Chủ động cảnh giác và trang bị kiến thức về những căn bệnh này là cách bảo vệ bản thân và gia đình an toàn, khỏe mạnh. Một số bệnh lý lây nhiễm phổ biến trong mùa mưa cần đặc biệt lưu ý bao gồm:
Sốt siêu vi là bệnh do nhiều loại virus gây ra, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc ẩm ướt kéo dài.
Sốt cao đột ngột
Đau đầu, đau cơ
Viêm hô hấp nhẹ (viêm họng, sổ mũi, ho khan)
Mệt mỏi, chán ăn
Chủ yếu điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng
Tránh tiếp xúc gần người bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, tăng cường miễn dịch
Là bệnh do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Mùa mưa là thời điểm muỗi sinh sôi mạnh mẽ do có nhiều vũng nước đọng.
Sốt cao liên tục 2-7 ngày
Xuất huyết dưới da (nốt chấm đỏ), chảy máu chân răng, chảy máu cam
Đau bụng, buồn nôn, lừ đừ, chân tay lạnh (giai đoạn nặng)
Diệt muỗi, lăng quăng trong nhà và khu vực xung quanh
Mặc quần áo dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày
Không tự ý dùng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc ibuprofen
Dù không còn là đại dịch toàn cầu, COVID-19 vẫn có nguy cơ bùng phát thành ổ dịch nhỏ, nhất là vào mùa mưa khi không khí ẩm, nhiều người tụ tập nơi kín, lưu thông không khí kém.
Ho, sốt, đau họng, mất vị giác/khứu giác
Ớn lạnh, mệt mỏi, khó thở (trong trường hợp nặng)
Tiêm vaccine đầy đủ
Đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên
Tránh tiếp xúc gần khi có triệu chứng hô hấp
Mưa lạnh và thay đổi nhiệt độ đột ngột là yếu tố làm gia tăng các bệnh cảm cúm và cảm lạnh do virus (influenza hoặc rhinovirus).
Sổ mũi, hắt hơi, ho
Đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi
Có thể biến chứng viêm phế quản, viêm phổi ở người lớn tuổi, trẻ em
Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài
Tiêm ngừa cúm hằng năm (khuyến cáo bởi WHO và Bộ Y tế)
Nghỉ ngơi và uống nhiều nước khi mắc bệnh
Mưa kéo dài làm cho da thường xuyên ẩm, dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn, hoặc viêm da tiếp xúc.
Nấm kẽ chân, nấm bẹn
Viêm nang lông, mụn mủ do vi khuẩn
Ghẻ nước, hắc lào
Viêm da kích ứng (do giày dép ẩm, bùn đất...)
Giữ da khô ráo, thay đồ khi bị ướt
Sử dụng thuốc bôi chống nấm, kháng khuẩn theo chỉ định
Tránh dùng chung đồ cá nhân
Mùa mưa dễ gây ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm không được bảo quản tốt, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
Tiêu chảy do vi khuẩn (E. coli, Shigella), virus (Rota, Norovirus)
Ngộ độc thực phẩm, tả, thương hàn
Viêm dạ dày ruột cấp
Ăn chín, uống sôi
Rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Tránh ăn hàng quán kém vệ sinh, không dùng nước chưa tiệt trùng
Nếu có dấu hiệu bệnh, nên đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Không tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Theo dõi tin tức y tế địa phương để biết thông tin cảnh báo dịch bệnh sớm.
Mùa mưa là thời điểm hệ miễn dịch dễ bị suy giảm do thay đổi thời tiết và môi trường sống. Chủ động phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, tiêm ngừa đầy đủ, nâng cao sức đề kháng là những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chính hãng tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com