Thoái hóa khớp gối mang lại những cơn đau mạn tính gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng do thoái hóa khớp gối sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến sự cải thiện của thoái hóa khớp gối. Vậy bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp gọi là hư khớp.
Khớp có dịch khớp bao bọc ở đầu các khớp để giúp chúng hoạt động trơn tru và cọ xát với nhau dễ dàng. Khi khớp bị tổn thương, số lượng dịch khớp sẽ ngày càng ít đi khiến độ ma sát giữa các khớp tăng lên và làm hao mòn bề mặt sụn khớp, gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 1: Người bệnh không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn xảy ra giữa các thành phần của khớp là không đáng kể.
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2: Đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/ cúi.
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 3: Đau thường xuyên khi đi bộ, chạy, cúi, quỳ, cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng. Hiện tượng sưng khớp sẽ xuất hiện nếu người bệnh cử động liên tục trong thời gian dài.
Thoái hóa khớp gối giai đoạn 4: Rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động.
Do đó việc điều trị thoái hóa khớp gối muốn thành công phải bắt đầu từ giai đoạn sớm, lý tưởng nhất là ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 vì khi đó mức độ hư tổn, thoái hóa chưa quá nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, việc điều trị cũng đòi hỏi phải tác động tận gốc để giải quyết dứt điểm vấn đề, không chỉ mang lại cảm giác giảm đau về mặt tinh thần mà thật sự giảm đau vì sụn khớp phục hồi.
Ngày nay do lối sống không lành mạnh, lười vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học của nhiều người mà thoái hóa khớp gối trở thành bệnh lý phổ biến, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời, gặp khó khăn trong vận động.
Các triệu chứng thông thường của bệnh gồm: đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau khớp gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.
Gối bị biến dạng: thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa, gối thường có hiện tượng sưng to, biến dạng, đau nhức.
Teo cơ, liệt: các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, dần dần chân đứng không vững, cơ có khả năng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt.
Suy giảm chức năng vận động: cứng khớp, teo cơ thời gian gây biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài gây hạn chế vận động, đi lại khó khăn thậm chí phải sử dụng nạng.
Tăng nguy cơ chấn thương gối: thống kê cho thấy những người bị thoái hóa khớp gối có nguy cơ té ngã cao hơn người bình thường 30%, gãy xương cao hơn 20%.
Mất xương: khi tình trạng thoái hóa diễn biến nặng, sụn mất dần dẫn đến mất xương.
Đau nhức dai dẳng.
Tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như: gout, béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư.
Do tuổi tác.
Bị thừa cân.
Di truyền.
Giới tính.
Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại.
Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách.
Lười vận động.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn uống kém có thể làm tăng tình trạng thoái hóa do làm tăng enzyme phá hủy collagen và các protein có tác dụng duy trì mô.
Người thoái hóa khớp gối nên ăn những thứ cung cấp các axit béo thiết yếu, chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giảm đau và giúp mô khỏe mạnh và hình thành xương.
Rau tươi (tất cả các loại).
Trái cây ăn mỗi ngày đem lại lợi ích tốt cho hầu hết mọi người.
Các loại thảo mộc, gia vị và trà: Nghệ, gừng, húng quế, húng tây,… cộng với trà xanh và cà phê hữu cơ điều độ cũng đem lại lợi ích không nhỏ.
Thực phẩm probiotics như sữa chua, sữa chua uống,…
Cá tự nhiên, trứng và thịt được nuôi hữu cơ: Chứa hàm lượng acid béo omega-3 và vitamin D cao hơn so với các giống nuôi thường. Các nguồn protein, chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, selen và vitamin B, vitamin D đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp, vì vậy việc bổ sung thêm sữa tươi là điều vô cùng hữu ích.
Chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu ôliu nguyên chất, các loại hạt.
Các loại ngũ cốc và các loại đậu nguyên chất chưa qua tinh chế.
Nước xương: Chứa collagen giúp duy trì các khớp khỏe mạnh.
Nếu bạn bị thoái hóa khớp gối, đôi khi bạn có thể bị đau nặng. Mặc dù không có chế độ ăn uống có thể chữa khỏi thoái hóa khớp gối hoàn toàn, nhưng tránh 8 loại thực phẩm gây viêm đau và giảm bảo vệ tự nhiên của cơ thể sẽ giúp cải thiện bệnh rõ rệt.
Thực phẩm chiên, bao gồm thịt chiên và khoai tây chiên, không được khuyến cáo cho những người bị thoái hóa khớp gối.
Loại bỏ các loại thực phẩm chiên giúp giảm viêm khớp trong khi tăng hiệu quả phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
Thay thế các loại thực phẩm chiên với trái cây tươi và rau nấu chín hoặc chưa nấu chín.
Thịt đỏ cung cấp protein cho cơ thể, nhưng hầu hết người lớn không cần thịt đỏ để có được lượng protein được khuyến cáo hàng ngày.
Những người bị viêm khớp nên lựa chọn các loại thực phẩm ít béo, như cá, đậu và các loại hạt.
Khi nấu thịt, tránh chiên hoặc nướng.
Một chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate làm tăng sản phẩm cuối cùng của glycation tiên tiến trong cơ thể và làm tổn thương các protein trong cơ thể của bạn và gây viêm.
Chất bảo quản có nhiều trong đồ hộp, đồ ăn sẵn sẽ tác động xấu lên tình trạng thoái hóa khớp gối.
Chúng phục vụ để kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, nhưng có thể làm tăng đau và viêm ở các khớp.
Những người mắc bệnh viêm khớp nên luôn cảnh giác với những gì có trên kệ hàng hóa.
Việc tiêu thụ rượu với số lượng lớn là rất có hại cho những người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp hoặc bệnh gút.
Tiêu thụ rượu trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề về khớp, bao gồm viêm khớp, đồng thời làm nặng thêm các triệu chứng hiện có.
Tránh một số loại dầu như dầu ngô và dầu cọ.
Việc sử dụng các loại dầu này trong nấu ăn có thể làm tăng đáng kể tình trạng viêm ở các khớp vì hàm lượng axit béo omega-6 cao.
Để chống lại tác động của dầu ngô, thay thế bằng dầu cá. Omega-3 có tác dụng ngược lại và có thể giảm đau do viêm khớp dạng thấp.
Tránh hút thuốc. Thuốc lá sẽ kích hoạt một số loại viêm khớp, gây ra sự suy giảm trầm trọng hơn cho người hút thuốc đã bị thoái hóa khớp.
Thật khó để biết chính xác lượng muối trong thực phẩm bạn mua ở siêu thị. Người bị thoái hóa khớp gối, viêm khớp nên cảnh giác.
Muối có thể làm tăng viêm khớp, do đó dẫn đến đau lớn hơn.
Hãy thận trọng vì nhiều công ty đang gia tăng hàm lượng muối trong các sản phẩm của họ để kéo dài hạn sử dụng của sản phẩm.
Chủ động kiểm soát lượng muối trong chế độ ăn là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe.
Người thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống cũng cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép, tránh thừa cân. Vì thừa cân sẽ làm tăng gánh nặng lên khớp gối. Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung thêm nhiều bài tập thể dục phù hợp với trọng lượng cơ thể và mức độ tổn thương của khớp gối cũng như bổ sung các loại Thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp, giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp như Collagen, Glucosamine.
Tham khảo sản phẩm Collagen: https://edallyhanquoc.vn/nuoc-uong-collagen-edally-beauty-super-collagen-edally.html
Tham khảo sản phẩm Glucosamine: https://edallyhanquoc.vn/glucosamine-edally-bh-han-quoc.html
Tham khảo bữa ăn dinh dưỡng lành mạnh: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bo-sung-edally-healthy-meal-cookies-cream-taste.html
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com