Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối là do theo thời gian, tuổi tác lớn dần sụn khớp bị bào mòn, các tế bào xương khớp bị lão hóa hình thành các gai xương làm biến đổi hình dạng xương dẫn đến tình trạng hư khớp.
Sau độ tuổi trưởng thành các tế bào sụn khớp mất đi khả năng sinh sản và tự tái tạo, những người càng lớn tuổi quá trình thoái hóa sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Khi đó bề mặt sụn khớp gối bắt đầu xuất hiện những tổn thương, mất tính đàn hồi và chức năng bảo vệ đầu xương.
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng bề mặt sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, sụn bị nhuyễn hóa, nứt loét và dưới sụn dần hình thành những gai xương. Khi khớp gối chuyển động, các gai xương va chạm vào nhau khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi vận động.
Đáng báo động thoái hóa khớp gối ngày càng gia tăng ở người trẻ. Hiện nay, tại Việt Nam tỉ lệ thoái hóa khớp gối chiếm 56,5% dân số.
Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp nhất và cũng là triệu chứng đầu tiên nhất, dai dẳng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Đau xuất hiện: sau vận động mạnh, sau khi thay đổi thời tiết.Người bệnh có thể đau từng đợt hay liên tục, dai dẳng với cường độ thay đỗi. Ngoài đau đầu gối còn nhiều triệu chứng khác như:
Cứng khớp buổi sáng: sau khi ngủ dậy khớp gối cứng đờ khó cử động, hoặc có cảm giác có vật lạ làm vướng và dính trong khớp, sau một thời gian mới dễ vận động.
Tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối.
Ở giai đoạn muộn hơn thì đau liên tục, cường độ tăng lên, khớp gối sưng nóng đỏ và có thể nặng nề hơn là biến dạng, vẹo trục khớp gối, giảm khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được hiểu nôm na là sụn khớp bị hư hại và mài mòn, giảm độ nhớt của dịch trong khớp gối, bao hoạt dịch khớp gối bị viêm, do đó 2 đầu xương khi vận động sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến đau đớn và hạn chế vận động.
Hiện nay người ta chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh, tuy nhiên những nghiên cứu trong thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến thoái hóa khớp gối.
Giới tính: nữ thường gặp hơn nam giới.
Tuổi tác: tuổi càng cao khả năng bị thoái hóa khớp gối càng nhiều, gần 80% người trên 75 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp gối.
Tiền căn: là bệnh có tính di truyền.
Béo phì: (BMI >30kg/m2) có nguy cao bị thoái hóa khớp gối hơn người không bị béo phì.
Dinh dưỡng: thiếu vitamin D cũng góp phần nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Nghề nghiệp: lao động nặng, nông dân, leo cầu thang nhiều.
Hoạt động thể lực: hoạt động càng quá mức là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp gối.
Yếu tố tại chỗ: chấn thương như rách dây chằng và hư hại sụn chêm, dị dạng khớp gối, các bệnh lý khớp viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout...
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn bởi nhiều nguyên nhân (lão hóa, chấn thương, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,..) khiến các đầu xương tại đây bị cọ xát vào nhau và dẫn đến việc hình thành gai xương.
Về cơ bản, tình trạng này không xảy ra tức thì mà âm thầm phát triển theo thời gian. Dựa vào mức độ thương tổn ta có thể chia thoái hóa khớp gối thành 4 giai đoạn như sau:
Chưa có dấu hiệu rõ rệt, có thể xuất hiện vết nứt bên trong sụn nhỏ, khớp gối chưa có hiện tượng đau sưng rõ rệt và không bị biến dạng gối.
Các dấu hiệu của bệnh chưa được biểu hiện 1 cách rõ ràng, phần sụn khớp bị bào mòn nhẹ (chưa tới 10%), người bệnh thỉnh thoảng cảm thấy đau nhức ở khớp gối khi vận động nhiều.
Hẹp khe khớp nhẹ, bắt đầu hình thành gai xương nhỏ, chưa ảnh hưởng đến khả năng vận động, số ít có thể bị cứng khớp khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
Sụn khớp có các dấu hiệu nứt vỡ, bắt đầu xuất hiện các gai xương tại vị trí sụn bị bào mòn, các triệu chứng như đau mỏi khớp, cứng khớp cũng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
Các tổn thương tại sụn khớp bắt đầu biểu hiện rõ nét hơn, sụn khớp bị bào mòn nhiều làm lộ các đầu xương, gia xương phát triển nhanh, khe khớp cũng bị hẹp nghiêm trọng.
Hẹp khe khớp rõ, sụn bị tổn thương, xuất hiện gai xương với nhiều kích thước, các cơn đau rõ rệt đặc biệt là khi vận động
Sụn bị bào mòn, lộ đầu xương, đau nhức dữ dội và liên tục, khớp bị viêm và biến dạng. Trên 60% sụn khớp bị mất đi, khiến các đầu xương tiếp xúc và cọ xát trực tiếp lên nhau. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng, bại liệt vĩnh viễn,....
Ở những giai đoạn đầu, thoái hóa khớp gối thường phát triển chậm và không có dấu hiệu quá rõ ràng. Do đó, người bệnh thường mang tâm lý chủ quan, không chịu đi thăm khám sớm, dẫn đến nhiều hậu quả và biến chứng khôn lường.
Theo các chuyên gia, từ giai đoạn 1 cho tới giai đoạn 2 là thời điểm mà phần sụn khớp chưa bị bào mòn nhiêu, cấu trúc khớp gối vẫn đang ở mức ổn đinh, chưa bị biến dạng nghiêm trọng. Do đó, đây được xem là thời điểm vàng để bắt đầu điều trị bảo tồn. Thế nên, ngay khi phát hiện các cơn đau và triệu chứng bất thường, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Khi khớp có các dấu hiệu bất thường như: cứng, đau sưng, “kêu” lục cục, hạn chế chuyển động,... Coi chừng, khớp gối đang bị thoái hóa. Thông thường tình trạng thoái hóa khớp gối diễn ra chủ yếu sau 40 tuổi. Nhưng hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối ngày càng được trẻ hóa.
Đau đớn.
Làm giảm khả năng lao động.
Teo cơ.
Biến dạng khớp gây tàn phế.
Mất khả năng vận động.
Người bị thoái hóa khớp gối thường có xu hướng hạn chế vận động, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch,…
Cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra cũng khiến người bệnh gặp vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ kéo dài) dễ gây suy nhược thể chất và tinh thần.
Đau khớp gối là một bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt sai lầm hằng ngày. Mức độ nghiêm trọng ở mỗi người khác nhau, có thể tự khỏi hoặc dẫn đến tàn tật nếu không được điều trị kịp thời. Làm sao để phân biệt đau khớp gối cấp tính và đau khớp gối mãn tính?
Là những cơn đau kéo dài trong thời gian ngắn, từ vài ngày cho đến vài tuần.
Đau nhức âm ỉ ở khớp gối, đi kèm tiếng kêu lạo xạo khi cử động đầu gối.
Cứng khớp vào buổi sáng, khó vận động.
Nguyên nhân chính chủ yếu là do thói quen duy trì một tư thế quá lâu, các chấn thương vùng khớp gối hoặc một số bệnh lý khác như viêm khớp, gout, thoái hóa khớp gối...
Là những cơn đau nhức liên tục ở vùng khớp gối, kéo dài từ 3 tháng trở lên.
Khởi phát từ những cơn đau âm ỉ và đau tăng dần khi vận động nhiều, ngồi xổm hoặc leo cầu thang,..
Nặng hơn có thể khiến chân hoặc đầu gối biến dạng rõ rệt.
Bệnh kéo dài lâu không khỏi có thể do thoái hóa khớp lâu năm hoặc điều trị sai phương pháp khiến tình trạng bệnh dẫn đến đau khớp gối mãn tính.
Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng như bạn thấy đấy, nếu cơn đau khớp gối liên tục trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối (nguy cơ gây bại liệt hàng đầu hiện nay).
Vốn dĩ, việc điều trị thoái hóa khớp gối đã không hề dễ dàng, nay lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết bởi nhiều nguyên nhân tiềm ẩn như tuổi tác, sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh nền, khả năng hồi phục thấp..., chúng có tác động không nhỏ đến quá trình hồi phục mà không phải người bệnh nào cũng biết.
Thoái hóa khớp gối - Căn bệnh dễ mắc khó chữa. Cho dù có đổ bao nhiêu thời gian, tiền bạc và công sức điều trị thì bệnh vẫn “trơ trơ”, không hề thuyên giảm nếu chọn sai phương pháp.
Thuốc chỉ giúp ức chế cảm giác đau tạm thời, không có tác dụng điều trị bệnh.
Châm cứu, bấm huyệt chỉ tác động lên các huyệt đạo dưới da, không thể giải quyết gốc rễ bệnh.
Phẫu thuật có tỷ lệ thành công chỉ là 50/50 và ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường.
Có rất nhiều bệnh nhân ôm suy nghĩ “thoái hóa khớp gối là căn bệnh tuổi già và người già nhất định phải chung sống với nó” - Quan niệm sai lầm này chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến các ca bệnh nặng kèm theo nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Đau nhức dữ dội.
Teo cơ, yếu liệt.
Biến dạng chân.
Mất khả năng vận động, bại liệt, tàn phế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về thoái hóa khớp gối, hoàn toàn có thể cải thiện bệnh lý này nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng đắn, đặc biệt là đối với bệnh nhân đang bị thoái hóa từ cấp độ 1 đến cấp độ 2.
Thoái hóa khớp gối là một trong những tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên hầu như ai cũng gặp phải, đặt biệt là từ độ tuổi 40 trở đi nên chúng ta không thể ngăn chặn được quá trình này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh và hạn chế tiến trình lão hóa và tăng tuổi thọ của khớp gối bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ giúp hạn chế hiện tượng thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn, tuy nhiên yếu tố nguy cơ về giới tính, tuổi là yếu tố không thể thay đổi được. Cách phòng ngừa cụ thể như sau:
Trọng lượng cơ thể càng cao thì áp lực lên các vùng khớp càng lớn. Do đó, người bị béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh về khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối cao hơn người bình thường rất nhiều.
Khớp gối là 1 trong những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ trọng lượng cơ thế. Do đó, việc kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp hạn chế áp lực lên phần khớp gối, đồng thời giảm hẳn nguy cơ bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý liên quan như đau nhức, sưng, viêm, thoái hóa khớp gối,..
Tập luyện thể dục có thể mang đến nhiều lợi ích như tăng độ dẻo dai cho cơ bắp, tăng lưu thông máu và tăng dinh dưỡng cho sụn khớp,... Tuy nhiên, nên tập luyện với cường độ phù hợp để hạn chế chấn thương, gây ảnh hưởng đến các lớp sụn còn non yếu và tăng áp lực lên các vùng khớp.
Tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày) sẽ giữ cho khớp luôn trong trạng thái hoạt động linh hoạt, giúp tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp.
Bơi lội, chạy bộ, đi bộ, là những bộ môn thể thao phù hợp với người bị thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần sắp xếp thời gian tập luyện và nghỉ ngơi thật hợp lý, tránh tập luyện quá sức dẫn đến những chấn thương không mong muốn.
Để phòng ngừa thoái hóa khớp, bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt. Tránh nằm quá lâu, ngồi lâu, đứng lâu một tư thế vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp.
Bên cạnh đó tư thế thẳng giúp gia tăng diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt sụn khớp, từ đó giảm áp lực và bảo vệ các khớp khỏi sự đè ép không mong muốn.
Một chế độ ăn uống lành mạnh vừa giúp kiểm soát tốt cân nặng, vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho khớp gối.
Thực đơn lý tưởng cho người cho người bị thoái hóa khớp gối thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, cá thu, cá mòi và các loại hạt, rau xanh, nấm, đậu nành, cá, tăng cường phơi nắng để cơ thể tổng hợp Vitamin D. Đồng thời hạn chế tối đa các thực phẩm chiên, đồ ăn chế biến sẵn hay chế phẩm từ sữa và chất kích thích…
Để tái tạo sụn khớp, tăng độ dẻo dai và sức bền thì người bệnh cũng cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho xương và sụn khớp như sữa, dầu cá, tỏi, quả hạch hoặc các loại rau củ có màu xanh lá đậm,....
Nếu để lâu và xem nhẹ những cơn đau thoái hóa khớp gối, người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng lệch, vẹo khớp, biến dạng khớp gối, gãy xương, teo cơ,... và nguy hiểm nhất chính là tàn phế.
Do đó, ngay từ sớm khi triệu chứng vẫn còn chưa quá nặng, hãy tìm kiếm những phương pháp ngăn chặn ngay bằng cách sử dụng các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho xương khớp như: Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc, nước uống collagen…
Tại Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH, chúng tôi phân phối Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Edally BH Hàn Quốc với bộ đôi sản phẩm Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule và Nước uống Beauty Super Collagen Edally giúp tái sinh xương khớp mà không cần phẫu thuật, giúp người bệnh thoái hóa khớp gối có thể phục hồi xương khớp, “cắt đứt” các cơn đau một cách hiệu quả.
Ứng dụng một trong những công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay là Neocell Science độc quyền của Thương hiệu Edally, với cơ chế sửa chữa - tái tạo - phục hồi, Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule và Nước uống Beauty Super Collagen Edally khi đi vào cơ thể sẽ tăng sinh, biệt hóa thành nhiều tế bào mới, khỏe mạnh khác nhau để sửa chữa hiệu quả các mô, tế bào xương, sụn, khớp bị hư tổn một cách hiệu quả.
Làm sạch mạch máu giúp máu lưu thông tốt để nuôi dưỡng khớp.
Làm chậm quá trình thoái hóa, cải thiện cấu trúc xương dưới sụn.
Giúp sụn khớp dày lên, giảm đau và giảm cứng khớp.
Điều hòa miễn dịch, chống viêm.
Tăng khả năng vận động cho cơ và khớp, giảm nguy cơ tàn tật, hạn chế phá hủy khớp tiến triển, cải thiện chất lượng cuộc sống
Phục hồi nhanh, quá trình điều trị nhẹ nhàng.
Hiệu quả duy trì lâu dài do tác động từ gốc.
Thoái hóa khớp gối chữa càng sớm, hiệu quả càng cao. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tới Trung Tâm Tinh Dầu Thông Đỏ Hàn Quốc Edally BH theo Hotline/Zalo: 0902.158.663 hoặc website: edallyhanquoc.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com