Nhiều người thường gặp các cơn đau khớp trong cuộc sống thường ngày. Trong đó, thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau về xương khớp nhưng nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Việc phân biệt rõ sẽ giúp người bệnh giảm lo lắng, điều trị hiệu quả, kịp thời ngăn ngừa các biến chứng.
Thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh lý thường gặp liên quan đến cấu trúc và sức khỏe của xương và khớp.
Thoái hóa khớp là một rối loạn mãn tính làm tổn thương sụn và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp được xem là lớp đệm bao phủ bề mặt xương có chức năng bảo vệ, giảm ma sát trong khớp và đóng vai trò như một bộ giảm xóc. Khi bộ phận này bị thoái hóa sẽ làm khả năng đệm của khớp giảm đi, khiến cho xương bị cọ xát vào nhau gây đau đớn, sưng, cứng khớp và suy giảm khả năng vận động.
Loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương trở nên yếu, giòn và dễ bị rạn, gãy dù chấn thương nhẹ. Loãng xương thường tiến triển âm thầm. Một số trường hợp phát hiện bệnh khi có các dấu hiệu gãy xương như đau khi thay đổi tư thế và gặp nhiều khó khăn trong di chuyển. Ngoài ra, loãng xương còn thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn và ngày càng trầm trọng.
Đối với người mắc bệnh thoái hóa khớp và loãng xương có thể phân biệt qua các triệu chứng điển hình sau:
Người bệnh thoái hóa khớp sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm:
Đau nhức khi vận động và cảm thấy tốt hơn nếu nghỉ ngơi.
Có thể cơ sưng nóng khớp trong thoái hoá khớp có phản ứng viêm.
Cứng khớp, đặc biệt lúc sáng sớm hoặc khi giữ một tư thế trong thời gian dài.
Giảm chức năng vận động của khớp khiến việc đi đứng trở nên khó khan.
Phát ra âm thanh khi cử động.
Loãng xương thường không có triệu chứng cho đến khi có biểu hiện biến chứng như gãy xương. Một số trường hợp, người bị loãng xương có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như:
Đau mỏi khắp người.
Giảm chiều cao.
Lưng còng.
Gãy hoặc nứt xương (thường ở cột sống hoặc cố xương đùi).
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp và loãng xương là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố gen di truyền và các yếu tố môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp và loãng xương:
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây lão hóa sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp. Tuy nhiên,một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm béo phì, di truyền, chấn thương, giới tính và các bệnh khác (viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa…).
Loãng xương diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi người. Theo thời gian, quá trình tạo xương mới giảm dần theo thời gian khiến mật độ xương giảm. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như thiếu hụt canxi, nội tiết tố suy giảm ở phụ nữ sau mãn kinh làm tăng nguy cơ dẫn đến loãng xương.
Điều trị thoái hóa khớp và loãng xương thường đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống cân đối, và thuốc điều trị. Dưới đây là một số cách điều trị thông thường cho cả hai tình trạng này:
Thoái hóa khớp không thể điều trị dứt điểm. Do đó, mục tiêu chính của việc điều trị thoái hóa khớp là giảm đau và phục hồi vận động. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp kết hợp như:
Dùng các loại thuốc kháng viêm, thuốc chống thoái hoá, hoặc tiêm chất nhờn theo chỉ định...
Phối hợp các loại thuốc thoa tại chỗ và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Tinh dầu thông đỏ và Nước uống Collagen…
Một số trường hợp thoái hoá khớp có phản ứng viêm, có thể tiêm thuốc kháng viêm glucocorticoid tại chỗ. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng các chỉ định, liều, khoảng cách giữa các lần tiêm để tránh biến chứng.
Trong trường hợp nặng với một số vị trí có thể thực hiện phẫu thuật như thay khớp bị thoái hoá.
Đối với những trường hợp thoái hóa khớp gối do áp lực từ cân nặng, ngoài những biện pháp chữa trị thì người bệnh cần thực hiện quá trình giảm cân để giải quyết yếu tố nguy cơ của thoái hoá khớp
Phối hợp với các bài tập vận động cơ, ví dụ như cơ tứ đầu đùi để hỗ trợ khớp gối…
Đối với người mắc bệnh loãng xương, những cơn đau nhức sẽ không xuất hiện thường xuyên. Các bác sĩ sẽ tập trung vào việc thực hiện các phương pháp giảm quá trình mất xương và giảm nguy cơ rạn nứt hoặc gãy xương. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống loãng xương (phổ biến nhất là bisphosphonate), bổ sung canxi, vitamin D hàng ngày và phối hợp với thay đổi lối sống như:
Bỏ thuốc lá.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào chế độ ăn. Kết hợp cùng với các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Tinh dầu thông đỏ và Nước uống Collagen…
Tập thể dục đều đặn.
Phòng chống té ngã.
Thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh lý cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế.
Kiểm soát cân nặng thường xuyên.
Rèn luyện sức khỏe, tập thể thao đều đặn.
Thực hiện các cách phòng tránh chấn thương trong luyện tập, thể thao hoặc làm việc.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh bằng những thực phẩm giàu omega 3, vitamin D, canxi, collagen…
Những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ, đặc biệt là phụ nữ từ 50 tuổi nên tầm soát định kỳ.
Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh bệnh tiến triển nặng.
Mọi thông tin chi tiết về Thương hiệu Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com