Máu Để Bảo Vệ Sức Khỏe Cách Kiểm Soát Tình Trạng Tăng Acid Uric Máu Để Bảo Vệ Sức Khỏe
Trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng acid uric máu và bệnh gout đang gia tăng mạnh mẽ, ngày càng trở nên phổ biến và thường được phát hiện tình cờ trong các...
Tại Sao Mụn Tái Đi Tái Lại Nhiều Lần Và Cách Phòng Ngừa Như Thế Nào? Tại Sao Mụn Tái Đi Tái Lại Nhiều Lần Và Cách Phòng Ngừa Như Thế Nào?
Điều trị mụn là một trong những dịch vụ được yêu cầu nhiều nhất tại các cơ sở làm đẹp. Nhưng, nhiều SPA/CLINIC vẫn đang loay hoay trước các ca mụn khó,...
Uống Nước Đúng Cách Trong Mùa Nóng - Bí Quyết Theo Y Học Cổ Truyền Uống Nước Đúng Cách Trong Mùa Nóng - Bí Quyết Theo Y Học Cổ Truyền
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, đặc biệt là khi thời tiết oi bức kéo dài, cơ thể chúng ta dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khô khát, thậm chí say nắng nếu...
Đảo Ngược Gan Nhiễm Mỡ Bằng Cách Nào? Đảo Ngược Gan Nhiễm Mỡ Bằng Cách Nào?
Hiện nay, qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên tại nhiều công ty, tỷ lệ phát hiện gan nhiễm mỡ rất cao - thậm chí ghi nhận ở cả người trẻ ngoài...
Bệnh Sởi - Những Điều Cần Biết Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Bệnh Sởi - Những Điều Cần Biết Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Hiện nay, dịch bệnh sởi đang có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số địa phương, đặt ra nhiều thách thức cho ngành Y tế cũng như cộng đồng.
Điều Trị Iod Phóng Xạ Cho Bệnh Nhân Basedow Có Làm Tăng Nguy Cơ Bị Ung Thư Tuyến Giáp Không? Điều Trị Iod Phóng Xạ Cho Bệnh Nhân Basedow Có Làm Tăng Nguy Cơ Bị Ung Thư Tuyến Giáp Không?
Khi nói đến điều trị bằng chất phóng xạ, thường mọi người sẽ rất ngại vì lo sợ nguy cơ bị ung thư. Trong thực hành lâm sàng, nhiều người bệnh Basedow cũng...
Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Gan Liên Quan Đến Rối Loạn Chuyển Hóa Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Gan Liên Quan Đến Rối Loạn Chuyển Hóa Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2
Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASLD), trước đây gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), là tình trạng gan nhiễm mỡ không liên...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon