Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đặt stent mạch vành tim tim là gì, quy trình diễn ra như thế nào và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.
Stent là một khung kim loại nhỏ, được đưa vào vị trí động mạch vành tắc nghẽn, sau đó bóng trong stent được nong lên để mở rộng lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng, khắc phục tình trạng mạch máu bị hẹp hay tắc nghẽn trước đó.
Bệnh nhân bị xơ vữa mạch máu, các mảng xơ vữa lắng đọng trong động mạch làm giảm diện tích lòng mạch dưới 70%, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến tim, nguy cơ hình thành cục máu đông chặn dòng máu cung cấp cho tim và gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng.
Tuy nhiên, việc đặt stent hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tắc hẹp, tính chất mảng xơ vữa và đáp ứng với thuốc điều trị. Nếu mức độ tắc hẹp không quá lớn (<75%) với mảng xơ vữa cứng, ổn định và các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… được kiểm soát bởi thuốc điều trị thì chưa cần đặt stent. Ngược lại, nếu mức độ tắc hẹp lớn với mảng xơ vữa mềm, dễ nứt vỡ gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao… và không còn đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent.
Không có quy định, giới hạn cụ thể về số lần can thiệp đặt stent, tối thiểu là bao nhiêu, tối đa là bao nhiêu. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ khi tiến hành can thiệp sẽ lựa chọn phương án tốt nhất cho bệnh nhân.
Tuy nhiên cũng không ai đặt quá nhiều bởi điều này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, tái tắc hẹp, cục máu đông và chảy máu. Đồng thời, đặt quá nhiều stent cũng gây cứng mạch, tổn thương lòng mạch, khiến tình trạng tắc hẹp trở nên tồi tệ hơn.
Stent mạch vành là một công cụ quan trọng trong việc điều trị bệnh mạch vành, giúp mở rộng các động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn và cải thiện lưu thông máu đến tim. Có nhiều loại stent được sử dụng trong can thiệp đặt stent mạch vành, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng. Dưới đây là một số loại stent phổ biến và thông tin chi tiết về chúng:
Stent kim loại thường (BMS) hay stent kim loại trần, không có lớp phủ thuốc bên ngoài. Nhược điểm là tăng tỷ lệ tái hẹp sau đặt stent. Tuy nhiên, bệnh nhân không phải sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu trong thời gian dài. Hiện nay, hầu như loại stent này không được chỉ định sử dụng phổ biến.
Stent phủ thuốc (DES) là loại stent thông dụng nhất trong can thiệp mạch vành hiện nay. Nhờ được phủ một lớp thuốc bên ngoài nên DES có tác dụng ngăn hình thành mô sẹo. DES giải phóng thuốc bên trong mạch máu, làm chậm sự phát triển quá mức của mô mạch máu vào trong stent, giảm nguy cơ mạch máu bị hẹp trở lại.
Stent tự tiêu (BRS) là loại stent có giá đỡ có chất liệu sinh học, có thể tự tiêu, được phủ một lớp thuốc để chống tái hẹp. Khi tình trạng tắc nghẽn cải thiện và lưu lượng máu phục hồi, stent sẽ tan dần đi trong cơ thể, trả lại hình dạng tự nhiên cho động mạch như chưa trải qua thủ thuật can thiệp nào.
Stent mạch vành là một công cụ quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành, và sự lựa chọn loại stent phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nguy cơ tái hẹp, và khả năng tài chính. Việc hiểu rõ các loại stent khác nhau và đặc điểm của chúng giúp bệnh nhân và bác sĩ đưa ra quyết định điều trị hiệu quả nhất.
Hẹp, tắc động mạch vành nghiêm trọng, tỷ lệ hẹp mạch vành từ 90% trở lên.
Đau thắt ngực ổn định không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Đau thắt ngực ổn định với bằng chứng thiếu máu cơ tim.
Đau thắt ngực không ổn định, những tình huống như nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên, có nguy cơ cao.
Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên.
Cơn đau thắt ngực sau phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.
Triệu chứng đau thắt ngực do động mạch vành tái hẹp trong stent sau can thiệp.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, dựa vào kết quả thăm khám chuyên sâu mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Đơn cử như phần trăm tắc hẹp mạch vành là một trong số các tiêu chí để các bác sĩ chỉ định đặt stent. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp hẹp nhiều nhưng chưa có chỉ định phải đặt stent. Ngược lại có người mới hẹp 40 - 50% đã cần đặt, vì tổn thương mảng xơ vữa mềm dễ bị nứt vỡ nguy cơ tạo ra cục máu đông.
Việc đặt stent ở một (hoặc nhiều) đoạn động mạch không làm giảm nguy cơ tắc hẹp ở các động mạch khác. Vậy nên sau khi đặt stent, bệnh nhân cần tiếp tục điều trị nội khoa bệnh xơ vữa động mạch, thăm khám định kỳ, đồng thời thực hiện lối sống khoa học như chế độ ăn lành mạnh, bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia… để ngăn ngừa bệnh tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Đặt stent mạch vành tim là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành nghiêm trọng, nhưng việc phòng ngừa vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý liên quan, khám sức khỏe định kỳ và quản lý căng thẳng, và sử dụng mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để loại bỏ mỡ máu, bào mòn xơ vữa động mạch, ngăn ngừa sự hình thành và đánh tan cục máu đông, từ đó làm sạch mạch máu, bạn có thể giảm nguy cơ phải đặt stent tim và bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Hãy bắt đầu hành trình bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn ngay hôm nay với Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule! Sức khỏe tim mạch là chìa khóa cho một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com