Do vậy, bên cạnh các tư vấn và hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe từ bệnh viện, phòng khám và các chuyên gia y tế uy tín, bản thân chúng ta cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản để có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn kế hoạch phòng ngừa sức khỏe tốt nhất cho chính mình.
Để đánh giá được tình trạng sức khỏe, chúng ta được khuyến cao nên thực hiện Khám tổng quát tại phòng khám hay bệnh viện uy tín. Khám sức khỏe tổng quát sẽ bao gồm các hạng mục chính như sau: Xét nghiệm máu kết hợp cùng với các Chẩn đoán hình ảnh, và quan trọng nhất là Khám và tư vấn với bác sĩ nội tổng quát.
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến Xét nghiệm máu - một phần trong quá trình kiểm tra sức khỏe, và những thông tin mà xét nghiệm máu có thể đem lại và nội dung đã được tham vấn y khoa bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát.
Theo chia sẻ từ chuyên gia, các tế bào máu của bạn tái tạo mỗi 120 ngày và điều này có nghĩa là bạn có thể nhận thấy sự cải thiện nhanh chóng khi thay đổi chế độ sinh hoạt tốt hơn.
Xác định các thành phần của máu, từ đó gợi ý chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu hay cảnh báo sớm các bệnh lý viêm nhiễm khác.
Hồng cầu (RBC - Red Blood Cell): Đo lường số lượng hồng cầu trong máu, giúp phát hiện các tình trạng thiếu máu. Liên quan đến thiếu máu, các chỉ số sau đây cũng giúp đánh giá rõ hơn về mức độ thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu: Hemoglobin (Hb): Đo lượng hemoglobin trong máu, Hematocrit (Hct): Đo tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong máu, MCV, MCH, MCHC: đánh giá thể tích trung bình hồng cầu, lượng Hemoglobin trung bình, nồng độ Hemoglobin trung bình.
Bạch cầu (WBC - White Blood Cell): Đo lường số lượng bạch cầu, giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý về miễn dịch hoặc các rối loạn huyết học.
Tiểu cầu (Platelet): Đo lường số lượng tiểu cầu, giúp đánh giá một phần về tình trạng đông máu và phát hiện các rối loạn liên quan đến tiểu cầu.
Theo thống kê có khoảng 150.000 người tử vong vì bệnh tim, đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng nặng nề nhất. Khoảng 41% số ca tử vong là do nhồi máu cơ tim.
Không phải tất cả các loại Cholesterol đều nguy hiểm.
Một số loại, như HDL- Cholesterol, có thể vào vai “người hùng” giúp đỡ cho bạn
Thực phẩm thúc đẩy sản xuất HDL: Yến mạch, cá, các loại hạt
LDL - Cholesterol "xấu": Tăng khi nạp nhiều các thực phẩm: Phô mai, thức ăn chiên, thực phẩm có chỉ số đường cao
Một dạng mỡ trong cơ thể có liên quan đến bệnh tim và tiểu đường. Triglycerides có thể tăng do: Béo phì, hút thuốc, sử dụng rượu bia, chế độ ăn giàu carbonhydrate.
Tuy nhiên, HDL, LDL chưa phải là tất cả. 50% bệnh nhân tim mạch có mức HDL và LDL bình thường. Việc phân tích các thành phần nhỏ hơn của LDL như Apo B và Lp(a) có thể cung cấp nhiều thông tin giá trị về nguy cơ tim mạch của bạn. Apo-B, thường không nằm trong bộ xét nghiệm mỡ máu tiêu chuẩn, đã được chứng minh có liên quan đến tình trạng cholesterol xấu trong máu. Chỉ số Apo-B cao có thể gợi ý nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Lp(a) giúp gợi ý nguy cơ tăng mỡ máu có liên quan đến yếu tố di truyền. Xét nghiệm này có thể giúp tầm soát sớm tình trạng tăng mỡ máu di truyền, giúp đánh giá được nguy cơ tim mạch tiềm ẩn trong gia đình.
Chế độ ăn nhiều bột đường kèm thói quen lười vận động dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường ngày càng tăng và trẻ hóa.
Glucose máu bất kỳ.
Đường máu lúc đói (khi nhịn đói 6 - 8 giờ).
Đo mức đường trung bình (HbA1C) trong 3 tháng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp Glucose và xét nghiệm vào các thời điểm 1 giờ, 2 giờ sau đó để chẩn đoán bệnh.
Dựa vào mức đường huyết, chúng ta có thể điều chỉnh chế độ ăn và thói quen sinh hoạt bên cạnh điều trị thuốc (nếu có), giúp phòng ngừa bệnh cũng như giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường.
ALT (Alanine Aminotransferase) và AST (Aspartate Aminotransferase): Đo lường nồng độ các enzyme này để đánh giá tình trạng viêm hoặc tổn thương gan. GGT (Gamma Glutamyltranferase) thường tăng khi có tình trạng dung nạp chất cồn hoặc sử dụng thuốc thường xuyên. ALT, AST, GGT là 3 chỉ số thường được bác sĩ chỉ định để đánh giá ban đầu về tình trạng của gan.
Ngoài ra, để đánh giá toàn diện chức năng gan, các chỉ số các cũng được bác sĩ chỉ định nếu cần thiết như: Bilirubin, Albumin, Protein toàn phần, các yếu tố đông máu do gan tổng hợp…
Đánh giá chức năng thận ban đầu thường bao gồm xét nghiệm Urea và Creatinin, từ đó có thể đo được độ lọc cầu thận ước tính (eGFR), giúp gợi ý các suy giảm chức năng thận nếu có. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như đạm niệu 24 giờ, protein toàn phần, ion đồ, siêu âm bụng…
Các bệnh lý tuyến giáp có thể bị bỏ sót nếu không được chỉ định xét nghiệm khi nghi ngờ có triệu chứng. Các xét nghiệm thường được chỉ định bao gồm TSH, FT3, FT4. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu như Tg, TPO, TgAb…
Suy giáp, một tình trạng khi mà tuyến giáp sản xuất quá ít hormone tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất. Suy giáp gây tăng cân, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ lạnh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, suy giáp gây tăng mức Cholesterol do cơ thể giảm khả năng chuyển hóa năng lượng.
Ngược lại với suy giáp, cường giáp do hoạt động quá mức của hormone tuyến giáp, làm tăng quá trình trao đổi chất. Cường giáp gây sụt cân, tăng nhịp tim, ra nhiều mồ hôi, run tay chân. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, cường giáp nặng có thể dẫn đến cơn bão giáp làm tăng nguy cơ tử vong.
Xét nghiệm máu có thể phát hiện tình trạng tăng Acid Uric, gợi ý nguy cơ mắc bệnh Gút, một tình trạng bệnh lý gây sưng nóng đỏ đau các khớp nhỏ, thậm chí gây biến dạng khớp do lắng đọng urat.
Acid uric thường tăng ở người có chế độ ăn nhiều đạm, thường sử dụng rượu bia và ít vận động.
Xét nghiệm máu cũng giúp tầm soát sớm tình trạng nhiễm các virus viêm gan, thường nhất là tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C
Đây là các virus có thể dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và thậm chí ung thư gan.
Từ các xét nghiệm này, bác sĩ có thể tư vấn tiêm ngừa vaccine (đối với viêm gan, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, cũng như chỉ định điều trị nếu cần.
Như vậy, việc xét nghiệm máu góp phần phát hiện sớm một số loại bệnh hoặc đưa ra những cảnh báo về các bệnh có thể mắc phải trong thời gian tới, kết hợp với hạng mục Chẩn đoán hình ảnh, là cơ sở để đội ngũ bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chăm sóc đặc biệt cho từng khách hàng, phù hợp với tiền sử bệnh, lối sống và mức độ đáp ứng trị liệu đặc trưng.
Theo ý kiến các chuyên gia y tế, nhìn chung, mỗi người khỏe mạnh cần thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 - 12 tháng/lần. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng cá nhân, các bác sĩ có thể chỉ định lịch kiểm tra thường xuyên hơn hoặc thưa hơn.
Vì vậy, bạn hãy thực hiện chăm sóc sức khỏe định kỳ và theo dõi chỉ số xét nghiệm quan trọng, đặc biệt là bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính hãng như: Tinh dầu thông đỏ, Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Hắc sâm và Omega-3...
Tham khảo thêm các sản phẩm tại: https://edallyhanquoc.vn/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-edally-bh-han-quoc.html
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như chính sách đại lý xin vui lòng liên hệ edallyhanquoc.vn qua Hotline/Zalo: 0902.158.663 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Chia sẻ bài viết:
건강미인의 에너지 비법
TRUNG TÂM TINH DẦU THÔNG ĐỎ HÀN QUỐC EDALLY BH
BT 09 - KĐT Resco, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phố Tăng, Đông Hưng, Thái Bình, Việt Nam
0902.158.663 / 0908.062.668
edallyhq@gmail.com