Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, các loại siêu vi hô hấp, Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumoniae, hóa chất...
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều hơn tổng số ca tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại.
Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới: khoảng 2,9 triệu trẻ/năm, trong đó có 4.000 trẻ tử vong.
Viêm phổi là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, nhiều trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần do nhiều yếu tố:
Giao mùa, thời tiết thay đổi
Môi trường sống ô nhiễm: nước bẩn, khói bụi…
Điều kiện vệ sinh kém
Hít phải khói thuốc lá
Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu kẽm, vitamin A, đề kháng kém
Trẻ có chức năng phổi bị suy yếu
Có dị tật bẩm sinh đường hô hấp
Lạm dụng kháng sinh trong lần điều trị viêm phổi trước đó…
Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ho vừa đến nặng, thường là ho nặng tiếng, nhưng cũng không nhất thiết như vậy.
Thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).
Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).
Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
Thở gắng sức: Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực. Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
Sốt vừa đến sốt cao nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.
Nôn không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy.
Thở rít. Mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.
Nếu trẻ có một vài trong các triệu chứng trên thì nhiều khả năng trẻ đã bị viêm phổi. Vì vậy ba mẹ cần cho con đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ có kế hoạch điều trị kịp thời.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
Nhiễm trùng huyết: Là tình trạng vi khuẩn gây bệnh viêm phổi xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu và sốc biến chứng nhiễm trùng. Biến chứng này rất khó điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và có thể gây tử vong.
Tràn mủ màng phổi: Gây khó khăn trong hô hấp, bạch cầu tăng cao và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Viêm màng não: Gây tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh, đe dọa tính mạng của trẻ.
Hội chứng suy hô hấp cấp: Gây áp xe phổi, viêm phổi mạn tính, suy giảm hệ miễn dịch.
Tràn dịch màng tim, trụy tim: Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn gây tràn dịch màng tim, bóng tim to, trụy tim,…
Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm. Từ đó tác động trực tiếp đến chức năng trao đổi khí và các biến chứng khác có thể xuất hiện.
Cung cấp cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ nhỏ cho bú nhiều lần trong ngày.
Môi trường sống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh hít phải khói bụi và các chất kích thích, không nên dùng tấm trải sàn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.
Giữ ấm cơ thể, thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Cha mẹ có thể thử bằng cách sờ người, chân tay trẻ ấm là được.
Khi trẻ nhỏ mới đi ngủ, bé thường rất nóng nực, đổ mồ hôi. Lúc này hãy lau mồ hôi cho trẻ, bật quạt thoảng gió nhưng cha mẹ nhớ tắt quạt cho con khi trời lạnh về đêm.
Rửa tay thưởng xuyên, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
Khám và điều trị sớm, tích cực các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi để tránh các loại khuẩn xâm nhiễm.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi, đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ.
Đảm bảo dinh dưỡng cân đối, đầy đủ.
Chăm sóc trẻ đúng cách. Giữ ấm đầy đủ. Tiêm ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia.
Viêm phổi ở trẻ em đòi hỏi sự can thiệp và điều trị chuyên sâu từ bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị mà bố mẹ cần biết khi đối mặt với tình trạng này:
Thuốc kháng sinh: Nếu viêm phổi phát sinh do vi khuẩn hoặc viêm phổi hít (là viêm phổi phát sinh do hít phải dị vật như nước bọt, mẩu thức ăn, dịch đờm, dịch vị trào ngược từ miệng hay dạ dày), bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Với viêm phổi nhẹ, bác sĩ có thể kê azithromycin, clarithromycin hoặc erythromycin. Trẻ có thể cần thuốc kháng sinh mạnh hơn nếu có kèm một số bệnh nội khoa như bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
Thuốc kháng virus: Nếu viêm phổi phát sinh do virus, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus, đặc biệt là viêm phổi do cúm hoặc herpes. Các loại thuốc kháng virus có thể được kê đơn bao gồm oseltamivir, zanamivir, peramivir, peramivir…
Thuốc kháng nấm: Nếu viêm phổi phát sinh do nấm, hệ thống miễn dịch bị ức chế hoặc mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có liên quan khác, bác sĩ có thể kê thuốc chống nấm. Những loại thuốc này bao gồm fluconazole, itraconazole, voriconazole…
Thuốc điều trị đường thở: Bác sĩ có thể kê thuốc hít hoặc xông khí dung để làm lỏng chất nhầy trong phổi, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Các loại thuốc điều trị đường thở phổ biến nhất được sử dụng là Ventolin, ProAir hoặc Proventil (albuterol).
Expectorant: Thuốc Bena Expectorant giúp làm giảm chứng khó thở và ho có đờm dày, làm sạch đường dẫn mũi, làm thông thoáng khí quản và làm dịu chứng ho nặng.
Thuốc hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen, ibuprofen, naproxen là nhóm thuốc giúp giảm bớt triệu chứng sốt, đau do viêm phổi. Không cho trẻ uống aspirin do thuốc làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye - chứng bệnh hiếm gặp có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Mặc dù viêm phổi ở trẻ thường được điều trị bằng các thuốc trên, bố mẹ không tự ý mua và cho trẻ sử dụng chúng.
Khi có triệu chứng viêm phổi, bố mẹ cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để trẻ được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phác đồ, bố mẹ nhé!
Quan trọng hơn hết, để phòng ngừa viêm phổi, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi và chủ động chăm sóc sức khỏe cho con bằng chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp 1-2 ly Edally Healthy Meal mỗi ngày cũng như đưa con đi thăm khám khi có dấu hiệu bất thương về hô hấp. Bằng cách này, cha mẹ còn có thể giúp trẻ phòng ngừa cũng như nhận biết tình trạng thể chất toàn diện của trẻ.
Link sản phẩm: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bo-sung-edally-healthy-meal-cookies-cream-taste.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com