Bệnh Gout là một dạng viêm khớp gây đau và sưng khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nguyên nhân là do tình trạng tăng axit uric máu. Nếu trước đây, Gout vẫn được coi là “bệnh nhà giàu” với quan niệm ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng mới mắc phải thì giờ đây bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi và ngày càng khó kiểm soát.
Theo BS Cao Thanh Ngọc - Trưởng đơn vị Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Gout là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số lượng người bệnh đến khám các vấn đề về xương khớp. Tỷ lệ trẻ hóa cũng gia tăng khi cứ 4 người được chẩn đoán mắc bệnh Gout thì độ tuổi 30-40 chiếm 50%.
Gout là một dạng viêm khớp phổ biến do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm khớp. Các tinh thể urat không chỉ lắng đọng các khớp hay thận mà còn tích tụ ở tĩnh mạch, động mạch và mạch máu ở tim, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm tăng như huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, tai biến, đột quỵ. Tại Việt Nam, hiện có hàng triệu người đang phải chung sống với căn bệnh này, trong đó có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc.
Gout hay còn gọi là gút, là bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp gây ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Bệnh thường khởi phát theo từng đợt gout cấp, gây ra cảm giác đau đớn và cản trở vận động của người bệnh.
Bệnh gout có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hầu hết các triệu chứng của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1-2 ngày và xuất hiện vào ban đêm. Các biểu hiện này xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử mắc gout cấp tính hoặc mãn tính không nên chủ quan nếu phát hiện các triệu chứng sau:
Dấu hiệu ban đầu thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái vào ban đêm nhưng cũng có trường hợp dấu hiệu này có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay.
Sự tấn công của cơn đau dữ dội có thể để lại sự khó chịu cho người bệnh trong vài giờ sau khi sử dụng sản phẩm giảm đau.
Những khớp bị tổn thương viêm sưng, mềm, nóng và có màu đỏ. Ở một số người còn xuất hiện những cơn sốt nhẹ 38-38,5 độ gây rét run và mệt mỏi.
Giảm sự di chuyển khớp có thể xảy ra khi bệnh gout tiến triển.
Ngay khi thấy mình có một trong số các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ thăm khám, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Gout là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến ở nam giới trong độ tuổi trung niên, thường đặc trưng bởi những cơn đau nhức khớp kéo dài, nhất là ở các khớp ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, đầu gối,...
Giới tính: Ước tính có đến 90-95% bệnh nhân gout là nam giới, nguyên nhân có thể do nam giới thường ăn nhiều đạm giàu purin, uống rượu bia hoặc do di truyền.
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gout cũng càng tăng. Độ tuổi dễ bị gout ở nam giới là 40 - 50 tuổi, ở nữ giới là sau mãn kinh.
Sử dụng rượu bia: Uống rượu bia trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tăng acid uric máu do tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải ở thận.
Béo phì: Những người có chỉ số BMI>25 sẽ có nguy cơ mắc gout cao gấp 5 lần so với người không béo phì.
Thói quen ăn uống: Những người có thói quen ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
Tăng acid uric máu và các rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh nhân gout thường có dấu hiệu tăng đường máu, rối loạn lipid máu, tăng cholesterol và tăng triglycerid.
Yếu tố gia đình: Có thể do gen hoặc do chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống trong gia đình.
Thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hoặc bài tiết acid uric, khiến acid uric máu tăng lên. Có thể kể đến một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu như Thiazide, Furosemide; Aspirin; thuốc chống lao như Pyrazinamid,...
Một số bệnh lý liên quan: Một số bệnh mạn tính có liên quan đến bệnh gout và tăng acid uric máu, trong đó hay gặp là bệnh lý về thận.
Người bệnh gout không chỉ phải chịu đựng cảm giác đau đớn mà còn gặp nhiều bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng thì người bệnh có nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau đây:
Biến chứng dễ gặp nhất của bệnh gout là dưới phần da của các khớp và sụn (ngón tay, cổ tay, bàn tay, bàn chân, cổ chân hoặc mắt cá chân) sẽ xuất hiện các khối tinh thể urate cứng được gọi là tophi. Những khối tinh thể thường gây đau đớn khi các đợt gout bùng phát và có khả năng ăn mòn các mô cùng da quanh khớp.
Bệnh gout nếu không được điều trị tận gốc thì rất dễ tái phát, gây ra viêm nhiễm và dần dần để lại những tổn thương vĩnh viễn ở mô khớp, làm khớp bị cứng lại và biến dạng, thậm chí còn có thể phá hủy hoàn toàn khớp.
Người mắc bệnh gout có nguy cơ cao bị sỏi thận, bởi tinh thể urate tích tụ trong đường tiết niệu sẽ hình thành sỏi.
Sỏi thận hình thành từ tinh thể urate có thể để lại tổn thương và sẹo. Theo thời gian, nếu bệnh gout vẫn không được điều trị thì những tổn thương này sẽ tăng dần và dẫn đến suy thận.
Bệnh gout có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, gây ra hội chứng khô mắt và ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
Một nghiên cứu trên tạp chí JAMA Network - Tạp chí y khoa thuộc Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã tìm ra mối liên hệ Gout với nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch như đau tim, đột quỵ. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu sức khỏe điện tử của hơn 62.500 bệnh nhân gout từ 1997 đến 2020. Trong đó, có gần 10.500 bệnh nhân Gout gặp phải các biến chứng tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Trong đó Acid uric là yếu tố nguy cơ độc lập gây nên đột quỵ tim nặng, mà không cần kết hợp với tác nhân nào khác.
Bệnh Gout thường được mệnh danh là “căn bệnh của giới thượng lưu”, nhưng thống kê cho thấy, bệnh đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi tầng lớp và có xu hướng trẻ hóa.
Nam giới sau 40 tuổi.
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh.
Trong gia đình từng có người mắc.
Lối sống không lành mạnh.
Đang sử dụng thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
Thừa cân, béo phì.
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày.
Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo ...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là 50-100g.
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....
Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà....
Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo.
Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, ngựa, dê… có hàm lượng đạm rất cao, kèm theo đó là các loại vitamin E, B6, B12 làm cho các triệu chứng và biến chứng của người bệnh gout trầm trọng. Vì vậy người bị bệnh gout nên hạn chế và ưu tiên sử dụng thịt trắng trong các bữa ăn.
Hải sản: Đây cũng là 1 trong những thực phẩm mà người bị gout nên hạn chế. Các loại hải sản chứa rất nhiều gốc purin, các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axit uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp, khiến bệnh gout trầm trọng.
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng như tim, gan, cật, dạ dày, ruột non… chứa hàm lượng purin cao hơn cả thịt đỏ và rất giàu đạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể người bệnh gout.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh… có chứa quá nhiều đạm sẽ làm bệnh gout nặng hơn.
Đồ uống chứa chất kích thích: Bia, rượu, đồ uống có ga có thể làm các cơn đau do gout trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó tiêu thụ rượu bia không chỉ làm tăng nồng độ axit uric trong máu mà còn cản trở sự đào thải axit uric qua thận.
Trên đây là gợi ý về một số nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gout. Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh gout cũng cần được điều trị đúng cách để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định là cách ngăn ngừa bệnh gout lâu dài và hiệu quả nhất và Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule là một giải pháp hoàn hảo giúp đập tan bệnh Gout. Được phát triển bởi các nhà khoa học hàng đầu của CosmaxBio và Novarex, dựa trên sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu cao cấp và công nghệ thẩm thấu tế bào đột phá Neocell Science tiên tiến bậc nhất.
Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule hoạt động với cơ chế lấy dầu sạch rửa dầu bẩn. Thành phần Lambertianic acid giúp kích hoạt enzyme MPK từ đó đánh tan các mảng xơ vữa, loại bỏ mỡ máu và cục máu đông. Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa mạnh trong Tinh dầu thông đỏ giúp trung hòa các gốc tự do và acid uric, giúp đào thải và giảm nồng độ axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout.
Ngoài ra, sản phẩm còn giúp ổn định đường huyết, mang lại dòng máu sạch nuôi cơ thể từ đó loại bỏ bệnh Gout một cách hiệu quả và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com