Các chuyên gia về thận cho biết, khả năng lọc các vi chất của người bị suy thận giảm, do đó chế độ ăn uống hàng ngày phải đặc biệt chú ý tránh gây ra nhiều tổn thương cho thận. Tùy theo từng giai đoạn, người bệnh sẽ được chỉ định chế độ dinh dưỡng khác nhau. Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, hạn chế protein (đạm) và các thực phẩm giàu Kali, Natri, Phospho (phốt pho)... Kiểm soát hàm lượng các chất này sẽ giúp người suy thận tránh các tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe như suy dinh dưỡng, yếu cơ, rối loạn nhịp tim, yếu xương…
Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, đậu hũ… Tùy theo mức độ suy thận, bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng chỉ định hàm lượng protein (chất đạm) được dùng, từ 0.6 - 0.8g/kg/ngày. Nếu nạp quá nhiều chất đạm, sẽ dư thừa urê khiến thận không đào thải được làm hàm lượng urê trong máu tăng. Tình trạng này gây ra một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, nôn ói, tiêu chảy, thân nhiệt giảm, hôn mê… thậm chí tử vong.
Ví dụ, người có cân bằng khoảng 50kg, lượng đạm nạp vào khoảng 30g/ngày. Trong 100 gram thịt nạc heo có khoảng 20 gram chất đạm, vậy lượng thịt heo mỗi ngày người bệnh có thể ăn là 150gram.
Natri có nhiều trong các gia vị, rau quả ngâm muối, cá khô, thịt xông khói, pate, chả lụa, xúc xích, đồ hộp, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack… Nếu hàm lượng natri trong máu tăng do thận không thải được, sẽ dẫn đến phù, tràn dịch màng (phổi, tim, bụng).
Do đó, người suy thận nên thực hiện chế độ ăn nhạt (lượng muối nạp vào dưới 2g/ngày).
Suy thận nhẹ: người bệnh không dùng thêm nước chấm trong bữa ăn.
Suy thận trung bình: các món ăn nêm nhạt, không dùng thêm nước chấm.
Suy thận nặng: các món ăn của người bệnh không nêm muối và gia vị.
Kali có nhiều trong củ quả như sầu riêng, mơ, nho, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau muống… Nếu hàm lượng kali trong máu không được kiểm soát tốt gây ứ trệ có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim. Người suy thận vẫn có thể ăn thực phẩm có kali, nhưng với số lượng ít và không ăn thường xuyên. Hàm lượng kali nạp vào cơ thể khoảng 1000mg/ngày, tương đương 100 - 130g trái cây/ngày với 2 loại khác nhau.
Ngoài ra, những món xào, nướng, chiên làm tăng hàm lượng kali trong thực phẩm. Người suy thận nên ăn các món luộc, và bỏ phần nước luộc.
Phospho có nhiều trong thịt bò, lòng đỏ trứng, sữa, phô mai, một số loại đậu, cá biển, cá ngừ, nội tạng động vật… Người suy thận nên ăn vừa đủ, không quá nhiều (dưới 1000mg/ngày). Cần kiểm tra thường xuyên hàm lượng phospho trong máu để có chế độ ăn phù hợp.
Ngoài ra, người suy thận không nên uống quá nhiều nước, tránh gây tình trạng phù do ứ trệ nước trong cơ thể. Nên uống từ 1 - 2 lít nước/ngày (tính cả canh, súp trong bữa ăn). Không uống nhiều nước cùng một lúc, và phải cân nhắc lượng nước nạp vào cơ thể trong ngày thông qua công thức: lượng nước ngày hôm đó = thể tích nước tiểu ngày hôm trước + 500 - 700ml nước thoát ra do mồ hôi, hơi thở.
Một quả ớt chuông đỏ 74g chứa 3mg natri, 156mg kali và 19mg phospho. Đây là loại thực phẩm ít kali, giàu vitamin C và chống oxy hóa mạnh mẽ. Một quả ớt chuông 74g cung cấp 158% vitamin C cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, quả cung cấp thêm vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh thận.
Bắp cải dồi dào vitamin K, vitamin C và vitamin B. Bắp cải giúp bổ sung chất xơ không hòa tan, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn thông qua việc thúc đẩy chuyển động ruột.
Súp lơ (Bông cải) chứa ít kali, chứa nhiều vitamin C, folate và chất xơ. Ngoài ra, loại rau này chứa lượng indol, glucosinolate và thiocyanat dồi dào. Đây là những hợp chất giúp gan trung hòa các chất độc hại có thể làm hỏng màng tế bào, ADN.
Tỏi là sự lựa chọn hoàn hảo thay thế cho muối với 3 tép tỏi 9g có chứa 1,5mg natri, 36mg kali và 15mg phospho (phốt pho). Tỏi giàu mangan, vitamin C, vitamin B6 và những hợp chất lưu huỳnh có đặc tính kháng viêm.
Hành tây phù hợp cho người bệnh suy thận vì chứa rất ít natri. Gia vị còn có thể thay thế cho hương vị muối.
Táo, việt quất, ức gà không da, lòng trắng trứng, dầu ô-liu, cá chẽm, dâu tây… là những thực phẩm chứa ít các chất kali, natri, phospho (phốt pho) và giàu các chất có lợi cho người bị suy thận như chất xơ, vitamin, mangan, omega-3...
Các sản phẩm trên giúp bổ sung dinh dưỡng, các vi chất thiết yếu, đào thải độc tố, hỗ trợ lưu thông máu nuôi thận khỏe mạnh đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh nền liên quan như cao huyết áp, đái tháo đường, gout…
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người suy thận duy trì và cải thiện chức năng thận, chậm tiến triển bệnh, hạn chế biến chứng và kéo dài thời gian không phải chạy thận. Người suy thận đặc biệt cần có chế độ ăn uống khoa học, được giám sát bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi lối sống lành mạnh và vận động thường xuyên tùy theo tình trạng sức khỏe để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com