Azelaic Acid là một hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm như lúa mạch, mỳ và hạt lúa mạch. Với khả năng làm dịu da và kiểm soát dầu, Azelaic Acid đã trở thành lựa chọn phổ biến trong việc điều trị mụn trứng cá và các vấn đề da khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những lợi ích và cách Azelaic Acid làm cho làn da của bạn trở nên sáng khoẻ và rạng rỡ.
Azelaic acid là một acid hữu cơ mạch thẳng với 9 carbon và 2 chức carboxylic, có nguồn gốc từ thiên nhiên, được sản xuất bởi vi nấm Malasezia fur fur (hay còn gọi là Pityrosporum ovale) và thường được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa gạo và mạch nha. Hợp chất này lần đầu tiên được quan tâm nghiên cứu nhờ khả năng ức chế tyrosinase và thúc đẩy sự giảm sắc tố da, gợi ý về một hợp chất có thể được ứng dụng tại chỗ để điều trị các bệnh lý về tăng sắc tố da sau đó. Các nghiên cứu nối tiếp còn cho thấy, bên cạnh khả năng ức chế mảng sắc tố, hợp chất này còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn in vitro và in vivo.
Năm 2003, Azelaic acid 15% với dạng bào chế gel lần đầu tiên đã được FDA cấp phép cho chỉ định điều trị trứng cá đỏ (rosacea). Sau đó, hoạt chất này lại tiếp tục được cấp phép cho điều trị mún trứng cá thể thông thường ở nồng độ 20%. Azelaic acid dùng tại chỗ đã được cho thấy là an toàn và có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và có thể dùng được cả trong thời kì cho con bú.
Azelaic Acid là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da với nhiều tác dụng hữu ích. Dưới đây là các tác dụng chính của Azelaic acid trong việc dưỡng da:
Azelaic acid là một chất có khả năng ức chế C. acnes (vi khuẩn gây ra mụn) và một số vi sinh vật khác trên da như S. aureus và S. epidermidis. Cơ chế kháng khuẩn đề xuất rằng azelaic acid ức chế khả năng duy trì sự khác biệt pH trong và ngoài màng tế bào vi khuẩn, dẫn đến ức chế quá trình hô hấp tế bào, tăng sự nhạy cảm của màng tế bào vi khuẩn khi có sự thay đổi của pH ngoại bào.
Azelaic làm giảm sự biểu hiện của các yếu tố viêm và tiền viêm như NF-kB, TNF-α, đóng vai trò như một chất khử các gốc tự do trong cơ thể, hiệu quả trong giảm sưng viêm trong điều trị mụn.
Dày sừng và tăng sinh nang lông là một trong những cơ chế bệnh sinh của mụn. Acid azelaic ở nồng độ 20 nM đã cho thấy khả năng ức chế các tế bào keratin. Quá trình ức chế này được đề xuất là thông qua cả sự giảm biểu hiện gene và tổng hợp protein.
Azelaic acid từ lâu đã được biết đến như một tác nhân ức chế mảng sắc tố thông qua sự ức chế thuận nghịch tyrosinase và có hiệu quả trong điều trị tăng sắc tố sau mụn.
Nhờ có sự kết hợp đa dạng nhiều cơ chế khác nhau và tương đối an toàn với ít tác dụng phụ mà Azelaic acid đã được đưa vào trong phác đồ điều trị mụn của Tổ chức da liễu học Hoa Kỳ (AAD) vào năm 2016 với vai trò như một tác nhân kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị tăng sắc tố da sau viêm và hỗ trợ điều trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Azelaic acid có thể được sử dụng 1-2 lần 1 ngày sau khi rửa mặt hoặc sau khi tẩy tế bào chết, đơn trị hoặc kết hợp với các tác nhân khác.
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/niacinamide-co-che-hoat-dong-va-chi-dinh-trong-da-lieu.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
[1] National Center for Biotechnology Information, "PubChem Compound Summary for CID 2266, Azelaic acid", 2021 [Online]. Available: [Accessed: 22/12/2021].
[2] Nazzaro-Porro M. , Passi S. J. J. o. I. D. (1978), "Identification of tyrosinase inhibitors in cultures of Pityrosporum", 71 (3), pp. 205-208.
[3] Mayer-da-Silva A., Gollnick H., Detmar M. et al. (1989), "Effects of azelaic acid on sebaceous gland, sebum excretion rate and keratinization pattern in human skin. An in vivo and in vitro study", 143, pp. 20-30.
[4] Bojar R. A., Holland K. T. , Cunliffe W. J. J. J. o. A. C. (1991), "The in-vitro antimicrobial effects of azelaic acid upon Propionibacterium acnes strain P37", 28 (6), pp. 843-853.
[5] Schulte B. C., Wu W. , Rosen T. J. J. o. d. i. d. J. (2015), "Azelaic acid: evidence-based update on mechanism of action and clinical application", 14 (9), pp. 964-968.
[6] Bojar R., Cunliffe W. , Holland K. J. J. o. A. C. (1994), "Disruption of the transmembrane pH gradient-A possible mechanism for the antibacterial action of azelaic acid in Propionibucterium acnes and Staphylococcus epidermidis", 34 (3), pp. 321-330.
[7] Fitton A. , Goa K. L. (1991), "Azelaic acid. A review of its pharmacological properties and therapeutic efficacy in acne and hyperpigmentary skin disorders", Drugs, 41 (5), pp. 780-798.
[8] Zaenglein A. L., Pathy A. L., Schlosser B. J. et al. (2016), "Guidelines of care for the management of acne vulgaris", 74 (5), pp. 945-973. e933.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com