Hiểu một cách đơn giản, huyết áp chính là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Thông thường, khi đo huyết áp sẽ bao gồm 2 chỉ số cơ bản là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:
Là chỉ số biểu thị áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, cho thấy khả năng bơm máu và cung cấp máu cho các cơ quan của tim. Đây chính là chỉ số huyết áp tối đa được ghi nhận khi tim co bóp và đẩy máu ra khỏi tim vào các mạch máu. Khi đo huyết áp, chỉ số này được ghi nhận trước, sau đó mới đến huyết áp tối thiểu.
Huyết áp tối đa bình thường là < 120mmHg, nếu > 140mmHg có thể là dấu hiệu của các vấn đề về huyết áp như cao huyết áp, đột quỵ, tim mạch và suy tim.
Chỉ số này tỉ lệ thuận với sức co bóp của tim và thể tích máu trên mỗi nhát bóp. Nói cách khác, tim càng co bóp mạnh hoặc lượng máu đẩy ra càng nhiều thì chỉ số huyết áp tâm thu sẽ càng cao và ngược lại.
Là chỉ số biểu thị áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra, phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch. Đây là chỉ số huyết áp tối thiểu được ghi nhận khi tim nghỉ ngơi. Huyết áp tối thiểu bình thường là < 80mmHg, nếu > 90mmHg có thể là dấu hiệu của các vấn đề về huyết áp như cao huyết áp, suy tim và bệnh động mạch.
Chỉ số này tỉ lệ thuận với tình trạng xơ vữa và tỉ lệ nghịch với độ đàn hồi của động mạch. Nói cách khác, chỉ số huyết áp tâm trương càng cao thì mức độ xơ vữa động mạch càng lớn và độ đàn hồi của các thành mạch càng thấp.
Ngưỡng chẩn đoán bệnh tăng huyết áp có thể dao động nhẹ tùy theo từng cách đo huyết áp khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào trị số huyết áp có được sau khi đo huyết áp đúng quy trình, phân độ huyết áp được chia thành các cấp như sau:
Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và Huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 - 130 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 80 - 85 mmHg.
Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 - 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 - 90 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 - 160 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 - 100 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 - 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 - 110 mmHg.
Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 110 mmHg.
Trong trường hợp huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại.
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chỉ số huyết áp của mình lại thay đổi theo thời gian không? Có khi sáng mới đo thì chỉ số bình thường, thế nhưng đến chiều đo lại thấy chỉ số cao hơn…?
Huyết áp là một số đo quan trọng về lực tác động của máu lên thành động mạch, thường có biến đổi trong ngày dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Đó cũng chính là lý do nếu bạn đo huyết áp trong ngày có thể nhận thấy chỉ số huyết áp có sự khác nhau. Thông thường, huyết áp sẽ thay đổi theo các yếu tố sau:
Ngày và đêm: Huyết áp thường cao hơn vào ban ngày và thấp hơn vào ban đêm. Thời điểm huyết áp thấp nhất thường là từ 1 đến 3 giờ sáng khi con người ngủ sâu nhất, và nó sẽ tăng lên vào khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng.
Hoạt động và căng thẳng: Hoạt động thể lực, căng thẳng thần kinh, và xúc động mạnh có thể làm tăng huyết áp. Khi bạn vận động nhiều hoặc trải qua tình huống căng thẳng, hệ thần kinh tự động của cơ thể sẽ tăng cường huyết áp để đảm bảo cung cấp đủ máu và dưỡng chất cho các cơ và mô cần thiết.
Yếu tố môi trường: Nhiệt độ lạnh, sử dụng thuốc co mạch hoặc các loại thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, tiêu thụ nhiều muối (natri)... có thể làm tăng huyết áp. Ngược lại, trong môi trường nhiệt độ nóng, tiêu chảy mất nước hoặc sử dụng thuốc giãn mạch, huyết áp có thể giảm xuống.
Ngoài ra, huyết áp còn có thể thay đổi do một số yếu tố khác như lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước của động mạch, độ đàn hồi của thành động mạch, các yếu tố như chế độ ăn uống, tư thế cơ thể, dùng thuốc,...
Những biến đổi này trong huyết áp là một phần của quá trình tự động điều chỉnh cơ bản của cơ thể để duy trì sự ổn định và thích nghi với môi trường xung quanh. Do đó, trong đo huyết áp, để kết quả đo chính xác nhất, bạn nên đo huyết áp trên cùng 1 cánh tay và cùng 1 thời điểm trong cùng điều kiện. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến huyết áp, hay lo ngại về chỉ số huyết áp cao/ thấp bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời.
Điều đáng quý nhất ở người lớn tuổi không chỉ là sự trường thọ mà còn là những khoảnh khắc hạnh phúc bên con cháu, sống khỏe mạnh và an vui. Trải qua cả cuộc đời chăm lo cho gia đình và sự nghiệp, đến tuổi xế chiều, việc kiểm soát sức khoẻ đặc biệt là các chỉ số huyết áp và tim mạch không còn là điều có thể bỏ qua mà đã trở thành một nhu cầu thiết yếu.
Theo các chuyên gia, huyết áp nên được kiểm soát từ sớm để phòng ngừa biến chứng đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy, mỗi người hãy chủ động sử dụng 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule mỗi ngày để làm sạch mạch máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ…
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com