Tập thể dục hoặc chơi thể thao giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tử vong do bệnh tật. Tuy nhiên với các cá nhân, đặc biệt như người có tiền sử bệnh tim chưa được phát hiện, người ít vận động,..., việc tập luyện thể thao có thể tiềm ẩn yếu tố khởi phát gây đột quỵ dẫn đến đột tử.”
Không ít trường hợp đột quỵ và tử vong đáng tiếc khi chạy bộ hay các hoạt động thể thao mang tính cạnh tranh do đột quỵ. Điều này dấy lên lo ngại làm sao để phòng ngừa đột tử, tập luyện thể thao ở mức phù hợp, an toàn?
Đột quỵ, còn được gọi là đột quỵ não hoặc cúm mạch máu não, là một sự cố mạch máu não xảy ra đột ngột và gây ra tổn thương não do thiếu máu hoặc máu bị chảy vào một phần của não. Điều này dẫn đến việc mất chức năng não trong khu vực bị ảnh hưởng, và có thể gây ra những vấn đề về khả năng di chuyển, nói chuyện, cảm nhận và các chức năng thần kinh khác.
Có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não:
Theo CDC, 87% nguồn gốc của đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đây là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Những tắc nghẽn này là do cục máu đông hoặc các mảnh mảng bám do xơ vữa động mạch vỡ ra và làm tắc nghẽn mạch máu. Khi não không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến thiếu oxy và gây chết não.
Đột quỵ này xảy ra khi động mạch não bị vỡ hoặc rò rỉ máu. Máu từ động mạch bị vỡ tạo ra áp lực dư thừa trong hộp sọ và làm sưng não, làm hỏng các tế bào và mô não. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 13% các ca đột quỵ là do xuất huyết.
Tai biến này xảy ra khi dòng máu đến não bị chặn tạm thời. Các triệu chứng tương tự như một cơn đột quỵ bình thường nhưng thường sẽ biến mất sau vài phút hoặc vài giờ. TIA thường do cục máu đông gây ra. Mặc dù đột quỵ do thiếu máu cục bộ thoáng qua chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng đó là lời cảnh báo về một cơn đột quỵ thật sự trong tương lai.
Như mọi người đã biết đột quỵ là gì ở phần trên, phần này sẽ đi sâu vào nguồn gốc của căn bệnh đáng sợ này nhé. Nguồn gốc của đột quỵ làm 2 loại chính:
Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...
Đột quỵ sau khi chơi thể thao là tình trạng xảy ra tai biến trong lúc tập luyện hoặc sau khi chơi thể thao. Hiện nay, tình trạng này có xu hướng gia tăng và gặp ở mọi lứa tuổi.
Nhiều trường hợp mắc bệnh lý tim mạch không có triệu chứng. Khi người bệnh hoạt động gắng sức phải lấy năng lượng nhiều hơn, tăng chuyển hóa cơ bản, mất nước và điện giải khiến những bệnh lý tim mạch tiềm ẩn bị khởi kích, như loạn nhịp nguy hiểm hoặc kích thích nghẽn đường ra thất trái trong bệnh cơ tim phì đại…, hậu quả ngừng tim phổi, đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. Việc sơ cứu, cấp cứu cần nhanh, đúng quy trình và chuyên môn.
Nhóm thứ nhất xảy ra ở người dị dạng mạch máu não hoặc có bệnh lý tiềm tàng về viêm cơ tim, gây ra nhồi máu cơ tim cấp hoặc xuất huyết não cấp.
Lạm dụng đồ uống có cồn.
Thức khuya.
Ăn thức ăn nhanh.
Thống kê cho thấy: 56 - 80% đột tử ở vận động viên trẻ xảy ra trong lúc đang chơi thể thao, nguy cơ xảy ra ở nam cao gấp 3-9 lần so với nữ. 75% trường hợp đột tử khi chơi thể thao hoặc đang tập luyện là do nguyên nhân tim mạch; còn lại là do bất thường mạch máu não, co thắt phế quản, commotio cordis, và một số trường hợp không xác định được nguyên nhân. Tỷ lệ đột tử ở vận động viên chơi thể thao cường độ mạnh khoảng 1.6/100.000 người, so với ở người bình bình thường là 0.75/100.000 người.
Nguy cơ này khác nhau tùy theo độ tuổi, có bệnh tim mạch và môn thể thao tham gia. Tỷ lệ ngưng tim tăng cao ở người tập luyện với cường độ mạnh, đặc biệt ở người tập không thường xuyên.
Đột tử do tim ở vận động viên trên 35 tuổi thường liên quan đến bệnh xơ vữa mạch vành, trong khi ở người trẻ nguyên nhân chính là do bệnh tim cấu trúc hay di truyền. Các nguyên nhân tim mạch khác dễ gây đột tử gồm bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp, hẹp van động mạch chủ, bất thường đường đi của động mạch vành, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng QT dài, hội chứng kích thích sớm,…
Đột quỵ sau khi luyện tập thể thao một tình trạng không còn hiếm gặp. Khi vận động, chơi thể thao, nhịp tim, huyết áp của bạn sẽ thay đổi và khó kiểm soát hơn bình thường.
Cường độ tập luyện cao khiến nhu cầu máu, oxy và dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng lên. Nếu không được đáp ứng đủ lượng máu cần thiết, bệnh nhân có thể bị đột quỵ trong và sau khi tập luyện.
Người cao tuổi tập thể dục vào sáng sớm.
Tập luyện quá với sức chịu đựng của cơ thể, tăng cường độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi.
Đi tắm ngay sau khi luyện tập.
Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc.
Ăn uống không khoa học, thiếu chất, hay bỏ bữa.
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Thường xuyên bị căng thẳng, stress .
Gần 70% trường hợp đột quỵ không được cấp cứu kịp thời người bệnh tử vong, tàn phế, yếu liệt… suốt đời.
Giờ vàng cấp cứu, loại bỏ cục máu đông là trong 3-4,5 giờ đầu, có thể mở rộng lên 6-24 giờ tùy trường hợp.
Giờ vàng cấp cứu, loại bỏ khối máu tụ là trong 8 giờ đầu, có thể mở rộng lên 24 giờ hoặc hơn, càng sớm càng tốt.
Yếu liệt tay chân, một bên cơ thể hoặc toàn thân.
Méo mặt, méo miệng, nói đớ, nói khó.
Đau đầu, choáng váng kèm nôn, buồn nôn.
Mắt nhìn mờ, nhòe, nhìn đôi.
Đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện có đủ điều kiện cấp cứu đột quỵ, tránh mất thời gian di chuyển nhiều.
Chơi thể thao là cách rèn luyện sức khỏe tuy nhiên ngày càng có nhiều trường hợp đột quỵ khi đang tập luyện. Vậy cần làm gì để đảm bảo an toàn khi tập thể dục, thể thao?
Để phòng ngừa các tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra, các chuyên gia nội tim mạch thần kinh khuyến cáo trước khi tập chạy hay chơi bất kỳ môn thể thao nào, đặc biệt đòi hỏi sức bền, người dân đều cần phải kiểm tra thể lực bao gồm kiểm tra tổng quát và kiểm tra thể lực, kiểm tra chuyên sâu tim mạch, hô hấp, tuần hoàn. Trên thế giới cũng từng ghi nhận không ít trường hợp tử vong trên đường chạy. Các trường hợp đột tử ở những người trẻ sau khi gắng sức thường do 2 lý do chính là đột quỵ tim và đột quỵ não.
Cần lưu ý thêm, vào mùa lạnh, khi chạy hoặc chơi thể thao, thể dục phải lấy năng lượng nhiều hơn, tăng dòng máu vào cơ tim nhiều hơn, nên nguy cơ ngừng tuần hoàn, đột tử có thể xảy ra, đặc biệt với người có bệnh lý tim mạch, hô hấp tiềm tàng.
Chính vì vậy, người dân cần khởi động kĩ càng trước khi tập luyện và vận động tăng dần. Đặc biệt, việc tập luyện thể dục, chơi thể thao, chạy bộ cần là hoạt hoạt động thường xuyên để giúp cơ thể có thói quen vận động, cũng như nâng cao sức khỏe tim mạch và thể lực.
Lựa chọn môn thể thao phù hợp với độ tuổi và tập với tần suất phù hợp, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Nên tăng cấp độ dần dần để tim và nhịp thở thích nghi dần.
Ở người cao tuổi nên nhờ bác sĩ tư vấn môn tập phù hợp.
Người chơi môn chạy cần có phương tiện đi kèm để đo nhịp tim, không được để nhịp tim lên cao quá, chỉ cho phép đến ngưỡng 120.
Nếu người chơi có bệnh lý nền như cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường… thì cần phải kiểm soát tốt bệnh nền. Giải pháp tốt nhất cho những người này là sử dụng Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc.
Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/tinh-dau-thong-do-edally-han-quoc-new.html
Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi tập luyện thể chất, người dân cần phải "lắng nghe cơ thể". Nếu thấy các dấu hiệu như đau tức ngực, khó thở, nhanh mệt, hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, huyết áp tăng, huyết áp tụt… phải đi khám và điều trị kịp thời.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com