Đột quỵ thường được nhắc đến là “đột quỵ não” hay còn gọi là “tai biến mạch máu não”, là tình trạng não bộ bị tổn thương không hồi phục do không được cung cấp máu lên nuôi dưỡng kịp thời.
Đột quỵ não gồm hai thể đó là: Đột quỵ thể nhồi máu não (chiếm khoảng 85%): động mạch hẹp hoặc tắc mạch và Đột quỵ thể xuất huyết não (chiếm khoảng 15%): vỡ mạch máu não.
Có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây đột quỵ, bao gồm lối sống, bệnh lý, và di truyền. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về yếu tố di truyền trong đột quỵ và cách xử lý khi gặp người bệnh bị đột quỵ.
Một số nghiên cứu cho thấy có yếu tố di truyền trong vài trường hợp đột quỵ. Cụ thể, có một số gen được cho là có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền không chiếm phần lớn trong tổng số nguyên nhân gây ra đột quỵ mà phụ thuộc phần lớn vào lối sống, chế độ ăn uống và bệnh lý nền sẵn có.
Huyết áp cao.
Bệnh tim mạch.
Các gen liên quan đến cấu trúc và chức năng của mạch máu.
Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ đột quỵ, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất. Sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và lối sống, cùng với các bệnh lý nền, quyết định nguy cơ đột quỵ của mỗi người. Hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, bất kể tiền sử gia đình.
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị đột quỵ hoặc các yếu tố nguy cơ cao, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và xây dựng kế hoạch phòng ngừa phù hợp. Sự chủ động trong chăm sóc sức khỏe và lối sống lành mạnh là chìa khóa để giảm nguy cơ đột quỵ và sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Đột quỵ xảy ra rất nhanh và đột ngột, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới nhưng đứng đầu về tỷ lệ tàn tật. Đối với người bị đột quỵ, thời gian là vàng, quyết định sự sống cũng như là khả năng phục hồi của bệnh nhân. Vì vậy, người nhà bệnh nhân cần phải nắm rõ dấu hiệu để nhận biết được đột quỵ.
BE FAST tiền thân là FAST là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) cũng như nhiều tổ chức khác sử dụng, giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ về những triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị đột quỵ.
B (BALANCE): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
E (EYESIGHT): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Nên nhớ rằng khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh nhân bị đột quỵ thì thời gian là vô cùng quan trọng. Bạn nên gọi ngay cấp cứu 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Đối với bệnh nhân bị đột quỵ thời gian vàng cho cấp cứu là từ 3 - 6 tiếng (tốt nhất là trong vòng 3 tiếng). Vì vậy cần xử trí đúng cách khi gặp người bị đột quỵ.
Dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị té ngã, chấn thương.
Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30p
Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân: tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mãn tính, để có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên 115 tới.
Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 30 độ, móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân bị ngất, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo), bạn có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi bạn không biết cách làm.
Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân.
Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay.
Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.
Mặc dù không thể thay đổi yếu tố di truyền, bạn có thể kiểm soát và giảm nguy cơ đột quỵ thông qua việc thay đổi lối sống và quản lý các yếu tố nguy cơ khác:
Kiểm tra huyết áp định kỳ.
Kiểm tra cholesterol.
Thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra đường huyết, kiểm tra trọng lượng cơ thể, kiểm tra chức năng thận,...
Bổ sung mỗi ngày 2 viên Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc Edally Pine Needle Capsule để đánh tan mỡ máu và cục máu đông, bào mòn mảng xơ vữa, ngăn ngừa hình thành huyết khối, làm sạch mạch máu…
Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu cần thiết và tránh các yếu tố nguy cơ khác cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com