Hotline

0902158663
MENU
0
09/10/2023 - 8:08 PMedallyhanquoc.vn 375 Lượt xem

Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Các acid uric dư thừa dễ dàng lắng đọng dưới dạng tinh thể urat, có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gout cấp.

Bệnh gout và giải pháp toàn diện cho người bệnh gout

Bệnh gout và giải pháp toàn diện cho người bệnh gout

1. Purin và bệnh gout

Người bị bệnh gout thường được khuyên nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu purin. Khi tiêu hóa purin, nó sẽ chuyển thành acid uric trong cơ thể.

1.1. Purin là gì?

Purine là một hợp chất hóa học mà tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Purin có trong hạt nhân của tế bào động, thực vật. Purin chính là khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống.

1.2. Trong cơ thể mỗi người, purin được chia làm hai loại:

Purin nội sinh: Được sản xuất trong quá trình chuyển biến của chất acid nucleotid trong cơ thể.

Purin ngoại sinh: Chúng sẽ xâm nhập vào trong cơ thể qua thực phẩm hay đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Hầu hết mọi đồ ăn, đồ uống có cồn đều có chứa chất purin, có điều chúng có chứa hàm lượng ít hay nhiều.

1.3. Dựa trên hàm lượng purin có trong thực phẩm, có thể chia thành 3 nhóm sau:

Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin cao (> 150mg purin/100g thực phẩm): Đó là động vật nuôi ngoài tự nhiên như: dê, chó, chim, nem chua, nội tạng động vật, hải sản...)

Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin trung bình (50 - 150mg purin/100g thực phẩm) như: thịt gia cầm, măng, nấm, bột mì, đậu phộng...

Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g thực phẩm) như: các loại rau, sữa đậu nành, dầu ăn...

2. Acid uric và bệnh gout

Bệnh gout là một tình trạng gây ra bởi sự tích tụ quá mức của acid uric trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như viêm khớp và đau nhức.

2.1. Acid uric là gì?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của nhân Purin.

2.2. Chức năng của Acid uric:

Khi cơ thể tiêu hóa purine, chúng sẽ tự sản sinh ra một chất gọi là axit uric. Axit uric có chức năng kích thích bộ não của con người hoạt động một cách có hiệu quả. Axit uric cũng là một chất chống oxi hóa trong cơ thể.

Mỗi ngày, lượng Acid uric dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu (khoảng 80%) và 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi.

2.3. Nguyên nhân tăng Acid uric trong máu ở người bệnh gout:

Do tác nhân di truyền làm tăng Acid uric trong máu ở người bệnh gout:

Mặc dù hiếm gặp nhưng các điều kiện di truyền hoặc vấn đề xảy ra ở quá trình trao đổi chất cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự tăng axit uric trong máu của người bệnh.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hội chứng Lesch-Nyhan (vấn đề của sự trao đổi purine bẩm sinh ở người) là do một khiếm khuyết trong một gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1. Khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu và là tác nhân gây bệnh gout làm tổn thương tới thận, bàng quang hay các vấn đề về thần kinh.

Sự gia tăng chuyển hóa purine ở người bệnh gout:

Sự tăng acid uric máu có thể xảy ra ở những người có khối u phát triển nhanh như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu.

Bệnh nhân ung thư khi tiến hành trị liệu hoá trị cũng có thể làm tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u. Hội chứng này xảy ra ở những người có gánh nặng khối u lớn và quá trình hóa trị liệu gây ra số lượng lớn các tế bào ung thư chết ngay lập tức, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong dòng máu, là tác nhân làm tăng acid uric trong máu.

Giảm bài tiết, thải trừ acid uric ở người bệnh gout:

Thông thường, sự giảm bài tiết axit uric là một cơ chế để tạo ra nồng độ acid uric trong cơ thể, khi việc giảm thải trừ acid uric ra ngoài cơ thể gặp vấn đề thì sẽ khiến cho cơ thể bị tăng acid uric trong máu. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở những người mắc phải bệnh về thận mạn tính.

Sở dĩ những người mắc bệnh thận mạn tính thường dễ bị tăng acid uric máu là vì thận theo thời gian sẽ mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Vì acid uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận hoạt động không bình thường thì axit uric sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể và dẫn đến sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, các bệnh trao đổi chất hoặc nội tiết cũng có thể là tác nhân làm giảm bài tiết axit uric.

Chế độ dinh dưỡng không khoa học làm tăng acid uric trong máu ở người bệnh gout:

Thực tế, có rất nhiều các loại thực phẩm có chứa một lượng purine cao, nếu con người ăn chúng quá nhiều thì có thể góp phần vào việc làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có thể là nội tạng động vật, gia cầm, thịt đỏ, cá, cá mòi, nấm men, cá cơm, bia...

Mặt khác, việc ăn kiêng quá mức, tập thể dục vất vả cũng có thể làm tăng acid uric máu và giảm bài tiết, vì cơ thể sẽ tự phân hủy năng lượng trong khi thận không thể bài tiết acid uric hiệu quả.

Các nguyên nhân khác tăng acid uric trong máu ở người bệnh gout:

Mức đường huyết cao;

Suy giáp;

Sử dụng rượu;

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho bệnh tim;

Huyết áp cao;

Béo phì;

Phơi nhiễm chì;

Phơi nhiễm thuốc trừ sâu.

Mối liên hệ giữa Acid uric và bệnh gout

Mối liên hệ giữa Acid uric và bệnh gout

3. Cách xác định tình trạng tăng Acid uric trong máu ở người bệnh gout

Để xác định người bệnh có bị tăng acid uric hay không thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu.

Ngoài ra, nếu người bệnh có triệu chứng của bệnh gout thì có thể bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của người bệnh bằng cách rút dịch từ khớp để kiểm tra có tinh thể acid uric hay không. Sự xuất hiện của tinh thể acid uric chính là dấu hiệu của bệnh gout.

4. Gout là gì?

Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

5. Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Các acid uric dư thừa dễ dàng lắng đọng dưới dạng tinh thể urat, có thể tích tụ trong khớp của bạn trong nhiều năm mà không hề gây ra triệu chứng. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn có thể cọ xát vào màng hoạt dịch gây sưng, đau và viêm nhiều. Khi điều này xảy ra tạo thành các đợt gout cấp.

5.1. Nguyên nhân nguyên phát (vô căn) gây ra bệnh gout:

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

5.2. Nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh gout:

Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

6. Triệu chứng của bệnh gout

Ở giai đoạn đầu, một số người được ghi nhận nồng độ acid uric trong máu tăng nhưng không xuất hiện triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao không hạ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp, bệnh thường xảy ra đột ngột, các cơn đau dữ dội đến âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm.

Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh gout thông qua các dấu hiệu sau:

Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.

Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.

Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.

Giới hạn phạm vi hoạt động khớp: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.

7. Các biến chứng của bệnh gout

Bệnh sỏi thận, tim mạch…

Biến dạng, nhiễm khuẩn khớp.

Nguy cơ bị bại liệt, tàn phế cao.

Hạn chế vận động, đi lại khó khăn.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout gây ra là gì?

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout gây ra là gì?

8. Xét nghiệm của bệnh gout

Chẩn đoán bệnh gout thường dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như ngón chân cái bị sưng đỏ, viêm và có dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựa trên việc xem xét bệnh sử, khám sức khỏe và các triệu chứng của bạn.

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Chẩn đoán hình ảnh.

Siêu âm và chụp CT có hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Chụp X-quang thường được sử dụng để xác định các tổn thương xương và khớp do mắc bệnh trong thời gian dài.

Kiểm tra dịch khớp: Đây là phương pháp hiệu quả để loại trừ các tình trạng tinh thể khác và chẩn đoán. Kiểm tra này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoạt dịch của bạn thông qua một cây kim đưa vào một trong các khớp của bạn. Chất lỏng sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Nếu bạn có hạt tophi, bác sĩ có thể lấy mẫu từ một trong số đó.

9. Các đối tượng có nguy cơ bị bệnh gout

Nam giới sau tuổi 40.

Phụ nữ ở tuổi mãn kinh.

Lối sống không lành mạnh.

Di truyền: Nghiên cứu cho thấy có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh và người có tiền sử gia đình bị bệnh có nguy cơ cao hơn những người bình thường.

Đang sử dụng thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…

Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.

Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao.

Các bệnh khác liên quan đến bệnh gút có thể kể đến như tăng huyết áp, tiểu đường…

10. Các giai đoạn của bệnh gout

Giai đoạn 1: Tăng acid uric không triệu chứng.

Giai đoạn 2: Các cơn đau cấp tính tấn công.

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp.

Giai đoạn 4: Bệnh gout mãn tính.

11. Tình hình bệnh gout ở Việt Nam và trên Thế Giới

Thế giới có 14,3 triệu người bị gout mỗi năm. Riêng năm 2020 có 17,4 triệu người mắc căn bệnh này.

Việt Nam có hơn 1 triệu người mắc bệnh gout.

12. Giải pháp toàn diện cho người bệnh gout

12.1. Giải pháp ăn đủ cho người bệnh gout:

Người bệnh gout nên ăn: Sữa ít béo, bánh mì nguyên cám, rau củ quả, cherry, việt quất…

Người bệnh gout không nên ăn: Cá hồi, cá ngừ, thịt gia cầm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, thức uống chứa cồn.

12.2. Giải pháp uống đủ cho người bệnh gout:

Uống đủ nước hàng ngày đảm bảo ít nhất 0,4l/10kg trọng lượng cơ thể để duy trì quá trình trao đổi chất, duy trì chức năng não bộ, điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng cường lưu thông máu, loại bỏ độc tố, làm trơn các xương khớp, vận chuyển dinh dưỡng và oxy nuôi tế bào, làm sạch phổi, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng,…

12.3. Giải pháp vận động đều cho người bệnh gout:

Tập thể thao bao nhiêu là đủ? Thời gian khuyến nghị phụ thuộc vào loại hình luyện tập, với tập luyện vừa phải thì 150 phút mỗi tuần, tương đương với 30 phút/ngày trong 5 ngày mỗi tuần; tập luyện cường độ cao thì 75 phút mỗi tuần.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

12.4. Các thực phẩm chức năng cho người bệnh gout

Bữa ăn thay thế Edally Healthy Meal cho người bệnh gout:

Bữa ăn thay thế Edally Healthy Meal là bữa ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thaythế cho các bữa ăn thông thường. Bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng:

  • Vitamin/khoáng chất.

  • Protein.

  • Lipit.

  • Carbohydrate.

Thành phần nổi bật của Edally Healthy Meal là protein đậu nành phân lập không biến đổi gen, giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng lượng cholesterol HDL tốt, hỗ trợ thỏa mãn cơn đói giúp cảm thấy no lâu hơn. Không chỉ vậy, protein đậu nành phân lập giúp tăng cường sự trao đổi chất khi tiêu thụ protein và xây dựng khối cơ, giúp đốt cháy calo nhanh hơn, giảm tỷ lệ mỡ trong cơ hiệu quả. Đậu lành có hàm lượng purin thấp.

Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bo-sung-edally-healthy-meal-cookies-cream-taste.html

Glucosamin Edally BH cho người bệnh gout:

Glucosamin giúp giảm đau trong viêm khớp, thoái hóa khớp. Glucosamin là nguyên liệu để sản xuất aggrecan và các proteoglycan khác của sụn. Do vai trò thiết yếu của aggrecans trong việc tạo cho sụn tính ưa nước, các hợp chất tăng cường tổng hợp aggrecans có lợi trong các trường hợp viêm khớp. Trong ống nghiệm, glucosamine đã được chứng minh là làm giảm sản xuất prostaglandin E2 (PGE2) và can thiệp vào liên kết DNA của nhân tố kappa B trong tế bào sụn và tế bào hoạt dịch. Glucosamine ức chế biểu hiện gen của viêm khớp sụn trong ống nghiệm. Uống glucosamine trong thời gian 3 tháng làm giảm sự phá hủy sụn và điều hòa lại MMP-3 (men phân giải collagen).

Boswellia serrata là chiết xuất từ nhựa của cây Nhũ Hương nguồn gốc Ấn Độ. Bosweliic acid là một chất kháng viêm và chống viêm khớp. Chất này ức chế sự tổng hợp leukotriene bằng cách ức chế men 5-lipoxygenase mà không ảnh hưởng đến men cyclooxygenase, do đó không gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa như các thuốc kháng viêm khác. Ngoài ra thuốc cũng làm giảm sự xâm nhập của bạch cầu vào các khớp bị viêm. Công dụng của Boswellia là một chất kháng viêm và chống viêm khớp. Đây là 1 thành phần rất quan trọng trong sản phẩm Glucosamin Edally BH.

Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/glucosamine-edally-bh-han-quoc.html

Ngoài ra, Người bệnh gout nên bổ sung mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để làm sạch mạch máu, tăng cường lưu thông máu, trung hòa các gốc tự do, đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch...

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Tin liên quan

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường  Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận...
Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Tuyến Giáp
Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đây là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, bài tiết ra 3 hormone lưu hành trong máu bao gồm 2 hormone...
Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️ Các Loại Đột Quỵ Thường Gặp Và Cách Nhận Biết ️
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ. Nhưng chỉ có khoảng 14% trường...
Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh? Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Tính Là Gì Và Làm Sao Để Phòng Tránh?
Theo WHO, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đột quỵ là nguyên...
Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày Giải Mã Xu Hướng Double Cleansing Trong Quy Trình Chăm Sóc Da Hàng Ngày
Double Cleansing - hay còn gọi là phương pháp rửa mặt hai bước - đã trở thành xu hướng trong giới làm đẹp và skincare những năm gần đây. Đây là một trong những...
Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da Những Nguyên Tắc Skincare Đơn Giản Cứu Cánh Làn Da
Skincare không cần phải phức tạp để mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn nghĩ rằng phải áp dụng nhiều bước, sử dụng hàng loạt sản phẩm mới có thể có...
Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp Hiểu Rõ Loại Da - Bí Quyết Sở Hữu Làn Da Khỏe Đẹp
Bạn có biết, việc xác định loại da là bước đầu tiên để chăm sóc da hiệu quả? Chỉ khi biết chính xác loại da, bạn mới có thể chọn đúng sản phẩm và phương...
Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh Vai Trò Then Chốt Của Ceramide Trong Bảo Vệ Da Và Da Bị Bệnh
Ceramide là lớp lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da, chiếm đến 50% lipid ở lớp sừng giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì hàng rào độ ẩm tự nhiên,...
Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không? Xét Nghiệm Tiểu Đường Có Cần Thiết Không?
Đường huyết cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, mù mắt, cắt cụt chân... Theo thống kê của Bộ Y tế Việt...
Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể Hệ Thống Hormone Nội Tiết Tố Trong Cơ Thể
Hệ thống nội tiết tố là một lĩnh vực rộng lớn, rất khó và phức tạp trong lĩnh vực y học. Trong bài này hãy cùng chúng tôi mô tả một cách ngắn gọn về sinh...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon