Hotline

0902158663
MENU
0
19/03/2024 - 3:35 PMedallyhanquoc.vn 512 Lượt xem

Các bạn đã từng trải nghiệm sản phẩm Mỹ phẩm chứa vitamin C chưa? Nếu đã sử dụng, bạn sử dụng nồng độ vitamin C bao nhiêu %? Kết quả thế nào sau một thời gian sử dụng?

Bài viết hôm nay mình muốn giới thiệu tất tần tật về vitamin C. Hy vọng mọi người có thể hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của hoạt chất này. Hơn nữa có thể tìm sản phẩm phù hợp với làn da của mình.

Vitamin C - Lịch sử của loại vitamin “đa năng” và tầm quan trọng to lớn của nó đối với sức khỏe và làn da chúng ta

Vitamin C - Lịch sử của loại vitamin “đa năng” và tầm quan trọng to lớn của nó đối với sức khỏe và làn da chúng ta

1. Lịch sử của vitamin C

Từ thế kỷ 15 - 18, các cường quốc châu Âu đẩy mạnh việc khai phá các vùng đất mới trên thế giới bằng đường biển. Các đội quân khai phá phải lênh đênh trên biển nhiều tháng có khi nhiều năm liền. Trong suốt cuộc hành trình, số lượng thủy thủ bỏ mạng đến hàng nghìn người. Tất cả đều có triệu chứng chảy máu nướu, rụng răng và teo cơ. Căn bệnh được đặt tên “Scorbut”.

Giữa thế kỷ 18 bác sỹ James Lind đã tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng sợ này. Ông cho rằng các thủy thủ bị thiếu trầm trọng chất cần thiết có trong rau củ. Ngay lâp tức các tàu biển được chất đầy rau củ, chanh và không ai bỏ mạng kể từ đó.

Đến đầu thế kỷ 20 bác sỹ Albert Szent Gyorgyi (người Hungary) mới xác định sự thiếu hụt vitamin C là nguyên nhân của hàng nghìn thủy thủ.

2. Đặc điểm của vitamin C

Vitamin C hay axit ascorbic là một trong những vitamin cần thiết mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được.

Vitamin C có tính chống oxy hóa mạnh, tan trong nước.

Kém bền vững với không khí, ánh sáng và nhiệt độ.

Một số loại rau củ quả chứa hàm lượng vitamin C cao.

Các loại hoa quả, rau củ chứa nhiều vitamin C thường dễ bị oxy hóa nên khâu bảo quản thực phẩm cực kỳ quan trọng. Thực phẩm phải để ngăn mát và sử dụng sớm nhất có thể. Nên chế biến thực phẩm ở thời gian vừa đủ, ưu tiên phương pháp hấp để giữ hàm lượng vitamin, tránh làm nóng thực phẩm nhiều lần.

3. Vai trò của vitamin C đối với cơ thể

Vitamin C đóng vai trò bảo vệ hệ miễn dịch, can thiệp vào quá trình hoạt động và tái tạo của một vài tế bào bạch cầu.

Rất nhiều nghiên cứu được thử nghiệm, phân tích trong nhiều năm qua chứng minh việc nạp 250 - 1000mg vitamin C một ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh cúm mùa cũng như giảm thời gian bị bệnh khoảng 50%. Khi cơ thể bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày hệ miễn dịch được ổn định đồng thời ức chế sự tấn công của virus. Mọi người lưu ý giảm nguy cơ không có nghĩa là kháng virus 100%.

Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C tích cực trung hòa các gốc tự do (free radical/radical libre) - tác nhân gây lão hóa, ung thư. 

Nhà hóa học Linus Pauling và cộng sự của ông bác sỹ Dr.Rath đã đưa ra nhận định sau nhiều năm nghiên cứu về vitamin C rằng hoạt chất này có khả năng ổn định các mô liên kết từ đó hạn chế sự di căn của tế bào ung thư. Khi các mô liên kết bền vững, mạng lưới sợi collagen kẹp chặt tế bào mang mầm bệnh khiến chúng không thể phát triển.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng áp thành động mạch, tai biến mạch máu não và các hiện tượng xuất huyết.

Theo thời gian, tuổi tác quá trình chuyển hóa cholesterol, triglyceride (chất béo được đưa vào cơ thể tồn tại dưới dạng triglyceride) của cơ thể kém dần. Chất béo bị tích tụ ở thành mạch lâu gây cản trở quá trình vận chuyển, trao đổi máu, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

Năm 2015 một số nhà nghiên cứu của trường đại học Colorado Mỹ đã chứng minh hiệu quả vitamin C đối với các bệnh tim mạch. Nghiên cứu được thử nghiệm trên 35 người bị thừa cân hoặc béo phì. Hằng ngày họ được bổ sung khoảng 500mg vitamin C/ngày. Sau 3 tháng tình trạng co hẹp mạch giảm đáng kể.

Ngoài ra một số tài liệu đề cập đến tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer của vitamin C nhờ việc trung hòa gốc tự do gây hại cho não bộ.

Vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, tái tạo vitamin E, Glutathion (làm sáng trắng da) và một số các phân tử khác trong việc bảo vệ tế bào.

4. Vai trò của vitamin C đối với làn da

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng đối với làn da và có nhiều ảnh hưởng tích cực, cụ thể:

4.1. Vitamin C có tác dụng tăng sinh collagen:

Vitamin C ổn định các mô liên kết, đây là điều kiện đủ và cần để Fibroblast sản sinh collagen cũng như collagen tạo mạng lưới đan xen bền vững ở tầng trung bì. 

4.2. Vitamin C có tác dụng làm sáng da:

Vitamin C cản trở quá trình hình thành các túi hắc sắc tố (melanosome) và quá trình melanin được chuyển vào tế bào sừng Keratinocyte nhờ hoạt động ức chế mạnh mẽ enzyme Tyrosinase (Nếu mọi người chưa biết về enzyme có thể xem lại bài viết sự hình thành màu da của mình nhé).

4.3. Vitamin C có tác dụng chống lão hóa:

Như đã đề cập ở phần trên, vitamin C trung hòa các gốc tự do làm chậm tốc độ lão hóa của làn da.

5. Ứng dụng của Vitamin C trong mỹ phẩm

Vitamin C được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với nhiều ứng dụng khác nhau nhờ vào các tính chất làm đẹp và bảo vệ da của nó:

5.1. Nhược điểm của Vitamin C trong mỹ phẩm:

Mặc dù là một chất chống oxy hóa mạnh nhưng vitamin C dễ dàng oxy hóa với các yếu tố bên ngoài (ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng). Khi bị oxy hóa, cấu trúc của C bị gãy khiến cho sản phẩm không đảm bảo được hiệu quả như mong muốn.

Theo nhiều nghiên cứu vitamin C hoạt động hiệu quả nhất trên da với nồng độ từ 12 - 20% (pH < 3.5). Tuy nhiên nồng độ axit cao da gặp nguy cơ kích ứng cao. Nếu sản phẩm được đẩy độ pH axit ascorbic khó thấm thấu vào da.

Khó bảo quản sản phẩm, thời gian sử dụng ngắn.

5.2. Các dạng thức của vitamin C trong mỹ phẩm:

Có hai dạng thức của vitamin C trong mỹ phẩm phổ biến hiện nay là:

Vitamin C nguyên chất: L - ascorbic

Phái sinh vitamin C: Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP)/ Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP) được chứng minh hiệu quả giống vitamin C nguyên chất, ổn định hơn và hạn chế kích ứng da.

5.3. Một số dạng thức khác của vitamin C trong mỹ phẩm:

Tetrahexyldecyl ascorbate: dạng ester của axit ascorbic, hoạt động ổn định, tan trong dầu, ít gây kích ứng (thường thấy trong các sản phẩm kem dưỡng).

Ascorbyl glucoside: trong sản phẩm dưỡng da dạng gel.

Ascorbyl tetraisopalmitate, ascorbyl palmitate, ethyl ascorbic acid…

5.4. Những lưu ý khi sử dụng vitamin C (mỹ phẩm):

Sử dụng vitamin C kết hợp kem chống nắng vào buổi sáng khả năng chống lão hóa hiệu quả hơn.

Nếu sử dụng vitamin C nồng độ cao, khuyến cáo không nên kết hợp với các hoạt chất treatment mạnh để hạn chế nguy cơ kích ứng (Tretinoin, Retinol, Hydroquinone…).

Trong công thức sản phẩm, khi vitamin C được kết hợp với vitamin E hoặc axit ferulic sẽ giúp C bền vững và tăng khả năng chống lão hóa vượt trội => nếu bạn muốn đầu tư vitamin C dạng bôi công thức này đáng rút ví quăng tiền nha.

Lựa chọn mua các sản phẩm chứa vitamin C (nồng độ cao) lượng nhỏ (ví dụ: 15ml hoặc 30ml) vì C oxy hóa nhanh.

Bao bì sản phẩm nên chọn loại là lọ thủy tinh, tối màu.

Bảo quản nơi thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.

Tác dụng của vitamin C đối với làn da

Tác dụng của vitamin C đối với làn da

6. Cách bổ sung vitamin C cho cơ thể và làn da

Bổ sung vitamin C cho cơ thể và làn da là một cách quan trọng để duy trì sức khỏe và sự trẻ trung của da. Dưới đây là một số cách và liểu lượng bổ sung vitamin C:

6.1. Liều lượng bổ sung vitamin C:

Lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày phụ thuộc vào từng lứa tuổi. Tuổi càng cao, lượng C phải bổ sung càng tăng. Một số bạn hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên lượng vitamin cần nạp mỗi ngày cũng nhỉnh hơn. Dưới đây mình để một vài số liệu tham khảo lượng vitamin C cần bổ sung theo độ tuổi.

  • Trẻ sơ sinh: 50mg/ngày

  • Từ 1 đến 3 tuổi: 60mg

  • Từ 4 đến 6 tuổi: 75mg

  • Từ 7 đến 9 tuổi: 90mg

  • Từ 10 đến 12 tuổi: 100mg

  • Phụ nữ mang thai: 120mg

  • Phụ nữ cho con bú: 130mg

Một người trưởng thành không mắc các bệnh lý đặc biệt được hoàn toàn có thể bổ sung khoảng 1000mg vitamin C/ngày.

6.2. Thừa vitamin C dẫn đến các bệnh lý gì?

Trong các tài liệu, bài giảng mình tham khảo khi cơ thể thừa lượng vitamin C cần thiết sẽ có nguy cơ mắc bệnh bệnh dạ dày, tiêu chảy và sỏi thận. Quy tắc bất di bất dịch bổ sung đủ không thừa, không thiếu nha mọi người.

7. Nên bổ sung vitamin C theo đường uống hay đường bôi?

Câu hỏi này mình sẽ giải đáp theo trải nghiệm cá nhân một chút. Bản tính hậu đậu, não cá nhớ nhớ quên quên nên mình khá ngại dùng vitamin C. Từng thử một vài sản phẩm vitamin C, dù bảo quản kỹ mấy một thời gian ngắn sản phẩm vẫn oxy hóa ngả vàng. Nếu vitamin C đã oxy hóa sản phẩm không giữ được hiệu quả như ban đầu. 

Để giải quyết vấn đề nan giải này mình quyết định bổ sung vitamin C qua đường uống khoảng hai năm nay. Những hiệu quả rõ rệt mình thấy: cơ thể đỡ mệt mỏi, làm việc tập trung hơn, da sáng đều màu, nếu có ngứa tay bóp mụn vết thâm bay khá nhanh.

Mình đã đặt câu hỏi tương tự cho thầy giáo Hóa Sinh. Ông giải đáp “vitamin C đường uống đi qua dạ dày hấp thụ vào mạch máu nhanh hơn. Điều này các sản phẩm vitamin C đường bôi hạn chế hơn rất nhiều. Khi vitamin C được thẩm thấu sẽ làm các mạch chắc khỏe là cột trụ vững chắc để collagen bám vào, phát triển, nâng đỡ cấu trúc da. Vì vậy, vitamin C đường uống hiệu quả, ít tốn kém hơn”. Đây là kết luận có cơ sở khoa học của người có thâm niên trong nghiên cứu, điều chế mỹ phẩm nên mọi người có thể tin tưởng.

Vitamin C - Lựa chọn nào tốt nhất cho cơ thể và làn da?

Vitamin C - Lựa chọn nào tốt nhất cho cơ thể và làn da?

Tham khảo thêm: https://edallyhanquoc.vn/cach-phan-biet-vitamin-c-tot-cho-da-nam-neu-muon-tri-nam.html

Tài liệu tham khảo về vitamin C:

  1. https://www.topsante.com/.../la-vitamine-c-reduirait-le...

  2. https://www.doctissimo.fr/.../vitamines.../vitamine_c.htm

  3. https://www.dr-rath-health-alliance.org/.../vitamine-c-l.../

  4. https://www.doctissimo.fr/html/nutrition/vitamines_mineraux/vitamine_c.htm

Sản phẩm tham khảo: https://edallyhanquoc.vn/mat-na-duong-trang-chuyen-sau-vitamin-c-the-nature-book-han-quoc.html

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia.

Tin liên quan

Cảnh Giác Với Các Bệnh Lý Lây Nhiễm Trong Mùa Mưa Để Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe Cảnh Giác Với Các Bệnh Lý Lây Nhiễm Trong Mùa Mưa Để Chủ Động Bảo Vệ Sức Khỏe
Mùa mưa không chỉ mang lại không khí dịu mát sau những ngày nắng gắt, mà còn là thời điểm các bệnh lý lây nhiễm bùng phát mạnh do điều kiện môi trường ẩm...
Cách Kiểm Soát Tăng Huyết Áp Hiệu Quả Tại Nhà Cách Kiểm Soát Tăng Huyết Áp Hiệu Quả Tại Nhà
Bạn có thể thấy mình khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, không triệu chứng - nhưng huyết áp có thể đang âm thầm tăng cao.
Tăng Huyết Áp Ẩn Giấu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Tăng Huyết Áp Ẩn Giấu Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Không ít người cho rằng huyết áp của mình bình thường, chỉ vì khi đo tại nhà không thấy cao. Thế nhưng, Tăng huyết áp ẩn giấu - một căn bệnh âm thầm không...
Rối Loạn Lipid Máu: Bản Chất, Nguy Cơ Và Hướng Xử Trí Ban Đầu Rối Loạn Lipid Máu: Bản Chất, Nguy Cơ Và Hướng Xử Trí Ban Đầu
Rối loạn lipid máu còn được gọi là rối loạn mỡ máu là tên của một bệnh lý mà dân gian thường gọi là cao mỡ trong máu hoặc dư mỡ trong máu.
Lipid Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Lipid Máu Trong Cơ Thể? Lipid Là Gì Và Mức Độ Nguy Hiểm Của Rối Loạn Lipid Máu Trong Cơ Thể?
Bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển...
Dày Thất Trái - Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Ít Người Biết Dày Thất Trái - Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhưng Ít Người Biết
Phì đại tâm thất ở tim, trong đó dày thất trái được coi như một mối nguy thường trực đối với sức khỏe tim mạch của người bệnh tăng huyết áp.
Phân Biệt Cường Giáp Và Suy Giáp Dễ Hiểu, Dễ Nhớ Có Thể Bạn Chưa Biết Phân Biệt Cường Giáp Và Suy Giáp Dễ Hiểu, Dễ Nhớ Có Thể Bạn Chưa Biết
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở trước và chính giữa cổ. Tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn...
Tips Cấp Cứu Làn Da Bị Bỏng Nắng Khi Đi Du Lịch Tips Cấp Cứu Làn Da Bị Bỏng Nắng Khi Đi Du Lịch
Mùa du lịch với những ngày nắng như đổ lửa, đừng để những chuyến du lịch vui vẻ phải đánh đổi bằng làn da bị bỏng nắng nghiêm trọng.
Biến Chứng Tiểu Đường Nguy Hiểm Như Thế Nào? Biến Chứng Tiểu Đường Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa rất phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống và môi trường hiện đại....
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Trong Khám Sức Khỏe Tổng Quát Là Gì? Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Trong Khám Sức Khỏe Tổng Quát Là Gì?
Chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm...

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm

Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa? Làm Thế Nào Để Hồi Sinh Làn Da Lão Hóa?
Lão hóa da là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng bạn có thể làm chậm và cải thiện tình trạng này bằng các biện pháp chăm sóc da đúng cách.

Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám? Tại Sao Phải Trẻ Hóa Màng Đáy Trong Điều Trị Nám?
Tăng sắc tố da, bao gồm nám, tàn nhang và đốm đồi mồi, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các phương pháp điều trị hiện tại thường...

Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da Lợi Khuẩn Và Vai Trò Đối Với Hàng Rào Bảo Vệ Da
Hàng rào sinh học là lớp phòng thủ đầu tiên của hàng rào bảo vệ da. Đây là một quần thể các vi sinh vật sinh sống trên da bao gồm lợi khuẩn, hại khuẩn, nấm,......

Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe? Cường Giáp Nên Kiêng Ăn Gì Và Lưu Ý Gì Về Chế Độ Ăn Để Phục Hồi Sức Khỏe?
Hormone tuyến giáp duy trì sức khỏe tốt bằng cách giữ cho cơ thể hoạt động bình thường bằng cách điều chỉnh mức năng lượng, sự trao đổi chất, nhiệt độ...

Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào? Suy Dinh Dưỡng Ở Người Trưởng Thành Khắc Phục Như Thế Nào?
Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là một tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém và nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào? Căng Thẳng, Stress Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Sinh Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Theo thống kê, có khoảng 10% - 15% phụ nữ sẽ bị trầm cảm, căng thẳng, stress khi mang thai hoặc sau khi sinh, dấu hiệu bà bầu bị stress thường là tâm trạng thất...

© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH. Thiết kế bởi hpsoft.vn
Gọi ngay: 0902158663
messenger icon zalo icon