Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường tập trung nhiều vào sức khỏe thể chất mà quên mất về sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, tâm trạng của chúng ta có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch. Cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trầm cảm và bệnh lý tim mạch là hai vấn đề sức khỏe quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ giữa trầm cảm và bệnh lý tim mạch, cũng như tại sao sức khỏe tinh thần cũng cần được chăm sóc và quan tâm đến.
Từ những năm 1960, các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm gia tăng ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là sau nhồi máu cơ tim (15%) hoặc suy tim (>20%).
Trầm cảm là một tình trạng tinh thần phổ biến, có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác. Cảm giác buồn rầu, thiếu hứng thú và mất ngủ thường xuyên có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm bệnh lý tim mạch.
Khi bạn mắc trầm cảm, cơ thể sản xuất nhiều hormone căng thẳng, chẳng hạn như cortisol, gây ra sự căng thẳng và tăng áp lực đối với hệ tim mạch. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, như tăng huyết áp, cường độ cơn đau thắt ngực, và tăng cơ hội xảy ra cơn đau tim.
Trầm cảm sẽ gây thay đổi hành vi, lối sống bệnh nhân: ăn uống nhiều hơn, hút thuốc, ít vận động, ít tuân thủ điều trị - làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Ngược lại, bệnh lý tim mạch cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh. Sự lo lắng và sợ hãi có thể xuất hiện khi bạn phải đối mặt với nguy cơ tim mạch và phải điều trị bệnh lý này. Cảm giác không an toàn và tự tin giảm cũng là một phần của bệnh lý tim mạch.
Các bệnh lý tim mạch cũng khiến bệnh nhân giảm khả năng gắng sức, giảm vận động, trở nên phụ thuộc, lo lắng, tốn chi phí điều trị. Điều này góp phần khiến bệnh nhân mệt mỏi, xuống tinh thần hay trầm cảm.
Trầm cảm có nhiều mức độ và đôi lúc kín đáo, do đó cần sự quan sát và trò chuyện từ người thân, nhân viên y tế để giúp bộc lộ những suy nghĩ, lo lắng của bệnh nhân. Các triệu chứng thường gặp khi bị trầm cảm là: cảm giác trầm buồn, mất quan tâm thích thú trong các hoạt động, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung.
Để duy trì sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân trầm cảm và tim mạch, cần có sự cân nhắc giữa sức khỏe thể chất và tinh thần.
Phục hồi chức năng tim mạch: các bài tập thể dục phù hợp khả năng giúp bệnh nhân tăng khả năng gắng sức, tăng vận động, giảm mức độ phụ thuộc.
Liệu pháp trò chuyện: người thân, nhân viên y tế thường xuyên có những buổi nói chuyện, lắng nghe, giúp bệnh nhân giải tỏa những lo lắng.
Điều trị thuốc: khám phối hợp chuyên khoa tâm thần - tim mạch để chẩn đoán và sử dụng thuốc chống trầm cảm an toàn.
Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Người bệnh tim mạch và trầm cảm nên bổ sung các loại Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng ích huyết, định thần, ích trí như: Hồng sâm, Hắc sâm, Tinh dầu thông đỏ và Đông trùng hạ thảo…
Nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm, cần theo dõi việc dùng thuốc, sinh hoạt của bệnh nhân và thảo luận cùng bác sĩ.
Khi phát hiện bệnh nhân dùng quá liều thuốc, ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Mang theo toàn bộ vỏ thuốc, toa thuốc bệnh nhân đã sử dụng. Điều này giúp các bác sĩ định hướng được nguyên nhân, độ nặng và tiên lượng.
Con người là thể thống nhất, khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần thì chất lượng cuộc sống mới được nâng cao. Hãy quan tâm, lắng nghe người thân bên cạnh mình nhé.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý hãy liên hệ tới edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com