Trong bài viết này, edallyhanquoc.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm có lợi cho người bệnh tuyến giáp, từ đó tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng, giúp duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể và hỗ trợ quá trình điều trị.
Trong 3 nhóm đại lượng quan trọng trong dinh dưỡng, khác với chất đạm (protein) và tinh bột (carbohydrates), chất béo (fat) luôn bị coi là kẻ thù số 1 của sức khoẻ, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, không phải loại chất béo nào cũng gây hại cho sức khoẻ và việc lựa chọn chất béo tốt là cần thiết để có một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng.
Chất béo là thành phần quan trọng cấu tạo nên hormones: Cơ thể tổng hợp cholesterol từ chất béo nạp vào qua thực phẩm và sử dụng cholesterol để sản xuất các loại hormones quan trọng cho hoạt động của cơ thể, bao gồm hormones tuyến giáp.
Chất béo giúp hoà tan một số loại vitamin : Vitamin A, D, E, K là những vitamin thiết yếu cho một sức khoẻ toàn diện. Những vitamines này chỉ được hoà tan và hấp thụ trong chất béo.
Chất béo tạo năng lượng: Đối với người bệnh tuyến giáp thường gặp vấn đề về chuyển hoá, một nguồn năng lượng ổn định giúp tăng cường trao đổi chất và duy trì hoạt động của cơ thể. Chất béo mang lại nguồn năng lượng lớn hơn chất Đạm hay Tinh bột (khoảng 9 calories/g chất béo, khoảng 4 calories/g tinh bột hoặc đạm).
Chất béo hỗ trợ tiêu hoá, tốt cho da và tóc : Chất béo giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hoá, da khô, tóc gãy rụng,... ở người bệnh tuyến giáp.
Khẩu phần ăn của một người trưởng thành cần 20-35% calories mỗi ngày đến từ chất béo, có nghĩa là với một chế độ ăn 2000 calories mỗi ngày, bạn cần 44-77 gram tổng chất béo.
Chất béo xấu bao gồm chất béo bão hoà (saturated fat) và chất béo chuyển hoá (trans fat). Đây là những chất béo đến từ mỡ động vật, đồ ăn nhanh, bơ,... Chế độ ăn giàu chất béo xấu tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ, tim mạch,... Đây là chất béo cần hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu chất béo không bão hoà (unsaturated fat) có tác dụng cân bằng hoạt động tuyến giáp, bảo vệ sức khoẻ tim mạch, tốt cho não bộ. Bổ sung ngay những thực phẩm giàu chất béo tốt dưới đây.
Protein hay chất đạm là một trong 3 đại lượng quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày, bên cạnh tinh bột và chất béo. Một bữa ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng không thể thiếu protein, thường được bổ sung bởi thịt, cá, trứng, các loại đậu,...
Đối với người bệnh tuyến giáp, protein không chỉ hỗ trợ tăng cường sức khoẻ nói chung, mà còn giúp giảm nhiều triệu chứng tuyến giáp:
Là thành phần cấu tạo nên hormon, mô, da,..., bổ sung protein có lợi cho cân bằng nội tiết, khắc phục các vấn đề về da.
Protein đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Protein hỗ trợ xây dựng và phục hồi cơ bắp, giúp hạn chế chứng yếu cơ, mất cơ do rối loạn chuyển hoá.
Protein giúp ổn định trao đổi chất, hỗ trợ kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Hệ miễn dịch cũng được tăng cường nhờ bổ sung đủ protein.
Theo nghiên cứu của Đại học Y Harvard, người trưởng thành cần bổ sung tối thiểu 0,8 g protein / kg. Ví dụ, đối với một phụ nữ 54 kg, cần bổ sung ít nhất 43 g protein vào chế độ ăn hàng ngày. Người luyện tập thể chất thường xuyên, phục hồi sau phẫu thuật hay phụ nữ mang thai,... cần tăng lượng protein mỗi ngày từ 20-30 gram so với mức tối thiểu này.
Bổ sung ngay 6 loại thực phẩm giàu protein an toàn dưới đây cho người bệnh tuyến giáp vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khoẻ, cân bằng hoạt động tuyến giáp.
Khó khăn trong tiêu hoá là triệu chứng phổ biến ở những người bệnh tuyến giáp. Tuy vậy, vấn đề khó nói này lại có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ.
Đối với người bệnh suy giáp và suy giáp tự miễn Hashimoto's, hoạt động thiếu hiệu quả của tuyến giáp là nguyên nhân khiến quá trình tiêu hoá chậm lại, nồng độ acid dạ dày thấp, dẫn đến chậm hấp thụ, đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Trong khi đó, người bệnh cường giáp lại thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nôn nao, tiêu chảy, dị ứng lactose do tuyến giáp hoạt động quá mức.
Nhiều trường hợp trong số này chuyển biến thành bệnh lý và phải được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, đối với đa phần, một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện sức khoẻ đường ruột, cải thiện hệ tiêu hoá.
Sữa chua: Cung cấp lợi khuẩn, canxi và nhiều vitamin cần thiết, sữa chua được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất trong chế độ ăn hiện đại. Sữa chua Hy Lạp thường chứa ít lactose hơn, phù hợp với người dị ứng lactose.
Táo: Giàu chất xơ hoà tan pectin, chứa lượng lớn nước và vitamin, táo không chỉ có lợi cho vi khuẩn tốt trong ruột, mà còn cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy.
Chuối: Tương tự như táo, chuối, đặc biệt là chuối xanh, chứa nhiều pectin và kẽm, có lợi có hệ vi khuẩn trong ruột và hỗ trợ tiêu hoá.
Hạt chia: Giàu chất xơ và dễ dàng thêm vào các món ăn hàng ngày, hạt chia giúp cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, giúp hệ tiêu hoá trơn tru hơn.
Ngũ cốc nguyên cám: Chất xơ không hoà tan trong ngũ cốc nguyên cám có tác dụng làm sạch ruột, hạn chế tình trạng táo bón và hỗ trợ lợi khuẩn.
Gừng: Được sử dụng từ lâu như một bài thuốc dân gian hỗ trợ tiêu hoá, sử dụng gừng giúp ngăn cảm giác nôn nao, xoa dịu dạ dày và đẩy nhanh quá trình tiêu hoá.
Được biết đến với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, vitamin C còn là một trong những vi chất cần thiết để có một sức khoẻ toàn diện.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nói chung và chống viêm, trung hoà các gốc tự do trong cơ thể.
Giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
Giảm cholesterol xấu trong máu, giảm acid uric gây bệnh Gout.
Hỗ trợ hấp thụ Sắt lên tới 67%, giảm nguy cơ thiếu máu.
Làm sáng da, bảo vệ da khỏi ô nhiễm và tác động của UV.
Hỗ trợ phục hồi, làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể.
Đối với bệnh nhân tuyến giáp, đặc biệt là bệnh nhân suy giáp tự miễn Hashimoto's, vitamin C được chứng minh có tác dụng cân bằng hormon tuyến giáp, hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.
Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần bổ sung vitamin C từ thực phẩm 75 mg (nữ) và 90 mg (nam) mỗi ngày. Cùng tham khảo những thực phẩm giàu vitamin C dưới đây nhé!
Đối với người bệnh cường giáp, một chế độ ăn ít I-ốt, giàu vitamin và chất xơ có thể hỗ trợ cân bằng hoạt động của tuyến giáp, hỗ trợ tiêu hoá và tăng cường sức khoẻ toàn diện.
Súp lơ: Giàu chất xơ, súp lơ xanh và trắng có tác dụng giảm hấp thụ I-ốt ở tuyến giáp. Giàu vitamin, choline và chất chống oxy hoá, súp lơ bảo vệ tim mạch, hỗ trợ hệ thần kinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch.
Bắp cải: giàu xơ và vitamin C, bắp cải hỗ trợ giảm stress sinh lý, tăng cường sức khoẻ tim mạch và cải thiện tiêu hoá.
Dâu tây: Chứa một lượng đường nhỏ, dâu tây có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, dâu tây chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hoá, giảm nguy cơ mắc ung thư và hỗ trợ tiêu hoá.
Đậu đỏ: Nhờ chứa nhiều xơ và protein, đậu đỏ có khả năng cải thiện hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cân an toàn và hiệu quả.
Đào: Giàu vitamin, đào có không chỉ làm sáng da, tốt cho hệ tiêu hoá mà còn tăng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Trái bơ: Được sử dụng trong cả các món mặn và món ngọt, trái bơ giàu vitamin, chất chống oxy hoá và chất béo lành mạnh, giúp tăng cân an toàn, bảo vệ hệ tim mạch.
Suy giáp là nguyên nhân làm chậm quá trình trao đổi chất, giảm năng lượng tiêu thụ, từ đó dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như tăng cân, tiêu hoá kém, tăng nồng độ cholesterol trong máu,...
Do đó, bên cạnh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người suy giáp cần có một chế độ ăn cân bằng, giàu vitamin với lượng xơ vừa phải, kết hợp vận động thường xuyên.
Cam: Cam không chỉ giàu các loại vitamin C và B1, B9 giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ da và ngăn ngừa các bệnh tim mạch mà còn rắt giàu xơ và nước, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.
Việt quất: Việt quất là vua của siêu thực phẩm. Đặc biệt giàu xơ và vitamin C, K, giàu chất chống oxy-hoá, việt quất có khả năng chống viêm và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, lượng đường rất nhỏ trong việt quất còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.
Cà chua: Là loại rau quả quen thuộc trong chế độ ăn của người Việt, cà chua chứa vitamin A, C, K. Tương tự như cam hay việt quất, cà chua cũng giàu chất chống oxy hoá, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư. Ngoài ra, cà chua chứa Lycopene giúp làm sáng da, bảo vệ da khỏi tác dụng của ánh nắng mặt trời
Rau chân vịt: Giàu chất xơ không hoà tan, rau chân vịt hỗ trợ tiêu hoá và giảm táo bón. Không chỉ vậy, loại rau này còn rất giàu vitamin, Sắt và Canxi, giàu chất chống oxy hoá, giảm stress sinh lý, giảm nguy cơ ung thư. Rau chân vịt được khuyên dùng cho người cao huyết áp.
Ớt chuông: Ớt chuông bổ sung vitamin A, E, C, K, giàu chất chống oxy hoá. Thêm ớt chuông vào bữa ăn hàng ngày có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ thiếu máu.
Người bệnh tuyến giáp thường cần chăm sóc đặc biệt về chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị và duy trì sức khỏe tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com